Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết quả nghiên cứu năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè xanh ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008
135
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM CHÈ
XANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI THÁI NGUYÊN
Đỗ Thị Thuý Phương (Trường Đại học KT&QTKD - ĐH Thái Nguyên)
1. Đặt vấn đề
Thái Nguyên là tỉnh trung du, miền núi phía bắc, được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai
và điều kiện khí hậu thời tiết hết sức thích hợp cho việc phát triển cây chè. Tại Thái Nguyên, tham gia
vào việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phNm chè xanh có nhiều thành phần kinh tế: doanh nghiệp
(DN) quốc doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty liên doanh… Cùng
với việc tự do hoá thương mại trong cả nước và trên trường quốc tế, sản phNm chè Thái Nguyên đã
được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường và góp phần không nhỏ vào việc thúc đNy sự phát triển của
ngành chè Việt Nam. Tuy nhiên, sản phNm chè xanh Thái Nguyên hiện còn gặp nhiều khó khăn,
thách thức trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ và trong cạnh tranh trên thị trường về các khía cạnh chất
lượng, giá cả, mẫu mã sản phNm, bao bì… Vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phNm chè
Thái Nguyên trong điều kiện nước ta đã gia nhập WTO là một vấn đề lớn, mang tính thời sự.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1.Tình hình sản xuất kinh doanh chè của Thái Nguyên và các DN ngoài quốc doanh
Đến tháng 12-2006, Thái Nguyên có 31 doanh nghiệp chế biến chè công nghiệp, trong đó có
25 doanh nghiệp, xí nghiệp ngoài quốc doanh. Hệ thống máy móc, thiết bị chế biến của các doanh
nghiệp đa số đã được cải tiến và đầu tư mới, sản xuất các sản phNm chủ yếu là chè đen xuất khNu,
chè xanh xuất khNu và chè tiêu thụ trong nước, bao gồm chè xanh đặc sản, chè xanh ướp hương
đóng gói hoặc đóng hộp, chè xanh thường,... Ngoài ra Thái Nguyên còn có 54.400 cơ sở chế biến
chè thủ công (máy xao, máy vò chè với quy mô sản xuất hộ gia đình), đảm bảo chế biến khoảng
58% sản lượng chè của tỉnh mỗi năm. Sự phát triển của ngành chế biến cũng làm cho diện tích trồng
chè mở rộng, do đó tạo ra nhiều việc làm cho những người sản xuất chè. Từ 2000 - 2005, tổng diện
tích trồng chè của Thái Nguyên tăng mạnh từ 11.331 ha lên 15.000 ha. Sản lượng chế biến năm
2006 đạt 23.000 tấn, trong đó chế biến công nghiệp xấp xỉ 11.500 tấn, đạt gần 50% sản lượng chè
nguyên liệu của toàn tỉnh. Sản phNm chè Thái Nguyên chủ yếu được tiêu thụ nội địa, gần 60% sản
phNm chè được chế biến chè xanh bằng phương pháp thủ công truyền thống và tiêu thụ trong nước.
Năm 2006, tỉnh Thái Nguyên đã xuất khNu gần 11.806 tấn chè (tăng 47% so với năm 2005)
với giá trị 12.082.221 USD, trung bình 1.023,39 USD/tấn, trong đó chủ yếu là chè đen. Có được
những thành công trên là do hơn 30 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chè trong tỉnh đã coi trọng
việc nâng cao chất lượng, công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khNu. Thị trường xuất
khNu chủ yếu là các nước khu vực Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, …
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của sản ph0m chè tại các DN ngoài quốc doanh
tỉnh Thái Nguyên
a. Khả năng cạnh tranh của các yếu tố liên quan đến sản ph0m chè xanh.
Về chất lượng sản ph0m: Sản phNm chè xanh Thái Nguyên được các chuyên gia nghiên
cứu về chè đánh giá có chất lượng tốt nhờ được thiên nhiên ưu đãi về đất đai và khí hậu rất
thích hợp với cây chè sinh trưởng và phát triển. Đây là sự khác biệt nổi bật của Thái Nguyên với
các vùng trồng chè khác ở các địa phương trong cả nước. Kinh nghiệm trồng và chế biến chè
của người dân Thái Nguyên cũng cao hơn so với các địa phương khác nên chè Thái Nguyên có
hình thức đẹp, hương vị thơm ngọt, đậm đà khó có thể quên khi đã một lần thưởng thức. Hàm