Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khái niệm công nghệ thông tin
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khái niệm Công nghệ Thông tin
Các thuật ngữ cần nắm vững:
• Phần mềm ứng dụng
• Hệ thống nhị phân
• Số bit trong mỗi giây
• Byte
• CD-ROM
• Bộ xử lý trung tâm
• Khách/Chủ
• Kỹ thuật số
• Đĩa mềm
• Thương mại điện tử
• Thư điện tử
• Phần mềm tự do
• Gigahertz (GHz)
• Giao diện đồ họa người dùng
• Đĩa cứng
• Phần cứng
• Công nghệ Thông tin
• Thiết bị nhập
• Mạng Internet
• Joystick
• Máy tính xách tay
• Mạng cục bộ
Những kỹ thuật cần thuần thục::
• Nhận diện được các loại phần cứng thường gặp
• Hiểu được các loại phần mềm chủ yếu
• Phân biệt được các loại mạng máy tính phổ biến
• Kể ra được một số ứng dụng của máy tính trong lĩnh vực kinh doanh, trong các cơ quan chính
phủ, các tổ chức giáo dục, y tế và tại gia
• Hiểu được các tác động của máy tính đối với các lĩnh vực sức khỏe, lĩnh vực an sinh và môi
trường
• Kể ra được một số nguyên tắc cơ bản của việc bảo mật thông tin
• Hiểu được các hệ quả cơ bản về mặt luật pháp của máy tính
Chuyến “du khảo” ICDL của chúng ta bắt đầu bằng học phần thứ nhất: Các khái niệm Công nghệ
Thông tin”. Giống như khi học lái xe, chúng ta trước tiên cần hiểu xe là gì, có thể chạy ở đâu và vì
sao chúng ta cần học lái, việc học sử dụng máy tính cũng đòi hỏi chúng ta phải nắm được một số khái
niệm căn bản. Học phần này sẽ bao gồm 8 lĩnh vực tổng quát:
• Khái niệm Công nghệ Thông tin
• Phần cứng máy tính
• Các loại phần mềm
• Sử dụng mạng
• Công nghệ thông tin (IT) trong cuộc sống thường nhật
Trang:1
• Các vấn đề sức khỏe, an sinh và môi trường
• Bảo mật máy tính
• Các vấn đề pháp luật trong IT
Khái niệm tổng quát
Chúng ta bắt đầu từ những khái niệm chung nhất rồi dần dần cụ thể hơn. Bốn khái niệm tổng quát sau
đây sẽ tạo ra 4 chặng chính:
• Các định nghĩa cơ bản
• Các loại máy tính
• Các bộ phận của máy tính cá nhân
• Hiệu năng (hiệu quả hoạt động) của máy tính
Bây giờ hãy bắt đầu chuyến du khảo:
Phần cứng, Phần mềm và Công nghệ Thông tin
Chúng ta cần hiểu được sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm cùng với ý nghĩa tổng quát của
thuật ngữ Công nghệ Thông tin (IT).
Trước khi có thể làm việc với máy tính, chúng ta cần nắm vững 3 thuật ngữ cơ bản: Phần cứng, phần
mềm và Công nghệ Thông tin (IT).
• Phần cứng: Thuật ngữ này muốn ám chỉ các bộ phận thật sự hiện hữu (vật lý) trong máy tính,
tạm kể một vài thứ như thùng chứa (thường bị gọi lầm là cục CPU) và mọi thứ bên trong nó,
chuột, bàn phím, cục màn hình (monitor, phân biệt với screen cũng thường dịch là màn hình),
loa và các dây cáp. Chúng ta có thể xem phần cứng là những bộ phận của máy tính vẫn còn
tồn tại khi đã tắt máy. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều loại phần cứng khác nhau.
• Phần mềm: Thuật ngữ này nói đến những chỉ thị (chỉ dẫn) để phần cứng thực hiện, vốn là
thành phần không nhìn thấy được. Khi bật máy tính, các chữ và hình ảnh xuất hiện trên màn
hình. Chính phần mềm đã thiết đặt đâu là chữ và đâu là hình và chúng sẽ nằm ở chỗ nào. Phần
mềm được phân chia thành từng chương trình với các chức năng nhất định (chẳng hạn chương
trình xử lý văn bản hoặc chương trình gửi nhận thư (điện tử). Chúng ta sẽ tìm hiểu về nhiều
loại phần mềm trong phần này.
• Công nghệ Thông tin (CNTT): Đây là thuật ngữ tổng quát ám chỉ tất cả phần cứng, phần mềm
và các dịch vụ đi kèm với việc sử dụng máy tính. Ngoài máy tính và các chương trình chạy
trên đó, CNTT bao hàm cả các mạng kết nối các máy tính lại với nhau cùng với những người
vận hành chúng.
Các loại máy tính
Cho đến giờ chúng ta đã nói về “máy tính” như thể chúng chỉ là một vật. Thế nhưng trong thực tế,
máy tính có nhiều loại. Để đạt được chứng chỉ ICDL, chúng ta cần nhận biết được các loại máy tính
chủ yếu.
Phân biệt các loại máy tính
Trang:2