Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết quả xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm 2000 đến năm 2007
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
khoa häc kü thuËt
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
THEO HƢỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2007
Nguyễn Văn Thưởng*
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên 10 năm qua từ năm 1995 đến năm
2005 của thời kỳ đổi mới, xu thế phát triển chăn
nuôi vẫn là chăn nuôi lợn, bò sữa, bò thịt và gia
cầm (gà, vịt) để giải quyết vấn đề thực phẩm ở
nước ta. So với năm 1995, đàn lợn năm 2005
tăng 1,68 lần (6,8%/năm), sau đó đến gia cầm
tăng 1,57 lần (5,7%/năm) và bò 1,52% lần
(5,2%/năm).
Trâu và ngựa hầu như không phát triển và
có thiên hướng giảm sút. Trong khi đó, bò sữa
tăng với tốc độ rất cao: 45,7%/năm từ 18,7
nghìn con năm 1995 lên đạt 104 nghìn con năm
2005 và đàn dê 550 nghìn con lên 1,31 triệu
con. Tuy nhiên thịt lợn vẫn chiếm khoảng 75-
78% và thịt gia cầm chiếm 17% tổng sản lượng
thịt trong cả nước.
Do đó, trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn về chăn nuôi, Hội Chăn
nuôi Việt Nam lấy con lợn tỷ lệ nạc cao và gia
cầm, chủ yếu là gà giống lông màu chăn thả làm
đối tượng chính để xây dựng mô hình với mục
tiêu và nội dung:
1. Nuôi gà mái lông màu sinh sản có kỹ
thuật trong nông hộ ở nông thôn.
2. Nuôi lợn nái sinh sản tỷ lệ nạc theo
hướng công nghiệp gắn với xây dựng bề khí
biogaz xử lý chất thải chăn nuôi làm khí đốt và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở nông thôn.
2. PHƢƠNG PHÁP TRIỂN KHAI
2.1. Lựa chọn giống vật nuôi thích hợp, năng
suất cao đƣa vào sản xuất
2. Tổ chức tham quan nuôi gà chăn thả có
kỹ thuật và nuôi lợn theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nông thôn.
3. Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, trên
cơ sở đó các chủ nông hộ đăng ký tham gia xây
dựng mô hình theo nguyên tắc tự nguyện. Đề tài
hỗ trợ một phần thiết bị và con giống để tạo
dựng cơ sở ban đầu cho việc phổ biến mở rộng
ra sản xuất.
4. Cùng với cấp uỷ và chính quyền địa
phương điều tra, khảo sát, chọn hộ xây dựng
mô hình.
5. Hỗ trợ xây dựng 5-10 hộ chăn nuôi gà
lông màu chăn thả quy mô 45-60 gà mái đẻ/hộ,
có chuồng nuôi phân đàn và vườn hoặc sân
chơi chăn thả; 2-5 hộ nuôi lợn nái ngoại quy mô
5-10 con/hộ có chuồng lồng bằng khung thép
không gỉ nuôi lợn nái có chửa và lợn nái nuôi
con, có giếng nước khoan, vòi uống nước tự
động, vòi nước rửa chuồng và bể khí biogaz để
xử lý chất thải chăn nuôi.
Địa phương nào không có điều kiện nuôi
lợn ngoại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, đề tài hỗ trợ phối giống lợn cái địa phương
nhằm tạo đàn nái lai F1 làm nhân mối phát triển
đàn lợn lai có tỷ lệ nạc cao hơn trong sản xuất,
gắn với xây dựng bề khí biogaz như trường hợp
nuôi lợn ngoại theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
6. Định kỳ sơ kết hoặc tổng kết bằng hình
thức hội thảo nâng cao kiến thức chăn nuôi cho