Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kh≤A Lu_N T_T Nghi_P Hoαn L_N 2.Doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TẠM ỔN, SỬA TIẾP NHÉ, CĂN CHỈNH PHÔNG, LÙI DÒNG, CÁCH DÒNG,
CHÍNH TẢ
TÓM TẮT THÌ GIỮ NGUYÊN PHẦN MỞ ĐẦU, CÒN LẠI CÁC CHƯƠNG
CẮT TÓM TẮT NHƯ E OK, K 20 TRANG
TÀI LIỆU THAM KHẢO HƠI ÍT, CÓ THỂ ĐƯA THÊM LUẬT GD, CHƯƠNG
TRÌNH GDMN, BỘ CHUẨN CHO TRẺ 5 TUỔI…..
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cơ sở lí luận :
Hoạt động tạo hình (HĐTH) là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất
đối với trẻ mẫu giáo, được tham gia vào tiết học tạo hình là trẻ được tiếp
xúc, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy
trong thế giới xung quanh làm cho chúng cảm thấy rất thích thú, say mê
muốn tạo ra những cái đẹp, cái hay làm cho quá trình giáo dục có hiệu quả
cao cả vể trí tuệ, đạo đức, lao động và đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ. Như
một nhà văn đã nói “ Phải giáo dục cho trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì
nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người”.
HĐTH còn phát triển ở trẻ khả năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo,
khả năng phối hợp giữa mắt và tay, hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản (vẽ,
nặn, xé dán cắt...). Đặc biệt trong giờ học vẽ trẻ thích tự tay vẽ được một cái
gì đó dù là các hình còn đơn giản như ngôi nhà, cái cây, bông hoa, ô tô..
nhưng mang lại cho trẻ cảm xúc thực sự khi tạo ra được một sản phẩm. Còn
đối với những gì trẻ không thích, không hứng thú thì trẻ sẽ vẽ đại khái cho
xong và cảm thấy hài lòng, hơn nữa tư duy của trẻ gắn liền với cảm xúc, ý
muốn chủ quan nên trẻ ghi nhớ những gì trẻ cảm thấy thích thú và say mê
thực hiện ý tưởng của mình . Ngoài ra, giờ vẽ còn hình thành ở trẻ những kỹ
năng như ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút… là những kĩ năng rất cẩn thiết
cho trẻ bước vào lớp 1. CHUYỂN Ý, ĐẶC BIỆT HĐTH góp phần giáo dục
thẩm mỹ tích cực cho trẻ ….
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát
triển toàn diện đối với thế hệ trẻ và cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mẫu
giáo. Đối với các em, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp
dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn
hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bông hoa đẹp, bức tranh sinh
động, đồ chơi ngộ nghĩnh…Tính hình tượng đang phát triển mạnh mẽ hầu
như chi phối mọi hoạt động của trẻ.Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu
nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục
thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài
năng nghệ thuật cho tương lai.
CHUYỂN Ý. VIỆC GDTM THÔNG QUA HĐTH CÓ Ý NGHĨA…. VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MG NÓI CHUNG VÀ ĐẶC BIỆT VỚI TRẺ
MGL, CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1
Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay, giáo dục mầm non được coi là mắt xích đầu tiên trong
hệ thống giáo dục quốc dân. Đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục, hoàn
thiện nhân cách trẻ em. Điều 21, 22 Luật giáo dục (2005) xác định nhiệm vụ
và mục tiêu giáo dục Mầm non: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ
em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu
tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Bên cạnh các nội dung
về giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể chất, lao động, giáo dục thẩm mỹ giữ vai trò
quan trọng trong việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Việc giáo dục thẩm
mỹ cho trẻ giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các
sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó
làm phát triển óc tưởng tượng, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần
thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
Tuy nhiên, việc giáo dục thẩm mỹ trong trường mầm non vẫn chưa
được quan tâm đúng mức.Thực tiễn ở trường Mầm non, đa số trẻ chưa phát
huy hết khả năng sáng tạo. Các phương pháp HĐTH lâu nay đang được sử
dụng còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết
khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của người giáo viên nên kết quả giáo dục
thẩm mỹ vẫn chưa cao. Với tư cách là một cô giáo mầm non trong tương lai
tôi nhận thức được trách nhiệm nghề nghiệp của mình. Đồng thời, để đáp
ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ,BỎ nâng cao chất lượng giáo
dục MN– đào tạo và nâng cao kiến thức của bản thân, tôi chọn nghiên cứu
đề tài: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ thông qua môn học tạo hình
cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hoa Hồng – Thị xã Phúc Yên –
Tỉnh Vĩnh Phúc”.
E CÓ THỂ THAM KHẢO CÁCH DIỄN ĐẠT NÀY Thực tiễn giáo dục
trong các trường MN cho thấy nội dung GDTM góp phần hình thành những
nét tính cachcs đầu tiên cho trẻ, định hướng cho khả năng tiếp nhận, cảm thụ
và sang tạo cái đẹp; góp phần phát triển cả trí tuệ, tình cảm và hành vi đạo
đức. tuy nhiên nếu được giáo dục thường xuyên và linh hoạt thông qua môn
học tạo hình thì các phẩm chất đạo đức, thói quen hành vi, thể chất, trí tuệ và
đời sống tình cảm của trẻ được thể hiện và rèn luyện hiệu quả hơn. Với tư
cách là người giáo viên mầm non tương lai, tôi mong rằng thông qua việc
tìm hiểu thực trạng…….., sẽ góp them những cách nhìn khách quan và đầy
đủ hơn về thực tế giáo dục thẩm mỹ tại địa phương; cải thiện chất lượng
hoạt động tạo hình và nâng hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ mn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sởBỎ tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ thông qua môn
học tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hoa hồng, Thị xã Phúc
Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc nhằm tìm ra, TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ biện pháp
hữu hiệu nhất để NHẰM nâng cao CHẤT LƯỢNG GDTM Ở TRƯỜNG
MN mẫu giáo lớn, giúp trẻ hình thành những xúc cảm thẩm mỹ - yêu thích
cái đẹp., Đồng thời còn giúp giáo viên TÍCH CỰC VÀ THƯỜNG XUYÊN
trau dồi những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, TỔ CHỨC CÁC HOẠT
ĐỘNG TẠO HÌNH KHÁC NHAU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ công tác
CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ. giảng dạy sau này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 . Khách thể nghiên cứu: Nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu
giáo lớn.
4.2 . Đối tượng nghiên cứu: GDTM thông qua môn học tạo hình cho trẻ
mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hoa Hồng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc.
4. Giả thuyết khoa học
Tạo hình là một môn học có tác dụng to lớn trong việc hình thành phát
triển nhân cách cho trẻ cả về trí tuệ, lao động, đạo đức và đặc biệt là về thẩm
mỹ. Nếu nhận thức đúng VAI TRÒ ý nghĩa của môn học này ĐỒNG THỜI
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TẠO HNHF ĐA DẠNG, SÁNG TẠO
trong việc giáo dục trẻ thì sẽ làm tăng hiệu quả NỘI DUNG GDTM NÓI
RIÊNG VÀ CHẤT LƯỢNG GDMN NÓI CHUNGcủa giáo dục toàn diện
nói chung và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ nói riêng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tìm hiểu các vấn đề lí luận về GDTM và HĐTH của trẻ mẫu giáo
lớn.
5.2. Tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường
mầm non Hoa Hồng, thị xã Phúc yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
5.3. Bước đầu đề xuất một số biện pháp để khắc phục thực trạng giáo dục
thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động tạo hình và nhằm nâng
cao chất lượng GDTM qua môn học này.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và điều kiện có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ tìm hiểu
thực trạng GDTM thông qua môn học tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn ở
trường mầm non Hoa Hồng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
GIỚI HẠN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TRÊN? TRẺ VÀ? GV,CÁN
BỘ QUẢN LÍ
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: VÍ DỤ Nghiên cứu các tài
liệu, các công trình nghiên cứu về GDTM, HĐTH, trên cơ sở phân tích, tổng
hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa, từ đó rút ra những kết luận khái
quát làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Thông qua các tài liệu về tâm
lí học, giáo dục học, phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình…để phân tích,
so sánh, tổng hợp, khái quát các vấn đề về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu
giáo lớn thông qua hoạt động tạo hình.DIỄN ĐẠT
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
7.2.1. Phương pháp quan sát: LẬP KẾ HOẠCH VÀ Quan sát những
hoạt động HÀNG NGÀY của trẻ, phương phápCÁCH tổ chức VÀ THỰC
HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC của giáo viên qua giờ học tạo hình.
7.2.2. Phương pháp điều tra:
Điều tra bằng phiếu Anket đối với BAO NHIÊU??? giáo viên và phụ
huynh của trẻ về vai trò và thực trạng việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu
giáo lớn thông qua môn học tạo hình.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Dựa trên các tiêu chí để phân
tích đánh giá sản phẩm của giáo viên và trẻ ( sản phẩm vẽ, nặn, xé, dán, xếp
hình,…)
7.2.4. Phương pháp đàm thoại : Đàm thoại TRAO ĐỔI, CHIA SẺ với
giáo viên và phụ huynh của trẻ VÀ TRẺ về vai trò và thực trạng việc giáo
dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động tạo hình.
7.2.5. Phương pháp chuyên gia: hỏi ý kiến chuyên gia là những người có
chuyên môn về giáo dục thẩm mỹ, tạo hình như: giáo viên giảng dạy, giáo
viên hướng dẫn, giảng viên trong trường đại học.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học: Điều tra thu thập số liệu,
tính %, xây dựng bảng số. để thu thập số liệu, thông tin, tư liệu bằng việc áp
dụng các kỹ thuật thống kê và xử lý các số liệu điều tra, khảo sát, thiết lập
các sơ đồ, biểu đồ nhằm đảm bảo cho kết quả nghiên cứu có tính chính xác
và đủ độ tin cậy.
8. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu , kết luận và kiến nghị thì nội dung chính của khoá
luận bao gồm:
Chương 1 : Cơ sở lí luận của việc giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động
tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hoa Hồng, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 2 : Tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ thông qua môn học
tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Hoa Hồng, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.