Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi
MIỄN PHÍ
Số trang
25
Kích thước
405.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
833

Khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học

sinh trung học phổ thông miền núi (Nghiên cứu

trường hợp tại trường THPT Chuyên Bắc Kạn,

trường THPT Bắc Kạn, trường THPT Dân lập

Hùng Vương, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú

tỉnh Bắc Kạn)

Nguyễn Thị Thái Hà

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Xã hội học

Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30

Người hướng dẫn khoa học: TS.Trương An Quốc

Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về khác biệt giới trong hành vi đọc sách

của học sinh. Tìm hiểu mức độ khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung

học phổ thông miền núi, trên các phương diện thể loại sách, mục đích đọc sách, thời

gian đọc sách, mức độ đến thư viện của học sinh. Trên cơ sở những phân tích đó đưa ra

những khuyến nghị và giải pháp nhằm giúp các em học sinh miền núi đến được với các

tài liệu đọc một cách tốt hơn, phù hợp với nhu cầu mỗi giới và nâng cao chất lượng đọc

Keywords. Xã hội học; Khác biệt giới tính; Hành vi đọc sách; Học sinh miền núi

Content.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Có thể nhận thấy, hành vi đọc sách đã xuất hiện trong nhiều nghiên cứu trong và ngoài

nước. Tuy vậy, chưa có một nghiên cứu nào tập trung tìm hiểu về hành vi đọc sách của học sinh

ở khía cạnh giới. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu này. Để tìm câu trả lời cho

các vấn đề như hiện trạng hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi hiện nay

và những khác biệt ở khía cạnh giới trong việc đọc sách, thiết nghĩ nghiên cứu về “Khác biệt

giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi” là điều cần thiết. Vì

vậy, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi hướng đến việc tìm hiểu sự khác biệt giới trong hành vi

2

đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi (với lứa tuổi từ 16 – 18 tuổi) ở miền núi

nhằm tìm hiểu rõ nét hơn về vấn đề đọc sách của học sinh hiện nay.

2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

2.1. Ý nghĩa khoa học

Khi chọn đề tài nghiên cứu về “Khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh

trung học phổ thông miền núi” chúng tôi mong muốn được vận dụng những kiến thức đã được

học, cụ thể là những lý thuyết, khái niệm vào một đề tài nghiên cứu thực nghiệm, khẳng định

lại các giá trị khoa học đó, đồng thời mong muốn tìm tòi và phát hiện ra những vấn đề thực tiễn

có giá trị, có ý nghĩa khoa học mới để làm phong phú thêm tri thức ngành khoa học xã hội học.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài này giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về thực trạng vấn đề đọc sách của

học sinh miền núi hiện nay và phần nào giúp chúng ta tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng

đến việc đọc sách của học sinh và những khác biệt trên góc độ giới ở học sinh trong hành vi đọc

sách.

Trên cơ sở kết quả điều tra, chúng tôi đưa ra một số đề xuất được xem là giải pháp tham

khảo đối với các nhà hoạch định chính sách về giáo dục. Từ đó có những phương án cụ thể

nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh trung học phổ thông miền núi hiện nay.

3. Mục tiêu nghiên cứu:

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi hướng đến việc nghiên cứu những

vấn đề sau:

+ Tìm hiểu mức độ khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ

thông miền núi, cụ thể là ở thể loại sách, mục đích đọc sách, thời gian đọc sách, mức độ đến thư

viện của học sinh.

+ Trên cơ sở những phân tích đó đưa ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm giúp các

em học sinh miền núi đến được với các tài liệu đọc một cách tốt hơn, phù hợp với nhu cầu mỗi

giới và nâng cao chất lượng đọc.

4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Khác biệt giới trong hành vi đọc sách của học sinh trung học phổ thông miền núi.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!