Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khái quát các điều kiện nhắm Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ!.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ
trước thách thức hội nhập quốc tế
PGS-TS Phạm Quang Trung
Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) giữ một vị trí quan trọng và đóng góp đáng kể trong sự
tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Trong một thập kỷ qua, các DNVVN của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những
cơ hội, quá trình hội nhập cũng đang đặt ra những thách thức lớn đối với các DNVVN. Bài viết dưới
đây đề cập đến những hạn chế về khả năng cạnh tranh của các DNVVN và những giải pháp nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực này.
Những hạn chế về khả năng cạnh tranh của các DNVVN ở Việt Nam hiện nay
Khái niệm “khả năng cạnh tranh” (competitiveness) thường dùng để nói đến các đặc tính cho phép một
hãng cạnh tranh một cách có hiệu quả với các hãng khác nhờ có chi phí thấp hoặc sự vượt trội về công
nghệ trong so sánh quốc tế (theo nhà kinh tế Alan V. Deardorff). Các DNVVN của Việt Nam có nhiều lợi thế
cạnh tranh; tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Dưới đây là một số hạn chế cơ bản:
Thứ nhất, khả năng cạnh tranh yếu về mặt tài chính. Quy mô vốn và năng lực tài chính (kể cả vốn của chủ
sở hữu và tổng nguồn vốn) của nhiều DN còn rất nhỏ bé, vừa kém hiệu quả, vừa thiếu tính bền vững. Số
lượng DN nhỏ và vô cùng nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao. Việt Nam có hơn 72. 000 DN đang hoạt động, số lượng
có tăng lên nhưng quy mô chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ. Số DN có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới 44,1%, quy
mô lao động dưới 10 người chiếm 46,6%. Nếu so sánh năm 2004 với năm 2000, số vốn và số lượng lao
động bình quân trong mỗi DN đã giảm từ 26 tỷ đồng và 84 lao động xuống còn 24 tỷ đồng và 72 lao động
(theo số liệu của Tổng cục Thống kê).
Thứ hai, khả năng cạnh tranh yếu về quản lý. Đội ngũ chủ DN, giám đốc và cán bộ quản lý DNVVN còn
nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý. Số lượng DNVVN có chủ DN, giám đốc giỏi, trình độ chuyên
môn cao và năng lực quản lý tốt chưa nhiều. Một bộ phận lớn chủ DN và giám đốc DN tư nhân chưa được
đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh
doanh, đặc biệt là yếu về năng lực kinh doanh quốc tế (TS Lê Đăng Doanh). Từ đó dẫn đến khuynh hướng
phổ biến là hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kiến thức trên các phương
diện: Quản lý tổ chức, phát triển thương hiệu, chiến lược cạnh tranh, sử dụng máy tính và công nghệ thông
tin. Một số chủ DN thậm chí mở công ty chỉ vì có sẵn tiền vốn và thích kinh doanh, trong khi thiếu kiến thức
và kỹ năng về kinh doanh, vì vậy đã dẫn đến rủi ro và thất bại.
Thứ ba, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh
của các DNVVN. Vấn đề này đã được nhiều nhà chuyên môn phân tích khi so sánh giữa sản phẩm trong
nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philipines,…
Thứ tư, nhận thức và sự chấp hành luật pháp còn hạn chế làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Một số
khá lớn DNVVN còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định về
thuế, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, chất lượng hàng hoá và sở hữu công nghiệp. Tình trạng các
DNVVN bị các cơ quan chức năng phàn nàn, thậm chí “thổi còi” vì vi phạm các chế độ về thuế, tài chính
còn khá phổ biến. Một trong những nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này cũng là
do việc nhận thức, hiểu biết của DN về luật pháp còn nhiều hạn chế.
Thứ năm, sự yếu kém về thương hiệu cũng góp phần làm yếu khả năng cạnh tranh. Hầu hết các DNVVN ở
Việt Nam chưa xây dựng được các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được uy tín và khả năng cạnh
tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Vài năm gần đây, nhiều DN đã quan tâm và chú trọng hơn vào
việc xây dựng, phát triển thương hiệu nên đã thu được những thành công. Những thương hiệu như
Vinamilk, Kinh Đô, Cà phê Trung Nguyên, Hoà Phát, Bitis, Dệt Thái Tuấn… đã chiếm được vị thế cao trên
thị trường và vươn lên tầm những DN lớn. Tuy nhiên, nhiều DN ở Việt Nam, đặc biệt là các DNVVN chưa
có chiến lược xây dựng thương hiệu, chưa tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do đó khả
năng cạnh tranh còn yếu. Xây dựng thương hiệu và phát triển bền vững là một vấn đề rất quan trọng đối với
khu vực DNVVN trong thời gian tới, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO.
Sự gia tăng tốc độ hoạt động là yêu cầu tất yếu để đạt năng suất, hiệu quả cao và nhằm tạo ra sức ép lớn
đối với mọi DN - không loại trừ DNVVN. Vấn đề “nhanh hơn, tốt hơn, rẻ hơn” chính là thách thức trong cuộc
đua cạnh tranh đối với mọi DN. Các DN Việt Nam đã nhìn thấy nhiều bài học về sức cạnh tranh của hàng
dệt may, xe máy, hàng tiêu dùng Trung Quốc; của hàng bánh kẹo và hoa quả Thái Lan,… Công nghệ điện
tử và kỹ thuật số đang tác động đến tất cả các công ty, các văn phòng; do đó sức ép về tốc độ xử lý, độ
nhạy bén và tri thức đối với các giám đốc và các nhà quản lý cũng gia tăng hết sức nhanh chóng.