Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khả năng thay thế men bánh mỳ bằng bột đậu nành trong nuôi luân trùng nước lợ.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Kỷ yếu Hội nghị khoa học thủy sản lần 4: 326-333 Trường Đại học Cần Thơ
326
KHẢ NĂNG THAY THẾ MEN BÁNH MÌ
BẰNG BỘT ĐẬU NÀNH TRONG NUÔI LUÂN
TRÙNG NƯỚC LỢ (Brachionus plicatilis)
Nguyễn Hữu Lộc
1
và Nguyễn Thị Thúy An1
ABSTRACT
A study was conducted by using soy-bean powder to replace the baker yeast for
rotifer culture. The experiment was set up with 5 treatments including
combination in the ratio of 0 (control treatment: 100% baker yeast); 25; 50;
75; 100% soy-bean. Experiment designed in the 10 L bottles, each bottle ml
contained sea water 25ppt, 100 individual rotifer. Feed on 1.5 g/million/days.
Environmental temperature of 28- 320
C, pH (7.77- 7.84) in range for rotifer
culture. Results showed that soy-bean powder could replaced 50% of baker
yeast in rotifer culture. The highest density of rotifer is 1632 individual/ml,
after 7- 8 days. The cultivation ratio of rotifer eggs in total rotifer are 7.9-
19.4% and the specific growth rates are 0.2- 0.3%/day.
Keywords: rotifer, Brachionus plicatilis, baker yeast, soy-bean powder.
Tittle: Replacement of baker yeast by soybean meal in the culture of rotifer
(Brachionus plicatilis)
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sử dụng bột đậu nành để thay thế men
bánh mì, xác định khẩu phần ăn thích hợp cho luân trùng. Thí nghiệm tiến
hành gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại, với tỷ lệ phối hợp khác nhau lần lượt
là 0 (NTĐC); 25(NT1); 50(NT2); 75(NT3); 100% bột đậu nành(NT4). Thí
nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong keo 10 L, nước lợ có độ mặn 25 ppt, mật
độ luân trùng ban đầu là 100 cá thể/ml, liều lượng cho ăn 1,5 g/ triệu luân
trùng/ngày. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ (28- 330
C); pH (7,77– 7,84)
được duy trì trong khoảng thích hợp của luân trùng. Kết quả cho thấy mật độ
luân trùng đạt cực đại là 1.632 cá thể/ml, thời gian quần thể đạt mật độ cực
đại từ 7- 8 ngày nuôi. Hệ số trứng trung bình là 7,9 – 19,4%, tốc độ tăng
trưởng đặc thù của luân trùng cao, dao động từ 0,2- 0,3%/ngày. Như vậy, bột
đậu nành có khả năng thay thế 50% men bánh mì trong nuôi luân trùng.
Từ khóa: Rotifer, Brachionus plicatilis, men bánh mì, bột đậu nành.
1
Khoa Sinh học ứng dụng, Đại học Tây Đô