Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết quả sống còn và các yếu tố liên quan sau 2 năm điều trị của bạch cầu cấp dòng lympho trẻ em
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
PHAN THỊ THU TRANG
KẾT QUẢ SỐNG CÒN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
SAU 2 NĂM ĐIỀU TRỊ CỦA BẠCH CẦU CẤP
DÒNG LYMPHO TRẺ EM
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------
PHAN THỊ THU TRANG
KẾT QUẢ SỐNG CÒN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
SAU 2 NĂM ĐIỀU TRỊ CỦA BẠCH CẦU CẤP
DÒNG LYMPHO TRẺ EM
CHUYÊN NGÀNH: NHI: HUYẾT HỌC – UNG BƯỚU
MÃ SỐ: CK 62 72 16 30
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HUỲNH NGHĨA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
.
.
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Phan Thị Thu Trang
.
.
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ..................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH...............................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ..................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Đại cương......................................................................................................4
1.2. Dịch tễ học ....................................................................................................4
1.3. Sinh bệnh học ................................................................................................5
1.4. Lâm sàng .......................................................................................................7
1.5. Các yếu tố xét nghiệm...................................................................................8
1.6. Chẩn đoán....................................................................................................10
1.7. Phân loại......................................................................................................10
1.8. Chẩn đoán phân biệt....................................................................................15
1.9. Điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp ở trẻ em ..............................................16
1.10. Các nghiên cứu về BCCDL trẻ em hiện nay.............................................24
1.11. Sơ lược phác đồ điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2...................................30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................38
2.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................38
2.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................38
2.3. Phương pháp chọn mẫu...............................................................................38
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu...............................................................................39
2.5. Biến số.........................................................................................................40
2.6. Phương pháp thu thập dữ kiện ....................................................................49
2.7. Lưu đồ tiến hành nghiên cứu ......................................................................50
2.8. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích kết quả .........................................51
2.9. Vấn đề y đức ...............................................................................................51
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ .........................................................................................52
3.1. Xác định các đặc điễm dịch tễ, lâm sàng, phân nhóm nguy cơ, điều trị giai
đoạn tấn công của bạch cầu cấp dòng lympho trẻ em............................................54
.
.
iii
3.2. Xác định kết quả điều trị của Bạch cầu cấp dòng lympho trẻ em...............60
3.3. Xác định xác suất sống còn và các yếu tố liên quan sống còn của Bạch cầu
cấp dòng lympho trẻ em .........................................................................................70
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.......................................................................................81
4.1. Xác định các đặc điễm dịch tễ, lâm sàng, phân nhóm nguy cơ, điều trị giai
đoạn tấn công bạch cầu cấp dòng lympho trẻ em...................................................81
4.2. Xác định kết quả điều trị của Bạch cầu cấp dòng lympho trẻ em tại Bệnh
viện Nhi đồng 2 ......................................................................................................97
4.3. Xác định xác suất sống còn và các yếu tố liên quan sống còn của Bạch cầu
cấp dòng lympho trẻ em .......................................................................................121
4.4. Điểm mạnh, điễm yếu của nghiên cứu......................................................134
KẾT LUẬN............................................................................................................136
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
.
.
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt Tiếng Việt
BCC Bạch cầu cấp
BCCDL Bạch cầu cấp dòng lympho
BCCDLB Bạch cầu cấp dòng lympho B
BCCDLT Bạch cầu cấp dòng lympho T
BCCDT Bạch cầu cấp dòng tủy
DAMD Dấu ấn miễn dịch
TB Tiêm bắp
TDD Tiêm dưới da
TMC Tiêm mạch chậm
TTM Truyền tĩnh mạch
TKTƯ Thần kinh trung ương
.
.
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt Tiếng Anh/ Pháp Nghĩa tiếng Việt
BFM Berlin-Frankfurt-Munster
CALGB The Cancer and Leukemia
Group B
Tổ chức ung thư và bạch cầu cấp
Anh
CCSS Childhood Cancer Survivor
Study
Tổ chức nghiên cứu sống còn ung
thư trẻ em
CCG Children Cancer Group Tổ chức ung thư trẻ em
CD
markers
Clusters of differentiation
markers
Dấu ấn miễn dịch (tế bào)
CNS Central nervous system Hệ thần kinh trung ương
COALL Cooperative ALL Study Group Tổ chức phối hợp nghiên cứu bạch
cầu cấp lympho
COG Children oncolocy group Tổ chức ung thư trẻ em
CTSCAN Computed tomography scan Chụp cắt lớp điện toán
DNA Deoxyribo nucleic acid
EFS Event-free survival Sống còn không biến cố
EGIL European Group for the
Immunological Characterization
of Leukemias
Nhóm Châu Âu về đặc điểm miễn
dịch bạch cầu cấp
IT Intrathecal injection Tiêm thuốc vào khoang nội tủy
FAB French-American-British
Cooperative Working Group
Tổ chức hợp tác Anh Pháp Mỹ
JCCLSG Japanese Children’s Cancer and
Leukemia Study Group
Nhóm nghiên cứu ung thư và bạch
cầu cấp trẻ em Nhật Bản
FiO2 Fractional inspired O2 Phân suất oxy trong khí thở vào
FISH Fluorescent in situ hybridization
FRALLE Protocole de traitement des
leucemies aigues
lymphoblastiques de l’enfant
Phác đồ điều trị ung thư máu trẻ
em
HR High risk Nguy cơ cao
.
.
vi
NCI National Cancer Institute Viện ung thư quốc gia Mỹ
NCCN National Comprehensive Cancer
Network
Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ
NCPAP Nasal Continuous Positive
Airway Pressure
Thở áp lực dương liên tục qua
mũi
NSE Non specific esterase Esterase không đặc hiệu
NORPHO Nordic Society of
Pediatric Hematology and
Oncology
Hiệp hội Huyết học và Ung thư trẻ
em Bắc Âu
MPO Myeloperoxidase
MRD Minimal residual disease Tồn lưu bệnh tối thiểu
MRI Magnetic Resonance Imaging Chụp cộng hưởng từ
MRC
UKALL
Medical Research Council
United Kingdom Acute
Lymphoblastic Leukemia
Hội đồng nghiên cứu Bạch cầu
cấp lympho trẻ em Vương Quốc
Anh
Neu Neutrophil Bạch cầu đa nhân trung tính
PCR Polymerase chain reaction
PET CT Positron Emission Tomography
and Computed Tomography
Chụp cắt lớp phát xạ Positron
PLT Platelet Tiểu cầu
OS Overall Survival Sống còn toàn bộ
SIADH Syndrome of Inappropriate
Antidiuretic Hormone Secretion
Hội chứng tăng tiết ADH không
thích hợp
SBB Sudan black B
SEER Surveillance, Epidemiology, and
End Results
Chương trình giám sát dịch tễ và
kết quả điều trị
SJCRH St Jude Children's Research
Hospital
Nghiên cứu của bệnh viện St. Jude
SR Standard risk Nguy cơ chuẩn
TCCSG Tokyo Children’s Cancer Study
Group
Tổ chức nghiên cứu ung thư trẻ
em Tokyo
TPOG Taiwan Pediatric Oncology
Group
Tổ chức ung thư trẻ em Đài Loan
.
.
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhuộm hóa tế bào phân biệt BCCDT và BCCDL .....................................10
Bảng 1.2. Phân loại hình thái tế báo của BCCDL theo FAB......................................11
Bảng 1.3. Dấu ấn miễn dịch dùng trong phân loại BCC.............................................12
Bảng 1.4. Tỉ lệ các kiểu bất thường di truyền học tương quan với tỉ lệ sống 5 năm
không biến cố của BCCDL .........................................................................................14
Bảng 1.5. Xác suất sống còn không biến cố và xác suất sống toàn bộ 5 năm của
BCCDL trẻ em theo 1 số phác đồ ...............................................................................19
Bảng 1.6. Các yếu tố nguy cơ để đánh giá ở trẻ em BCCDL .....................................20
Bảng 2.1. Định nghĩa biến số......................................................................................42
Bảng 3.1. Đặc điểm dịch tễ của BCCDL trẻ em.........................................................54
Bảng 3.2. Nơi sinh sống của bệnh nhân BCCDL trẻ em ............................................55
Bảng 3.3. Đặc điểm dấu hiệu ban đầu của BCCDL trẻ em .......................................56
Bảng 3.4. Bạch cầu máu cao nhất trước điều trị của BCCDL trẻ em.........................57
Bảng 3.5. Đặc điểm xâm lấn não, tinh hoàn của BCCDL trẻ em ...............................58
Bảng 3.6. Phân nhóm theo dấu ấn miễn dịch và phân nhóm theo nguy cơ của
BCCDL trẻ em ............................................................................................................59
Bảng 3.7. Đặc điểm về điều trị giai đoạn tấn công của BCCDL trẻ em. ...................59
Bảng 3.8. Đánh giá lui bệnh sau điều trị tấn công BCCDL trẻ em.............................60
Bảng 3.9. Tình trạng thiếu thuốc hóa trị giữa 2 nhóm MRD âm và MRD dương sau
tấn công BCCDL trẻ em..............................................................................................61
Bảng 3.10. Phân bố BCCDL theo dấu ấn miễn dịch trong nhóm MRD dương sau
tấn công .......................................................................................................................61
Bảng 3.11. Nguyên nhân không đánh giá MRD của BCCDL trẻ em ........................62
Bảng 3.12. Các biến chứng nặng của BCCDL trẻ em giai đoạn tấn công..................62
Bảng 3.13. Biến chứng ngoại khoa có chỉ định phẫu thuật của BCCDL trẻ em giai
đoạn tấn công ..............................................................................................................63
Bảng 3.14. Biến chứng nặng khác cần hồi sức tích cực của BCCDL trẻ em giai đoạn
tấn công .......................................................................................................................64
Bảng 3.15. Đặc điểm về tái phát của BCCDL trẻ em................................................64
Bảng 3.16. Đặc điểm về vị trí tái phát của theo phân nhóm BCCDL trẻ em.............65
Bảng 3.17. Đặc điểm tình trạng bệnh của BCCDL trẻ em tử vong ............................67
.
.
viii
Bảng 3.18. Nguyên nhân tử vong của BCCDL trẻ em ...............................................68
Bảng 3.19. Tần suất tử vong BCCDL do nguyên nhân nhiễm trùng theo giai
đoạn hóa trị..................................................................................................................68
Bảng 3.20. Phân tích đơn biến liên quan các yếu tố dịch tễ, chẩn đoán ảnh
hưởng thời gian sống còn toàn bộ BCCDL trẻ em .....................................................72
Bảng 3.21. Phân tích đơn biến liên quan giữa yếu tố điều trị, diễn tiến bệnh với thời
gian sống còn toàn bộ của BCCDL trẻ em..................................................................76
Bảng 3.22. Phân tích đa biến theo mô hình hồi quy COX các yếu tố liên quan thời
gian sống còn toàn bộ của BCCDL trẻ em .................................................................80
Bảng 4.1. So sánh đặc điểm vể tuổi BCCDL trẻ em trong một số nghiên cứu ..........83
Bảng 4.2. So sánh đặc điểm về dấu hiệu ban đầu của BCCDL trẻ em trong một số
nghiên cứu ...................................................................................................................88
Bảng 4.3. So sánh số lượng bạch cầu máu cao nhất ban đầu của BCCDL trẻ em
trong
một số nghiên cứu .......................................................................................................90
Bảng 4.4. So sánh đặc điểm đánh giá xâm lấn não của BCCDL trẻ em trong một số
nghiên cứu. ..................................................................................................................91
Bảng 4.5. So sánh phân loại theo dấu ấn miễn dịch của BCCDL trẻ em trong một số
nghiên cứu ...................................................................................................................95
Bảng 4.6. So sánh nhóm nguy cơ của BCCDL trẻ em trong một số nghiên cứu .......96
Bảng 4.7. So sánh tỉ lệ lui bệnh sau tấn công BCCDL trẻ em trong một số nghiên
cứu.............................................................................................................................102
Bảng 4.8. So sánh đặc điểm tái phát của BCCDL trẻ em trong một số nghiên cứu .111
Bảng 4.9. So sánh thời điễm tái phát BCCDL trẻ em trong một số nghiên cứu......113
Bảng 4.10. So sánh tỉ lệ tử vong của BCCDL trẻ em trong một số nghiên cứu ......115
Bảng 4.11. So sánh thời điểm tử vong trong hóa trị của BCCDL trẻ em trong một số
nghiên cứu .................................................................................................................117
Bảng 4.12. So sánh nguyên nhân tử vong BCCDL trẻ em trong một số nghiên cứu ở
các nước đang phát triển. ..........................................................................................122
Bảng 4.13. Xác suất sống còn toàn bộ và xác suất sống còn không biến cố 5 năm
của BCCDL trẻ em theo một số phác đồ. .................................................................129
.
.
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tiến hành nghiên cứu .......................................................................50
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ điều trị và theo dõi bệnh nhân .........................................................53
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Giai đoạn hóa trị tại thời điểm tử vong của các BCCDL trẻ em ...........66
Biều đồ 3.2. Kết quả vi sinh mẫu bệnh phẩm trong các trường hợp BCCDL trẻ em tử vong
do nhiễm trùng....................................................................................................................... 69
Biểu đồ 3.3. Tác nhân phân lập trong BCCDL tử vong do nguyên nhân nhiễm trùng ........ 69
Biểu đồ 3.4. Đường cong Kaplan-Meier biểu diễn xác suất sống còn toàn bộ của
BCCDL trẻ em............................................................................................................70
Biểu đồ 3.5. Đường cong Kaplan-Meier cho sống còn không sự cố theo thời gian
của BCCDL trẻ em ....................................................................................................71
Biều đồ 3.6. Đường cong Kaplan-Meier so sánh xác suất sống còn toàn bộ BCCDL
giữa nhóm có xâm lấn não và không xâm lấn não ban đầu. .......................................74
Biều đồ 3.7. Đường cong Kaplan-Meier cho xác suất sống còn toàn bộ giữa
BCCDL B so với BCCDL T .......................................................................................75
Biểu đồ 3.8. Đường cong Kaplan-Meier so sánh xác suất sống còn toàn bộ giữa
các nhóm BCCDL theo MRD sau giai đoạn tấn công. .............................................78
.
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (BCCDL) là bệnh lý ác tính thường gặp nhất
ở trẻ em, chiếm 25-30% các bệnh lý ác tính. BCCDL tần suất cao hơn 5 lần so với
bạch cầu cấp dòng tủy. Bệnh thường gặp ở tuổi 2-5 tuổi, 85% các trường hợp
BCCDL mang dấu ấn miễn dịch dòng B, thường gặp hơn so với BCCDL dòng T
(chỉ 15%) [20], [47].
Phác đồ hiện tại đều có tổng thời gian điều trị trên mức 2-3 năm với nhiều đợt
giảm bạch cầu hạt nên nguy cơ nhiễm trùng cao so với các nhóm ung thư khác.
Phần điều trị chính có thời gian trung bình dưới 1 năm trong đó đợt điều trị đầu là
giai đoạn tấn công từ 4-6 tuần có vai trò quan trọng, quyết định sự lui bệnh của
BCCDL, định hướng cho việc chọn lựa điều trị tiếp tục các giai đoạn sau. Phần điều
trị duy trì thường ngưỡng 2-3 năm gồm những đợt hóa trị có tính chất tương đồng
nhau và lập lại mỗi tháng để ổn định lui bệnh lâu dài [21], [31], [47].
Báo cáo đầu tiên về điều trị BCCDL của Faber năm 1948 ghi nhận thời gian
sống còn của bệnh nhân chỉ 2-3 tháng. Ở các nước phát triển, phân nhóm nguy cơ
điều trị BCCDL bằng xét nghiệm di truyền học phân tử, tối ưu hóa phác đồ, giảm
hóa trị trên nhóm nguy cơ chuẩn, thử nghiệm thuốc, tử vong có thể dưới 3%, thời
gian sống còn toàn bộ sau 5 năm đạt được 87% trong 2 thập kỷ nay [61]. Tuy nhiên
ở các nước đang phát triển, thời gian sống còn toàn bộ sau 5 năm thấp hơn rất
nhiều. Các nghiên cứu cho thấy khi áp dụng một phác đồ tương đương tại các nước
đang phát triển, tử vong sớm có thể tới 15% hoặc cao hơn liên quan đền cơ sở vật
chất hóa trị bệnh chưa chuẩn, nguồn thuốc y tế chưa đầy đủ, chậm trễ trong chẩn
đoán, điều trị bệnh. Nhiễm trùng là nguyên nhân tử vong hàng đầu của đặc biệt
trong giai đoạn tấn công; 10% bệnh nhân đã đạt lui bệnh ghi nhận tử vong sau đó
[11], [61], [81].
Tại Việt Nam trong tình cảnh chung các nước đang phát triển, số lượng trung
tâm ung thư nhi ít, chi phí xét nghiệm chẩn đoán- theo dõi bệnh BCCDL còn khá
cao, một số trung tâm có lượng bệnh BCCDL quá đông, chưa đủ điều kiện cách ly
.
.
2
hóa trị chưa chuẩn. Tỉ lệ tử vong BCCDL trẻ em theo 1 số nghiên cứu dao động
12%-37,2% tùy trung tâm ung thư, phân nhóm BCCDL B hay T, nhóm nguy cơ ban
đầu [1], [5], [12]. Nguyên nhân tử vong thường gặp là nhiễm trùng 43,2%, tái phát
27% [5].
Nằm trong 1 bệnh viện nhi tuyến đầu, khoa Ung Bướu Huyết Học Nhi đồng 2
đã và đang tiếp nhận số lượng bệnh nhân BCCDL khá đông, trung bình có 4-10
bệnh nhân BCCDL mới được chẩn đoán mỗi tháng. Bên cạnh đó, Bệnh viện còn hỗ
trợ tiếp nhận điều trị hồi sức các trường hợp BCCDL chuyển viện do vượt quá khả
năng chuyên môn từ các bệnh viện khác tới. Những điều kiện khách quan trên đã
đặt ra một thử thách không nhỏ cho Bệnh viện Nhi đồng 2 trong mục tiêu kiểm soát
nhiễm trùng, hạ tỉ lệ tử vong, nâng cao hiệu quả điều trị.
Bên cạnh các vấn đề trên, tái phát sau điều trị được ghi nhận 25-35%. Tái phát
thời điểm sớm hoặc rất sớm (tương đương 2-3 năm đầu điều trị bệnh) ước tính 70%
-78% các trường hợp có tái phát, trong đó tái phát tủy thường gặp nhất chiếm trên
53,7% [5], [12], [15]. Vẫn còn nhiều khó khăn trong điều trị sau tái phát, do đa số
bệnh nhân cần kết hợp hóa trị mạnh phối hợp dị ghép tế bào gốc là một điều trị chưa
thực
Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, đã triển khai điều trị BCCDL, cho đến nay chỉ có 1
nghiên cứu điều trị BCCDL theo phác đồ Fralle 2000 của tác giả Hồ Trần Phương
Thảo thực hiện năm 2014 với kết quả xác suất sống còn toàn bộ 3 năm 74,3 ± 5,7%,
tỉ lệ tái phát là 28,8%, tỉ lệ tử vong 23,7%. Phân tích đơn biến ghi nhận tuổi và dấu
ấn miễn dịch tế bào có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thời gian sống toàn bộ.
Tuy nhiên với kết quả nghiên cứu này chưa mô tả được toàn diện về điều trị
BCCDL. Do vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Kết quả sống còn và các yếu tố liên
quan sau 2 năm điều trị của BCCDL trẻ em” để trả lời câu hỏi xác suất sống còn
BCCDL trẻ em tại Nhi Đồng 2 là bao nhiêu, có đang tăng lên không, nguyên nhân
tử vong chính là gì, các yếu tố nào có liên quan đến sống còn của bệnh thông qua
các mục tiêu nghiên cứu như sau:
.
.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỉ lệ đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, phân loại nguy cơ, điều trị tấn công
của BCCDL tại Bệnh viện Nhi đồng 2
2. Xác định kết quả điều trị của BCCDL trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2
3. Xác định xác suất sống còn và các yếu tố liên quan sống còn sau 2 năm điều
trị của BCCDL tại Bệnh viện Nhi đồng 2
.
.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương
Vào năm 1827, Velpeau đã có những báo cáo đầu tiên về bệnh bạch cầu lympho
cấp sau đó, Virchow, Bennett và Craigie đã tìm ra những điều kiện để xác định
bệnh vào 1845. Năm 1847, Virchow đã dùng thuật ngữ “leukemie” để phân biệt cho
thể bệnh có lách to, hạch to. Sau đó, Ehrlich giới thiệu những phương pháp để phân
biệt thành nhiều phân loại dưới nhóm vào năm 1891 và đến năm 1913, bệnh bạch
cầu cấp được phân thành cấp - mạn, dòng lympho - dòng tủy [78].
Định nghĩa: Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (BBCDL-acute lymphoblastic
leukemia) là một rối loạn ác tính do sự chuyển dạng bất thường của tế bào đầu dòng
lympho. Bệnh có đặc điểm tăng sinh mạnh nhưng không biệt hóa hoặc biệt hóa bất
thường của các nguyên bào lympho dẫn đến sự tích tụ các tế bào này trong tủy
xương gây ức chế sự tạo máu bình thường và thâm nhiễm các cơ quan tổ chức ngoài
tủy xương
1.2. Dịch tễ học
tổng kết của SEER năm 2019 tần suất bạch cầu cấp là 4,8 ca/ 100.000 trẻ em,
là ung thư chiếm tỉ lệ cao hàng đầu trẻ em, khoảng 24,3% toàn trẻ mắc ung thư mới
[70]. Bạch cầu cấp dòng lympho chiếm khoảng một phần tư số ca bệnh lý ác tính trẻ
em. BCCDL tần suất cao hơn 5 lần so với bạch cầu cấp dòng tủy [20], [82]. Tần
suất bệnh BCCDL trên thế giới khoảng 1-5 ca/ 100.000 dân số, trên hai phần ba các
trường hợp BCCDLB [24], [65]. Tần suất BCCDLB gặp cao gấp 3 lần ở trẻ da trắng
so với trẻ da đen. Người Mỷ Latinh có tần suất bệnh khoảng 43 ca/ 1.000.000 dân
cao hơn so với chủng tộc da trắng 36 ca/ 1.000.000 dân), người Mỹ da đen 15 ca/
1.000.000 dân và chủng tộc châu Á [56]. BCCDL nguyên phát ở trẻ em thường gặp
tuổi 2-5 tuổi, với ba phần tư số ca xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi. BCCDLB có tần suất ở
trẻ trai hơi cao hơn trẻ gái [24], [65], [82].
Theo một số nghiên cứu đang cho thấy xu hướng tăng dần của bệnh. Theo dữ
liệu của chương trình giám sát dịch tễ và kết quả điều trị (Surveillance,
.
.