Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết quả áp dụng địa vật lý phục vụ nghiên cứu đánh giá nguyên nhân, cơ chế nứt sụt đất ở khu vực
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Kết quả áp dụng địa vật lý phục vụ nghiên cứu
đánh giá nguyên nhân, cơ chế nứt sụt đất ở
khu vực huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ; đề
xuất giải pháp phòng tránh
Đặng Ngọc Thùy
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Địa vật lý; Mã số: 60 44 61
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đoàn Văn Tuyến
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Tìm hiểu bản chất, nguyên nhân, cơ chế hình thành và xuất hiện các tai biến
địa chất gây sụt đất. Nghiên cứu sử dụng tổ hợp các phƣơng pháp để khảo sát đánh giá
các điều kiện địa chất gây ra hiện tƣợng sụt đất ở tại khu vực Thanh Ba – tỉnh Phú
Thọ. Đánh giá điều kiện tự nhiên và các yếu tố địa chất - kiến tạo tác động đến quá
trình phát triển, phân bố và xuất hiện tai biến nứt sụt đất ở khu vực Thanh Ba. Trình
bày các phƣơng pháp địa vật lý thích hợp nhằm xác định đặc điểm các yếu tố cấu trúc
nứt sụt đất, phát hiện và dự báo các hang hốc và cấu trúc ẩn có nguy cơ gây sụt đất. Đề
xuất các giải pháp quy hoạch, phòng tránh tai biến sụt đất ở tại khu vực Thanh Ba –
tỉnh Phú Thọ.
Keywords: Địa vật lý; Sụt đất; Phú Thọ
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Tai biến địa chất là một dạng thiên tai xảy ra rất phổ biến trên thế giới. Các tai biến
lớn liên quan đến hoạt động động đất thƣờng gây thiệt hại nghiêm trọng nên đƣợc chú trọng
đầu tƣ và nghiên cứu một cách thƣờng xuyên bằng một hệ thống trạm quan trắc.
Tham khảo các văn liệu khoa học cũng nhƣ truyền thông cho thấy, dạng tai biến địa
chất gây sụt đất có tính phá hủy cũng xuất hiện thƣờng xuyên ở nhiều nƣớc trên thế giới và là
đối tƣợng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu cơ chế, xác định
vùng tiềm ẩn nguy cơ, quy luật xuất hiện các dạng tai biến khác nhau và từ đó có thể dự báo,
đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do chúng gây nên cũng là một nhu cầu
thực tiễn cấp thiết.
2
Xuất phát từ yêu cầu khoa học và kinh nghiệm trong quá trình tham gia giải quyết
nhiệm vụ thực tiễn, học viên đã lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Kết quả áp duṇ g điạ vâṭ lý
phục vụ nghiên cứu đánh giá nguyên nhân , cơ chế nƣ́
t suṭ đất ở khu vƣc̣ huyêṇ Thanh Ba , tỉnh
Phú Thọ; đề xuất các giải pháp phòng tránh”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu bản chất, nguyên nhân, cơ chế hình thành và xuất hiện các tai biến địa chất
gây sụt đất.
- Nghiên cứu sử dụng tổ hợp các phƣơng pháp để khảo sát đánh giá các điều kiện địa
chất gây ra hiện tƣợng sụt đất ở vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu lựa chọn các phƣơng pháp địa vật lý thích hợp nhằm xác định đặc điểm
các yếu tố cấu trúc nứt sụt đất, phát hiện và dự báo các hang hốc và cấu trúc ẩn có nguy cơ
gây sụt đất.
- Đề xuất các giải pháp quy hoạch, phòng tránh tai biến sụt đất ở vùng nghiên cứu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là các cấu trúc đá vôi có điều kiện phát triển karst.
- Phạm vi nghiên cứu: các khu vực phân bố đá vôi ở các xã Đồng Xuân, Ninh Dân,
Yên Nội, thị trấn Thanh Ba – Tỉnh Phú Thọ.
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu
1) Các phƣơng pháp nghiên cứu, điều tra khái quát.
2) Các phƣơng pháp địa vật lý .
5. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở khoa học về bản chất, nguyên nhân, điều kiện và cơ chế quá trình lún, nứt sụt
đất.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên và các yếu tố địa chất - kiến tạo tác động đến quá trình
phát triển, phân bố và xuất hiện tai biến nứt sụt đất ở vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu, lựa chọn phƣơng pháp địa vật lý thích hợp, triển khai áp dụng để xác
định đặc điểm và quy mô phân bố, phát hiện, dự báo các cấu trúc tiềm ẩn nguy cơ nứt sụt đất
ở vùng nghiên cứu.
6. Tài liệu sử dụng
Luận văn dựa trên các tài liệu, báo cáo địa chất, địa vật lý khu vực nhƣ sau:
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cƣ́u khoanh vùng dƣ̣báo suṭ đất ở huyêṇ
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ; đề xuất các giải pháp phòng tránh và quy hoạch phục vụ phát triển
bền vƣ̃ng”, 2009. Lƣu trữ Viện địa chất – Viện khoa học và công nghệ Việt Nam.