Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết nối trồng trọt - chăn nuôi với chế biến nhỏ địa phương: một câu chuyện thành công của dự án 4FGF tại tỉnh Bắc Kạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Dương Văn Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 111(11): 129 - 136
129
KẾT NỐI TRỒNG TRỌT - CHĂN NUÔI VỚI CHẾ BIẾN NHỎ ĐỊA PHƯƠNG:
MỘT CÂU CHUYỆN THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN 4FGF TẠI TỈNH BẮC KẠN
Dương Văn Sơn
*
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Dự án 4FGF đã làm việc cùng với những nông dân trồng sắn, trồng dong riềng và chăn nuôi ở tỉnh
Bắc Kạn nhằm cải thiện mối liên kết với công nghiệp chế biến và thúc đẩy sản xuất bền vững
thông qua hệ thống trồng trọt và chăn nuôi cải tiến. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu xác định
được các giống sắn, giống dong riềng có năng suất cao thích hợp với điều kiện xã Kim Lư (huyện
Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) cùng với các biện pháp kỹ thuật canh tác (mật độ trồng, bón phân,…) để làm
tăng năng suất các giống mới, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất sắn và dong riềng, cung cấp
củ tươi cho nhà máy chế biến ngay địa phương. Nhà máy chế biến tinh bột sắn và dong riềng quy
mô nhỏ được đảm bảo bởi thị trường cung cấp củ tươi ổn định ngay tại địa phương, đồng thời làm
gia tăng giá trị cho người trồng sắn và dong riềng và đảm bảo hệ thống sản xuất bền vững thông
qua việc sử dụng sản phẩm phụ chế biến (xơ bã) để làm thức ăn chăn nuôi. Các nhà nghiên cứu đã
tổ chức những lớp học Đồng ruộng Nông dân và thử nghiệm chế biến ủ chua bã sắn, bã dong riềng
kết hợp với một số loại thức ăn sẵn có địa phương để làm thức ăn chăn nuôi lợn và trâu, đồng thời
sử dụng phân bón do chăn nuôi gia tăng để làm hầm biogas để đun nấu và thắp sáng trong nông
hộ. Ngoài ra, một nguồn phân bón lớn từ chăn nuôi lợn có thể cung cấp trở lại cho sản xuất sắn và
dong riềng để gia tăng năng suất, đảm bảo sản xuất bền vững, hoặc sử dụng lượng lớn phân
chuồng này để làm hầm biogas.
Hiệu quả kinh tế thu được từ mối liên kết hai chiều sản xuất-chế biến và các tương tác tốt hơn giữa
trồng trọt và chăn nuôi đã làm cho hệ thống sản xuất có sức cạnh tranh hơn. Liên kết giữa doanh
nghiệp chế biến địa phương, các nhà quản lý, nhà khoa học, những hộ nông dân trồng sắn, trồng
dong riềng và chăn nuôi đều được hưởng lợi thông 137 qua cải thiện những mối liên kết với doanh
nghiệp chế biến tinh bột quy mô nhỏ tại địa phương. Đây là mối liên kết trong đó các bên tham gia
đều có lợi, tất cả cùng thắng, được đánh giá là thành công của dự án 4FGF.
Từ khóa: Doanh nghiệp chế biến, liên kết trồng trọt-chăn nuôi, sản xuất sắn, sản xuất dong riềng,
thức ăn chăn nuôi
MỞ ĐẦU
*
Dự án Kết nối sinh kế người nghèo với thị
trường công nghiệp nông nghiệp (Dự án Viện
trợ không hoàn lại, mã số Grant 1031/CIAT)
được biết đến với tên gọi là Dự án Lương
thực, Thức ăn chăn nuôi, Nhiên liệu và Cây
lấy sợi vì một tương lai xanh tươi hơn (4FGF)
đã làm việc cùng với những nông dân trồng
sắn và dong riềng ở xã Kim Lư (huyện Na Rì,
tỉnh Bắc Kạn) nhằm cải thiện mối liên kết với
công nghiệp chế biến và thúc đẩy sản xuất
bền vững thông qua hệ thống trồng trọt và
chăn nuôi cải thiện cùng với một nhà máy chế
biến tinh bột sắn và dong riềng ướt quy mô
nhỏ ngay tại địa phương. Dự án kéo dài hơn 3
năm, bắt đầu từ cuối năm 2009 đến hết năm
2012 với ba hợp phần chính sau đây: Hợp
*
Tel 0912 349 765, E-mail: [email protected]
phần 1: Hệ thống nông nghiệp đa dạng để
đảm bảo an ninh lương thực và thu nhập; Hợp
phần 2: Liên kết nhà sản xuất - nhà chế biến
đối với thị trường công nghiệp nông nghiệp
và phát triển doanh nghiệp; Hợp phần 3: Liên
minh học tập chia sẻ các kiến thức để thúc
đẩy sự đổi mới [1]. Trong phạm vi bài viết
này, chúng tôi xin trích giới thiệu câu chuyện
kết nối trồng trọt (sắn, dong riềng), chăn nuôi
(lợn, trâu) ở quy mô nông hộ với thị trường
chế biến quy mô nhỏ ngay tại địa phương xã
Kim Lư (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn).
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng nghiên cứu: (1) Hộ nông dân
trồng sắn, trồng dong riềng và chăn nuôi lợn
hoặc trâu ở xã Kim Lư, (huyện Na Rì, tỉnh
Bắc Kạn) cùng với các kỹ thuật tiến bộ mới
trong sản xuất sắn, dong riềng như: giống
mới, kỹ thuật canh tác (mật độ, bón phân,