Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
95
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1348

Kết luận giám định trong tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HOÀI NGÂN

KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TRONG

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HOÀI NGÂN

KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TRONG

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 60380104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Duy Hƣng

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung

nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ

công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Hoài Ngân

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ luật Tố tụng hình sự BLTTHS

Bộ luật Hình sự BLHS

Viện kiểm sát nhân dân VKSND

Tòa án nhân dân TAND

Hội đồng xét xử HĐXX

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1

CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TRONG

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM...........................................................................5

1.1 Một số khái niệm.............................................................................................................. 5

1.1.1 Khái niệm giám định tư pháp...................................................................................... 5

1.1.2 Khái niệm trưng cầu giám định .................................................................................. 8

1.1.3 Khái niệm kết luận giám định ..................................................................................... 9

1.2 Cơ sở lý luận của kết luận giám định........................................................................... 13

1.2.1 Nguyên tắc thực hiện giám định ............................................................................... 13

1.2.2 Yêu cầu của kết luận giám định ................................................................................ 17

1.2.3 Mối quan hệ giữa trưng cầu giám định và kết luận giám định................................. 21

1.3 Kết luận giám định - nguồn của chứng cứ................................................................... 23

1.3.1 Khái niệm nguồn chứng cứ, các loại nguồn chứng cứ ............................................. 23

1.3.2 Kết luận giám định - sự đảm bảo tính khoa học, chính xác, khách quan cho kết luận

điều tra, kết luận vụ án hình sự.......................................................................................... 27

1.3.3 Kết luận giám định - căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ, đình chỉ

vụ án................................................................................................................................... 32

CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.......39

2.1 Quy định của pháp luật về kết luận giám định trong tố tụng hình sự Việt Nam..... 39

2.1.1 Chủ thể trưng cầu, yêu cầu và chủ thể thực hiện giám định..................................... 39

2.1.2 Hình thức, nội dung của kết luận giám định............................................................. 49

2.1.3 Đánh giá, sử dụng kết luận giám định trong tố tụng hình sự ................................... 51

2.2 Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về kết luận giám

định trong tố tụng hình sự Việt Nam................................................................................. 55

2.2.1 Thực tiễn áp dụng kết luận giám định trong tố tụng hình sự Việt Nam.................... 55

2.2.2 Định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về kết luận giám định.................... 78

2.2.2.1 Định hướng sửa đổi, bổ sung một số quy định của PLTTHS về kết luận giám định

........................................................................................................................................... 78

2.2.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giám định................................. 82

KẾT LUẬN..............................................................................................................87

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trước tình hình tội phạm gia tăng về số lượng cũng như cách thức, mức độ

thực hiện hành vi phạm tội ngày một tinh vi, tính chất ngày càng nguy hiểm, công

tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Trong đó việc phát hiện, khám phá chính xác, nhanh chóng, kịp thời mọi hành vi

phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của công dân là yêu cầu cấp thiết đặt ra.

Theo đó, hoạt động chứng minh trong vụ án hình sự giải quyết được cơ bản

những yêu cầu trên, trong đó chứng cứ là phương tiện của việc chứng minh nhằm

xác định các tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng vụ án hình sự. Nhờ

chứng cứ mà các sự kiện thực tế được xác định, khẳng định, đồng thời cũng loại trừ,

phủ định những gì không có thật, không xảy ra trong hiện thực. Kết luận giám định

là một trong bốn loại nguồn của chứng cứ, chứng cứ rút ra từ kết luận giám định có

vai trò quan trọng trong việc chứng minh tội phạm trong từng vụ án hình sự cụ thể.

Nhiều kết luận giám định là chìa khoá mở ra hướng điều tra vụ án, tháo gỡ những

bế tắc trong quá trình tố tụng, một số trường hợp không thể giải quyết được vụ án

nếu không có kết luận giám định bởi kết luận giám định sẽ là cơ sở chứng minh tính

chất, mức độ hành vi phạm tội. Kết luận giám định phục vụ cho hoạt động điều tra,

truy tố và xét xử, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm; bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp cho bị cáo, người bị hại, các bên đương sự trong vụ án hình sự góp phần

quan trọng bảo đảm trật tự an toàn xã hội, ổn định và phát triển kinh tế xã hội đất

nước; góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự được chính xác, khách quan, đúng

pháp luật và hạn chế oan sai.

Tuy vậy, thực tiễn còn tồn tại nhiều vấn đề về kết luận giám định trong tố tụng

hình sự chưa được làm rõ và chưa thống nhất về mặt lý luận lẫn pháp lý. Hiện tồn

tại nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về kết luận giám định dẫn đến thực tiễn

áp dụng thiếu đồng độ, thiếu thống nhất trong đánh giá, sử dụng kết luận giám định

để chứng minh tội phạm, chưa đánh giá đúng vai trò của kết luận giám định trong tố

tụng hình sự và các kết luận giám định có sự mâu thuẫn nhau gây khó khăn cho

hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Đặc biệt có những kết luận giám định vượt quá

khả năng chuyên môn như kết luận về hành vi phạm tội và kết luận cả người thực

hiện hành vi phạm tội, trưng cầu giám định người không có thẩm quyền giám định

nhưng kết luận giám định vẫn được sử dụng làm căn cứ chứng minh vụ án, do đó

không đảm bảo nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự. Trong tiến trình hội nhập

2

quốc tế và quá trình đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đòi hỏi hoạt động chứng minh tội phạm nói chung,

mà nhất là chứng cứ rút ra từ các kết luận giám định nói riêng phải đảm bảo tính

chính xác, khách quan, phù hợp và phải được hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu phát

triển về khoa học và pháp lý. Trước những yêu cầu về pháp lý lẫn thực tiễn về kết

luận giám định trong tố tụng hình sự, tác giả chọn vấn đề “Kết luận giám định

trong tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Xem xét ở góc độ nguồn của chứng cứ, kết luận giám định có vai trò quan

trọng góp phần vào hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố

tụng khi giải quyết một số vụ án cụ thể, làm rõ các tình tiết có liên quan đến chuyên

môn, khoa học kỹ thuật. Trong thời gian qua, các vấn đề liên quan đến giám định

được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, cán

bộ hoạt động thực tiễn… Các công trình khoa học, đề tài, bài viết nghiên cứu về

hoạt động giám định nói chung và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

này như: 1) Vũ Việt Hùng (2009), “Thực tiễn hoạt động giám định tư pháp và một

số kiến nghị”, Tạp chí kiểm sát, 5/2009 (09); 2) Nguyễn Văn Hồ, Nguyễn Đỗ Hải

Nam (2007), “Hoạt động giám định kỹ thuật hình sự trong lực lượng Công an nhân

dân”, Tạp chí kiểm sát, 2/2007 (04); 3) Gia Hưng (2010), “Những chiến công thầm

lặng”, Pháp lý, 2010 (1+2); 4) Kiên Cường (2009), “Giám định tư pháp trước

những thực trạng nan giải”, Dân chủ và pháp luật, 5/2009; 5) Lâm Trí Anh (2009),

“Giám định pháp y nỗi truân chuyên về những điều chưa kể”, Dân chủ và pháp

luật, 5/2009; Nguyễn Văn Trượng (2011), “Một số vướng mắc khi áp dụng các quy

định của pháp luật về giám định tư pháp”, Tạp chí Toà án nhân dân, 01/2011 (02).

Nghiên cứu về “Kết luận giám định trong tố tụng hình sự”, tác giả Nguyễn

Anh Định - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu ở cấp độ

luận văn cử nhân năm 2004. Đề tài tập trung nghiên cứu các những vấn đề pháp lý

của kết luận giám định và thực tiễn áp dụng kết luận giám định theo Bộ luật tố tụng

hình sự năm 2003 và Nghị định 117/HĐBT ngày 21/7/1989 về giám định tư pháp.

Đề tài chỉ nghiên cứu khái quát các quy định về kết luận giám định, chưa đi sâu

nghiên cứu vai trò và việc đánh giá, sử dụng kết luận giám định trong tố tụng hình

sự trong từng trường hợp cụ thể. Đến thời điểm hiện tại chưa có đề tài luận văn thạc

sĩ đi sâu nghiên cứu về kết luận giám định là sự đảm bảo tính chính xác, khách

quan, hợp pháp cho kết luận vụ án và việc đánh giá, sử dụng kết luận giám định

trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này nhằm

3

làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, việc đánh giá và sử dụng kết luận giám định để

đảm bảo một kết luận giám định khoa học, chính xác, khách quan và hợp pháp, là

cơ sở để giải quyết vụ án hình sự.

3. Mục đích nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý, vai trò của kết luận giám

định trong tố tụng hình sự, việc đánh giá và sử dụng kết luận giám định trong tố

tụng hình sự và thực trạng áp dụng. Từ đó có những kiến nghị hoàn thiện các quy

định pháp luật về kết luận giám định phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp hiện

nay và tiến tới sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, góp phần tích cực cho

công tác của các Cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo quyền, lợi ich hợp pháp của

công dân.

Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

- Làm rõ khái niệm, cơ sở lý luận của kết luận giám định.

- Kết luận giám định - nguồn của chứng cứ, sự đảm bảo tính khoa học, chính

xác, khách quan cho kết luận vụ án hình sự

- Các cơ sở pháp lý của kết luận giám định trong tố tụng hình sự.

- Việc đánh giá, sử dụng kết luận giám định trong quá trình khởi tố điều tra,

truy tố, xét xử vụ án hình sự.

- Thực tiễn áp dụng kết luận giám định trong tố tụng hình sự.

- Kiến nghị hoàn thiện các quy định quy định pháp luật về kết luận giám định

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu

Diễn biến tình hình tội phạm ngày càng đa dạng và phức tạp, xảy ra ở mọi đối

tượng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề… Hoạt động giám định tư pháp phục vụ tố

tụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau và các kết luận giám định tương ứng trong từng

lĩnh vực đó được xem xét là nguồn của chứng cứ có vai trò trong hoạt động chứng

minh. Đối với các vụ án về tội phạm kinh tế, chức vụ, tham nhũng, kết luận giám

định xác định giá trị tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt thông qua giám định xây dựng,

giám định thiệt hại về tài sản…; các kết luận giám định xác định nguyên nhân chết,

tỷ lệ thương tật, hoá, độc chất thông qua giám định pháp y, tâm thần và kỹ thuật

hình sự có ý nghĩa đối với các vụ án về tội phạm xâm phạm tính mạng sức khoẻ,

danh dự, nhân phẩm con người, tội phạm về ma tuý… Chứng cứ rút ra từ các kết

luận giám định phải đảm bảo cơ sở pháp lý và yếu tố chuyên môn khoa học, bởi kết

luận giám định vừa là một trong các loại nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự vừa

4

là một kết luận về chuyên môn khoa học trong lĩnh vực cần giám định. Do đó, trong

phạm vi đề tài luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích việc đánh giá, sử

dụng các kết luận giám định trong giai đoạn khởi tố điều tra, truy tố và xét xử để

thấy được vai trò, hiệu quả của kết luận giám định và những vướng mắc trong thực

tiễn áp dụng kết luận giám định.

Đề tài được tìm hiểu, nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta

trong tiến trình cải cách tư pháp. Phương pháp nghiên cứu đề tài là sử dụng đồng

bộ, linh hoạt các phương pháp: phân tích, chứng minh, đánh giá, phân tích án theo

phương pháp quy nạp và diễn dịch. Các phương pháp trên nhằm phân tích các yếu

tố liên quan đến kết luận giám định, tầm quan trọng của kết luận giám định, lý giải

nguyên nhân có sự mâu thuẫn giữa các kết luận giám định và vì sao một kết luận

giám định được sử dụng trong tố tụng hình sự.

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Những kết quả nghiên cứu trong luận văn góp phần củng cố và làm phong phú

kiến thức của tác giả về vai trò của hoạt động giám định nói chung và kết luận giám

định nói riêng và việc đánh giá, sử dụng kết quả giám định sao cho đạt được hiệu

quả trong quá trình khởi tố điều tra, truy tố, xét xử. Tác giả hy vọng rằng những kết

quả nghiên cứu dưới đây sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho những bạn quan tâm,

nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài, đồng thời, những kiến nghị trong

khóa luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình hoàn thiện các

quy định của pháp luật về giám định tư pháp nói chung và kết luận giám định nói

riêng để cho hoạt động này ngày một hiệu quả hơn.

6. Bố cục của luận văn

Lời mở đầu

Chương 1. Nhận thức chung về kết luận giám định trong tố tụng hình sự

Việt Nam

Chương 2. Quy định của pháp luật về kết luận giám định và thực tiễn áp dụng

trong tố tụng hình sự Việt Nam

Kết luận

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!