Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Khả năng phân hủy DDT của chủng nấm sợi FNA1 phân lập từ đất ô nhiễm hỗn hợp thuốc trừ sâu tại Nghệ An
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KHẢ NĂNG PHÂN HỦY DDT CỦA CHỦNG NẤM SỢI FNA1 PHÂN LẬP TỪ
ĐẤT Ô NHIỄM HỖN HỢP THUỐC TRỪ SÂU TẠI NGHỆ AN
Đào Thị Ngọc Ánh1
, Đặng Thị Cẩm Hà1*
1 Viện Công nghệ Sinh học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
TÓM TẮT
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về khả năng của vi sinh vật có thể phân hủy
thuốc diệt côn trùng DDT và các dẫn xuất là DDD và DDE .v.v, ở Việt Nam
những công trình về vấn để này vẫn rất khiêm tốn. Kết quả nhận được trong bài
báo này cho thấy, chủng FNA1 được phân lập từ đất ô nhiễm thuốc trừ sâu có khả
năng phát triển mạnh trên môi trường chứa DDT (200 ppm). Khuẩn lạc FNA1 có
dạng bông xốp, màu xanh lá mạ, viền ngoài màu trắ
. Nghiên cứu khả năng phân hủy DDT
của chủng FNA1 sau 7 ngày nuôi cấy trên môi trường czapek nghèo có chứa 200
ppm DDT bằng phương pháp sắc ký khối phổ, kết quả cho thấy chủng này đã
phân hủy 92,69 % DDE, 97,19 % DDD, 97,23 % DDT so với mẫu đối chứng.
Từ khóa: DDT, phân hủy sinh học, FNA1.
∗
Ở nước ta, theo thống kê của Bộ Tài
nguyên và Môi trường năm 2007 thì hi ện
nay nước ta còn 108 tấn hoá chất bảo vệ
1. MỞ ĐẦU
DDT [1,1,1-trichloro-2,2-bis-
(pchlorophenyl)ethan] là hợp chất hữu cơ
bền vững khó phân huỷ, rất độc hại đối
với con người và môi trường. Chúng được
sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới
trong nhiều thập niên trước với mục đích
trừ sâu và diệt muỗi truyền bệnh sốt rét.
Hiện nay đã bị cấm sử dụng nhưng DDT
vẫn còn tồn dư một lượng rất lớn trong tự
nhiên gây ô nhiễm môi trường đất, nước
và không khí, gây ra những hậu quả lâu
dài đến sức khoẻ con người và môi
trường. Do đó việc nghiên cứu để tìm ra
giải pháp tẩy độc các vùng nhiễm độc là
một nhiệm vụ hết sức cần thiết ở rất nhiều
quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung
Quốc, Mexico v.v. trong đó có cả ở Việt
Nam.
∗ Đặng Thị Cẩm Hà, Tel: 04. 38360892,
E-mail: [email protected]
thực vật nguy hại, chiếm 8 trong 12 hợp
chất hữu cơ khó phân huỷ (POPs) và
55.000m3 đất nhiễm hoặc lẫn các loại
hoá chất này, trong đó có 1,1,1-trichloro2,2-bis (p-chlorophenyl) ethane (DDT)
nằm rải rác ở 23 tỉnh, đặc biệt diện tích
đất bị ô nhiễm nặng được tìm thấy tại các
địa phương như Nghệ An (Kim Liên I và
II, Nam Đàn). Tại Nghệ An DDT vẫn
còn trong một nhà kho từ năm 1965 đến
năm 1985. Nồng độ của DDT thay đổi từ
3,38 đến 960,6 mg/kg trong các mẫu đất
và từ 0,00012 đến 0,00168 mg/l trong
các mẫu nước. Trong nhiều năm liên
tiếp, mùi thuốc DDT nồng nặc bay xa
đến 600 mét. Đã có 25 người chết vì ung
thư, và 22 trường hợp dị thai được ghi
nhận [7].
Xử lý các chất ô nhiễm bằng phương pháp
phân hủy sinh học hiện nay đang được
xem là một hướng đi mới mẻ và nhiều
triển vọng trong việc giải quyết các vấn
đề ô nhiễm trong đó có ô nhiễm DDT.
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc