Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết quả chọn lọc một số dòng lạc có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mất nước của giống lạc L18
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn | 122
KẾT QUẢ CHỌN LỌC MỘT SỐ DÕNG LẠC CÓ NGUỒN GỐC TỪ MÔ SẸO
CHỊU MẤT NƯỚC CỦA GIỐNG LẠC L18
Vũ Thị Thu Thuỷ1
, Đinh Tiến Dũng1
, Nguyễn Thị Tâm1
, Chu Hoàng Mậu2
*
1
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên,
2 Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây trồng có giá trị kinh tế về nhiều mặt, tuy nhiên sự phát triển cây
lạc còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của nó, trong đó có nguyên nhân do tình trạng hạn hán gây
nên. Để khắc phục tình trạng này, các dòng lạc có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mất nƣớc của giống
lạc L18 đƣợc đánh giá và chọn lọc qua 3 thế hệ đã tuyển chọn đƣợc 3 dòng (kí hiệu R3.44, R3.46,
R3.48) trong tổng số 37 dòng, có sự ổn định về các tính trạng nông học (chiều cao cây; số nhánh/
cây; số quả/ cây; số quả chắc/ cây) so với giống gốc. Các dòng chọn lọc có hàm lƣợng lipit và khả
năng chịu hạn cao hơn so với giống gốc. Ba dòng R3.44, R3.46, R3.48 có biểu hiện đƣợc cải thiện
rõ rệt về khả năng chịu hạn ở giai đoạn hạt nảy mầm và giai đoạn cây non.
Từ khóa: Arachis hypogaea, chịu mất nước, chịu hạn, dòng lạc, tính trạng nông học
MỞ ĐẦU
Lạc (Arachis hypogaea L.) là loại cây công
nghiệp ngắn ngày đƣợc trồng ở nhiều nơi trên
thế giới. Trồng lạc mang lại nguồn lợi về
nhiều mặt đặc biệt là giá trị dinh dƣỡng, giá
trị về kinh tế; các sản phẩm phụ dƣ thừa từ
cây lạc có giá trị cải tạo đất rất tốt [3], [9].
Với phƣơng thức canh tác chủ yếu ở mức quy
mô nhỏ, cây lạc đƣợc trồng ở hầu khắp các
vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam, chính
vì vậy yếu tố tự nhiên chính là một trong
những yếu tố hạn chế sự phát triển của cây
lạc. Với 28% diện tích đất trồng lạc so với
tổng diện tích đất trồng cây công nghiệp hàng
năm, hạn hán đã làm giảm tới 50% sản lƣợng,
vì vậy việc đánh giá và chọn tạo các giống lạc
có năng suất, chất lƣợng và khả năng chịu hạn
là yêu cầu thực tiền đặt ra cho các nhà chọn
giống lạc (Nguyễn Thị Chinh, 2005) [3]
Trong những năm gần đây, nhiều phƣơng pháp
mới đƣợc ứng dụng để cải tạo giống cây trồng,
trong đó có kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đƣợc
sử dụng nhƣ một phƣơng pháp nhằm nâng
cao khả năng chịu hạn của cây trồng, trong đó
có cây lạc [1], [6], [11]. Những thay đổi về
sinh lý, hoá sinh liên quan đến tính chống
chịu của cây tái sinh từ mô đƣợc chọn lọc qua
hệ thống chọn dòng bằng nuôi cấy mô sẹo đã
Tel: (84) 913 383289; Email: [email protected]
đƣợc công bố [6], [7], [8], [10]. Bài báo này
trình bày kết quả đánh giá các dòng chọn lọc
có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mất nƣớc của
giống lạc L18.
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giống lạc L18 do Trung tâm nghiên cứu và
phát triển đậu đỗ, Viện Cây lƣơng thực và
Cây thực phẩm Việt Nam cung cấp.
Phương pháp nghiên cứu trên đồng ruộng:
Quần thể R0 gồm 37 dòng cây xanh (có quả)
có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mất nƣớc của
giống lạc L18 (trồng vụ Xuân hè, năm 2008)
[11]. Mỗi cây có hạt là một dòng đƣợc thu
hoạch riêng và đánh dấu để trồng các vụ tiếp
theo. Cây của hạt R0 đƣợc gọi là thế hệ R1,
tƣơng tự cây của hạt R1 đƣợc gọi là R2...Điều
kiện và chế độ chăm sóc đều nhƣ nhau.
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu tạo luống
ngẫu nhiên, mỗi luống cách nhau 50 cm; hạt
của các dòng đƣợc đánh dấu và trồng theo
luống, mỗi luống gồm nhiều hàng, mỗi hàng
cách nhau 30cm, trồng các hạt cách nhau 10
cm. Theo dõi sự phát triển của các dòng chọn
lọc qua các vụ gieo trồng, đánh giá các chỉ
tiêu nông học, năng suất theo mô tả của
Nguyễn Thị Chinh, 2005 [3]. Thí nghiệm
đồng ruộng đựơc thực hiện tại Phƣờng Quang
Vinh- Thành phố Thái Nguyên.
- Định lƣợng protein tan theo phƣơng pháp
Lowry, xác định hoạt độ α- amylase bằng
phƣơng pháp Heinkel; định lƣợng đƣờng khử