Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khái quát hệ thống kế toán mỹ chương 2
MIỄN PHÍ
Số trang
40
Kích thước
684.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1782

Khái quát hệ thống kế toán mỹ chương 2

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CHƯƠNG II

KHÁI QUÁT HỆ THỐNG KẾ TOÁN MỸ

Mục đich của chương 2: giúp cho sinh viên nắm được một số vấn đề sau:

+ Nguyên tắc xây dựng chế độ kế toán Mỹ

+ Đặc điểm của kế toán Mỹ

+ Một số nghiệp vụ kế toán trong kế toán Mỹ

Số tiết: 15 tiết (10 tiết giảng lý thuyết và 5 tiết thảo luận, sửa bài tập)

2.1 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN MỸ

Theo AAA (American Accounting Association – Hiệp hội kế toán Mỹ) : “Kế toán là quá

trình nhận biết, đo lường và truyền đạt thông tin kinh tế cho phép người sử dụng thông tin đánh

giá và đưa ra quyết định kinh doanh”. Những thông tin này được diễn đạt bằng đơn vị tiền tệ. Bởi

vậy kế toán là quá trình đo lường và truyền đạt những thông tin về quá trình hoạt động kinh

doanh của các đơn vị kinh doanh, những tổ chức phi lợi nhuận bằng đơn vị tiền tệ. Từ đó, kế toán

giúp những người sử dụng thông tin có thể đánh giá và đưa ra được những quyết định phù hợp.

Kế toán có các chức năng chính sau:

+ Kế toán viên quan sát các hoạt động, nhận biết và đo lường các sự kiện và các quá

trình kinh tế bằng thước đo giá trị. Các sự kiện và quá trình kinh doanh được thể hiện qua các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép lại và sau đó phân loại theo các nhóm

và cuối cùng được tổng hợp theo từng đối tượng.

+ Lập các báo cáo kế toán tài chính và các báo cáo quản trị nhằm cung cấp thông tin cho

các đối tượng quan tâm. Thông thường các kế toán viên phải diễn giải các báo cáo kê toán. Sự

diễn giải này còn bao gồm cả việc so sánh quá trình hoạt động của doanh nghiệp với các năm

trước và các doanh nghiệp khác.

Các điểm cần lưu ý đối với thông tin kế toán.

Thứ nhất, do kế toán có liên quan đến việc tính toán các chỉ tiêu bằng thước đo giá trị, nên

nhiều người cho rằng luôn cần có sự chính xác tuyệt đối trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, thực tế

là kế toán bao gồm một loạt các ước tính, các giả định và sự phát xét về các đối tượng. Hơn nữa

kế toán viên thường xuyên phải lựa chọn phương án tối ưu trong nhiều phương án kinh doanh của

đơn vị qua thời gian, điều này tạo nên sự không chính xác tuyệt đối của thông tin kế toán.

Thứ hai, không phải tất cả các nghiệp vụ kinh tế đều có thể tính thành tiền. Ví dụ như sự ra

đi của một người quản lý quan trọng hoặc sự thiếu đạo đức của nhân viên thường dẫn đến kết quả

đạt được không như mong đợi. Tuy nhiên, quy tất cả những ảnh hưởng này thành tiền là một việc

cực kỳ khó khăn. Ví dụ như lợi nhuận của công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi người giám

48

Thứ ba, các thước đo sử dụng không thể mô tả được giá trị đích thực đối tượng của chúng.

Thước đo mà kế toán sử dụng là dựa trên giá trị ban đầu (nguyên giá, giá thực tế) hơn là giá trị

hiện tại.

Điều này không nên xem là hạn chế của kế toán mà đây chính là nền tảng cho việc ban

hành các chuẩn mực, các nguyên tắc kế toán.

2.2 CÁC PHƯƠNG THỨC KẾ TOÁN

Kế toán Mỹ chấp nhận hai phương thức kế toán sau:

2.2.1 Kế toán theo phương thức tiền mặt (Cash Accounting)

Theo phương thức này: Doanh thu được ghi nhận khi thực tế thu tiền cà chi phí được ghi

nhận khi thực tế chi tiền.

Ưu điểm của phương thức kế toán theo tiền mặtlà đơn giản, dễ hiểu. Các thông tin về dòng

tiền mặt là xác thực và khả năng thanh toán của công ty được thể hiện rõ.

Tuy nhiên, phương thức kế toán này không thể hiện được mối liên kết giữa doanh thu và

chi phí. Do vây, không thể xác định chính xác được kết quả kinh doanh và không đánh giá đứng

được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.2 Kế toán theo thực tế phát sinh (Accural Accounting)

Theo phương thức kế toán thực tế phát sinh, doanh thu và chi phí được ghi nhận phải đảm

bảo các yêu cầu sau:

Doanh thu là khoản làm tăng vốn chủ sở hữu, là kết quả của việc tăng tài sản hoặc giảm nợ

phải trả và là kết quả của việc giao hàng hoặc thực hiện dịch vụ.

Chi phí là khoản làm giảm vốn chủ sở hữu, là kết quả của giảm tài sản hoặc tăng nợ phải trả

và là kết quả của việc tạo ra doanh thu.

Ví dụ 2.1: hãy xác định lợi nhuận của Công ty Alex theo hai phương thức kế toán dựa vào

số liệu về tình hình hoạt động trong tháng đầu tiên hoạt động như sau:

1. Các chủ sở hữu góp vốn $20.000

2. Vay $12.000 với lãi suất 12%/năm

3. Mua hàng hóa trị giá $40.000, thanh toán cho người bán 12.000. số còn lại sẽ thanh

toán vào tháng sau.

4. Trả tiền thuê nhà $4.000 cho 2 tháng

5. Mua 1 năm bảo hiểm $2.000

6. Bán hàng $50.000 (giá vốn $32.000). Thu tiền mặt 34.000

49

7. Trả lương tháng cho nhân viên $5.000.

2.3 ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN MỸ

2.3.1 Đối tượng kế toán và phương thức kế toán

Kế toán Mỹ phân chia các đối tượng kế toán thành 3 loại sau:

+Tài sản: là những thứ có giá trị mà doanh nghiệp đang có quyền sở hữu. Tài sản cũng

được coi là nguồn lực của doanh nghiệp. các tài sản có giá trị bởi chúng có thể được sử dụng

hoặc đổi chúng để lấy hàng hóa khác phục vụ cho mục đích kinh doanh tại doanh nghiệp. một tổ

chức có thể nắm giữ nhiều loại tài sản khác nhau. Một số tài sản có hình thái vật chất cụ thể như

tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho, nhà cửa, phương tiện vận tải… Nhưng ngược lại cũng

có một số tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng chúng cũng mang lại những lợi ích

cho doanh nghiệp, ví dụ như đặc quyền (là quyền được chính phủ liên bang cho phép sản xuất

một mặt hàng nào đó) hay các khoản phải thu (là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được do bán

chịu hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho đơn vị hoặc cá nhân khác). Tất cả các tài sản trên được

tài trợ, hình thành từ hai nguồn đó là nguồn nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

+Nợ phải trả: là khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong thời gian ngắn hạn

hoặc dài hạn. khoản nợ này phát sinh trong quá trình doanh nghiệp mua chịu tài sản hoặc vay

mượn từ ngân hàng để mua tài sản.

+Vốn chủ sở hữu: là phần hùn vốn trong đơn vị được sở hữu hoàn toàn bởi các nhà chủ sở

hữu. nói cách khác, nguồn vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả.

Ba đối tượng này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong phương trình kế toán sau:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Ví dụ 2.2: Một luật sư mở một văn phòng cung cấp dịch vụ tư vấn luật và theo dõi hoạt

động của văn phòng trong tháng đầu tiên như sau:

1. Đầu tư $20.000 tiền mặt cho hoạt động của văn phòng

2. mua sắm một số vật dụng cho văn phòng bằng tiền mặt $1.000

3. Mua một máy vi tính trị giá $3.000, thanh toán $2.000, số tiền còn lại nợ người bán.

4. Cung cấp một dịch vụ tư vấn cho khách hàng và thu $5.000 tiền mặt

5. mua bàn ghế trị giá $8.500 chưa thanh toán tiền

6. Trả tiền thuê nhà tháng 1 là $500

7. Trả nợ cho người bán máy vi tính số tiền còn lại

8. Trả lương trong tháng cho nhân viên $1.500

9. Thực hiện một dịch vụ tư vấn cho khách hang và thu $6.000 tiền mặt

10. Sau khi kiểm kê cuối tháng thấy còn $300 vật dụng

Tình hình kinh doanh và tính quan hệ cân đối giữa các đối tượng kế toán sẽ được thể hiện

trên bảng sau. Đơn vị tính: $

50

Tiền mặt Vật dụng Thiết bị Nợ phải trả Vốn CSH

ĐK 0 0 0 = 0 0

1 +20.000 +20.000

Số dư 20.000 = 20.000

2 -1.000 +1.000

Số dư 19.000 1.000 = 20.000

3 -2.000 +3.000 +1.000

Số dư 17.000 1.000 3.000 = 1.000 20.000

4 +5.000 +5.000

Số dư 22.000 1.000 3.000 = 1.000 25.000

5 +8.500 +8.500

Số dư 22.000 1.000 11.500 = 9.500 25.000

6 -500 -500

Số dư 21.500 1.000 11.500 = 9.500 24.500

7 -1.000 -1.000

Số dư 20.500 1.000 11.500 = 8.500 24.500

8 -1.500 -1.500

Số dư 19.000 1.000 11.500 = 8.500 23.000

9 +6.000 +6.000

Số dư 25.000 1.000 11.500 = 8.500 29.000

10 -700 -700

Số dư 25.000 300 11.500 = 8.500 28.300

2.3.2 Chu trình kế toán của kế toán Mỹ

Kế toán Mỹ áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Chu trình kế toán trải qua 8 bước:

- Thu nhập, kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung

- Phản ánh vào các sổ cái của các tài khoản có liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh (có thể phản ánh thêm vào các sổ kế toán chi tiết các đối tượng)

- Cuối kỳ, lập bảng cân đối thử để kiểm tra tính cân đối kế toán của việc ghi chép các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh và giá trị phát sinh và giá trị còn lại của các tài khoản kế toán.

- Lập các bút toán điều chỉnh

- Ghi nhận các bút toán điều chỉnh vào các sổ kế toán

- Lập bảng kế toán nháp

- Lập các báo cáo kế toán

51

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!