Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khắc phục một số quan niệm sai lệch của học sinh trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
- 1 -
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
----------
VÕ THỊ THÚY NGA
Khắc phục một số quan niệm sai lệch của học sinh
trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM VẬT LÝ
- 2 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc cách mạng KH-CN sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt
trong thế kỉ XXI, đưa thế giới chuyển từ kỉ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri
thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc
đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Khoảng cách giữa các phát minh KH-CN và
việc áp dụng vào thực tiễn ngày càng thu hẹp lại, kho tàng kiến thức của nhân loại
ngày càng đa dạng, phong phú và tăng theo cấp số nhân.
Đại hội IX của Đảng đã tiếp tục khẳng định rằng trên cơ sở nắm vững hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc; trong thời gian từ nay đến
năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá.
Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức
không nhỏ cho GD nước ta. Để có được những kết quả tối ưu trong việc dạy và học,
chúng ta phải xem xét QTDH trong một thể thống nhất dưới những tác động qua lại
biện chứng của tất cả các yếu tố chi phối nó. Các yếu tố đó có thể là những yếu tố
khách quan hay chủ quan, tiêu cực hay tích cực. Một trong các yếu tố đó là “Quan
niệm sai lệch của học sinh”.
Trước đây người ta cho rằng HS là những “tờ giấy trắng” mà thầy giáo là người
đầu tiên vẽ lên đó những tri thức khoa học. Nhưng hệ thống nhà trường trên toàn thế
giới hiện nay đang đứng trước một thử thách vô cùng lớn lao, bởi vì gần người học
hơn cả là trường học là truyền hình, internet, video và các loại tạp chí chuyên ngành,
các báo xã hội,…Ở nhiều nước trên thế giới, nghiên cứu những quan niệm của HS
nhằm nâng cao hiệu quả DH đã trở thành một lĩnh vực của khoa học dạy học bộ môn.
Ở nước ta, vấn đề này đã được một số người quan tâm. Ngay khi ngồi trên ghế nhà
trường, HS đã có trong đầu đủ loại thông tin về thế giới xung quanh, khi đến trường
chúng đã mang theo mình một “tài sản riêng”, đó là những quan niệm của HS đã có
trước giờ học về những hiện tượng, khái niệm vật lý… mà các em sẽ được nghiên cứu
trong giờ học, đó là những tri thức kinh nghiệm, những vốn sống thực tế.
Trên thực tế không phải lúc nào cũng có sự phù hợp giữa những quan niệm của
HS và những kiến thức mà HS được học. Qua hàng trăm cuộc trắc nghiệm ở các HS
- 3 -
phổ thông ở trong nước cũng như nước ngoài, đa số người ta nhận thấy HS mắc nhiều
lỗi lầm, sai lệch trong nhận thức về các khái niệm, hiện tượng Vật lý. Vì vậy trong khi
giảng dạy cần phải biết được HS đã có những quan niệm gì, những hiểu biết gì để từ
đó có thể phát huy tối đa tính tích cực học tập của học sinh, giáo dục lòng say mê yêu
thích môn Vật lý.
Với các lí do trên đây, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khắc phục
một số quan niệm sai lệch của học sinh trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ
thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp khắc phục một số quan niệm sai lệch của học sinh
nhằm tích cực hóa hoạt động của HS, nâng cao chất lượng dạy và học vật lí ở trường
THPT.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể: quá trình dạy học vật lý ở nhà trường phổ thông.
- Đối tượng: nội dung, phương pháp dạy học vật lý THPT.
- Phạm vi nghiên cứu: nội dung các bài dạy vật lý trung học phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở tâm lí học và lí luận dạy học bộ môn về quan niệm của học
sinh đối với việc nâng cao hiệu quả dạy học vật lý.
Nghiên cứu về vai trò, nguồn gốc của quan niệm trong hoạt động nhận thức HS.
Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kỹ năng của các bài học cần đạt được sau khi DH.
Đề xuất một số biện pháp khắc phục những quan niệm sai lệch của học
sinh theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập.
Áp dụng các kết quả nghiên cứu vào việc thiết kế một số bài dạy vật lý cụ
thể theo chương trình sách giáo khoa vật lý trung học phổ thông.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường trung học phổ thông để đánh giá
tính khả thi của đề tài và rút ra kết luận.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu khắc phục được những quan niệm sai lệch của học sinh trong quá trình dạy
học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng
dạy học vật lý ở trường phổ thông.
- 4 -
6. Phương pháp nghiên cứu
* Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu cơ sở lí luận tâm lí học, giáo dục học, lí luận dạy học hiện đại.
Tham khảo sách báo, tạp chí chuyên ngành về vấn đề phát triển tư duy vật lí và
các phương pháp dạy học tích cực…khai thác thông tin trên internet, trên đĩa CDRom…
* Phương pháp thực tiễn
Điều tra năng lực sử dụng phương tiện nghe nhìn (sử dụng tranh ảnh, phim dạy
học, máy vi tính...) của GV và HS ở trường phổ thông.
Điều tra thực trạng của việc DH bài thực hành thí nghiệm ở nhà trường phổ
thông.
* Phương pháp chuyên gia
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm
*Phương pháp thống kê toán học
7.Những đóng góp của đề tài
Nghiên cứu một số biện pháp nhằm khắc phục một số quan niệm sai lệch của
học sinh nhằm tích cực hóa hoạt động của HS, nâng cao chất lượng dạy và học vật lí ở
trường trung học phổ thông. Đề tài có thể là tài liệu tham khảo thiết thực cho các sinh
viên khối sư phạm, GV ở các trường THPT, góp phần thực hiện tốt công việc học tập
và giảng dạy.
8. Cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở tâm lí học và lí luận dạy học của việc hình thành quan niệm
của học sinh.
Chương 2: Những biện pháp khắc phục những quan niệm sai lệch của học sinh
trong quá trình dạy học vật lý.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
- 5 -
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC VÀ LÍ LUẬN DẠY HỌC CỦA VIỆC HÌNH THÀNH
QUAN NIỆM CỦA HỌC SINH
1.1. Khái niệm quan niệm
Theo từ điển Tiếng Việt: “Quan niệm là sự nhận thức như thế nào đó về một
vấn đề, một sự kiện” [1], [2], [3], [4].
Theo từ điển Petit của Paul Robert thì: “Quan niệm là sự hình thành một khái
niệm, một ý nghĩa khái quát trong óc con người, quan niệm là kết quả của hoạt động
trí tuệ” [1], [3].
Còn trong từ điển Triết học thì thuật ngữ “Quan niệm” đã được định nghĩa:
“Quan niệm là đặc trưng ý thức con người, dựa trên việc đối lập nó về mặt nhận thức
luận với cái vật chất, với vật chất. Tri thức về thế giới là một hình thức quan niệm về
những mối liên hệ khách quan của sự vật, những hình thức không tồn tại độc lập mà
chỉ tồn tại trong mối quan hệ với thế giới khách quan. Vì vậy khác với thế giới đang
tồn tại một cách độc lập, khách quan, tri thức về thế giới và ý thức nói chung được đặ
trưng như cái quan niệm” [1], [2], [3].
Còn theo nhà tâm lý học Vinacke thì: “Quan niệm là hệ thống cấu trúc nhận
thức, nhờ nó những thuộc tính còn lại của những kinh nghiệm đã trải qua có thể được
tái hiện nhờ những kích thích hiện tại…” [2].
Tóm lại có thể nói quan niệm là sự hiểu biết của con người về các sự vật, hiện
tượng, khái niệm và các quá trình tự nhiên thông qua đời sống, sinh hoạt và lao động
sản xuất hằng ngày mà có. Những hiểu biết này tiềm ẩn trong bộ não và được tái hiện
khi có những kích thích và có nhu cầu bộc lộ.
Quan niệm là hiểu biết của mỗi cá nhân, nên nó thể hiện tính cá biệt rất cao. Vì
mỗi người có một tầm hiểu biết khác nhau và có cách nhìn nhận dưới một góc độ
riêng, do đó đã có những quan niệm hoàn toàn khác nhau về cùng một sự vật hiện
tượng. Những quan niệm của cá nhân được hình thành một cách tự phát và mang yếu
tố chủ quan của mỗi người nên thường thiếu khách quan và không khoa học. Những
quan niệm đó là những quan niệm của cá nhân. Đối với HS người ta gọi là quan niệm
của HS để phân biệt với các quan niệm khoa học, quan niệm vật lý học. Trong những
- 6 -
quan niệm của HS có những quan niệm không phản ánh đúng với bản chất vật lý, bản
chất khoa học vốn có của sự vật, hiện tượng và khái niệm vật lý, người ta thường hay
gọi đó là những quan niệm sai lệch của HS.
1.2. Quan niệm của học sinh
1.2.1. Khái niệm quan niệm của học sinh
Những hiểu biết ban đầu mà người ta gọi là quan niệm của HS đã được R. Duit
định nghĩa: “Quan niệm của HS là những hiểu biết mà HS có trước giờ học” [1], [2],
[4].
Ví dụ 1:
Về âm thanh, SGK Vật lý lớp 8 ghi rõ: “Vật dao động là nguồn gốc của âm”.
Còn SGK lớp 12 Nâng cao ghi: “Sóng âm là những sóng cơ truyền trong các môi
trường khí, lỏng, rắn.”.
Nhưng khi GV hỏi câu hỏi: Âm thanh là gì ?
Đa số HS trả lời là: Âm thanh là tiếng động, hoặc là tiếng nói, là tiếng va chạm,
là cái mà tai ta nghe được.
Ví dụ 2:
Về môi trường truyền âm, SGK Vật lý 8 ghi: “…âm truyền tốt trong chất rắn,
chất lỏng rồi mới đến chất khí, truyền kém trong các chất xốp và không truyền được
trong chân không”.
Nhưng khi trả lời phiếu hỏi, nhiều HS đã giải thích là vì không khí loãng có khe
hở, âm thanh dễ dàng truyền qua, trong chân không thì không có cản trở, trong nước
các phân tử sát nhau hơn nên khó truyền qua hơn. Âm truyền được trong len dạ vì
trong len dạ có lỗ hổng. Âm không truyền được trong thuỷ tinh, trong kim loại (vì thuỷ
tinh, kim loại là chất rắn, không có khe hở, âm không truyền qua được).
1.2.2. Nguồn gốc quan niệm của học sinh
- Do kinh nghiệm sống, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn đã góp phần quan
trọng vào việc hình thành quan niệm của HS về những hiện tượng, sự kiện và quá trình
tự nhiên.
Ví dụ 3: Quan niệm sự lan truyền ánh sáng như sự chuyển động cơ học
Hằng ngày khi quan sát các chuyển động cơ học, chẳng hạn như: chuyển động
của xe ôtô, xe đạp, tàu hoả... những chuyển động này muốn đi từ A đến B thì đều cần