Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội ở Việt Nam.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: Lý thuyết chung về tăng trưởng
và bất bình đẳng thu nhập ..................................................................... 2
1.1. Tăng trưởng kinh tế ........................................................................................ 2
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế ............................................................. 2
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế ................................................................... 2
1.2. Phân phối thu nhập và cách đo lường phân phối thu nhâp ....................... 2
1.2.1. Khái niệm phân phối thu nhập và bất bình đẳng thu nhập ........................ 2
1.2.2. Nguyên nhân gây nên tình trạng bất bình đẳng thu nhập ......................... 3
1.2.3. Thước đo về bất bình đẳng thu nhập ........................................................ 4
1.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập ..................................................................................... 6
1.3.1. Lý thuyết học thuyết kinh tế cổ điển ....................................................... 6
1.3.2. Lý thuyết của Mac ................................................................................... 7
1.3.3. Lý thuyết của Keynes .............................................................................. 8
1.3.4. Lý thuyết của trường phái “sau Keynes” và kinh tế vĩ mô hiện đại .......... 9
1.3.4.1. Lý thuyết của trường phái “sau Keynes” ......................................... 9
1.3.4.2. Lý thuyết của A.Lewis ....................................................................... 9
1.3.4.3. Mô hình chữ U ngựơc của Simon Kuznet ...................................... 10
1.3.5. Lý thuyết của các nhà kinh tế học hiện đại ............................................. 11
1.3.6. Nhận xét chung về mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng thu
nhập. ................................................................................................................ 14
CHƯƠNG 2: Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng
thu nhập của Việt Nam ......................................................................... 16
2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ................................................................. 16
2.1.1. Thành tựu về tăng trưởng kinh tế .......................................................... 16
2.1.2. Những mặt hạn chế của tăng trưởng kinh tế ........................................... 23
2.2. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam ....................................... 24
2.3. Đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu
nhập ở Việt Nam .................................................................................................. 25
2.3.1. Tăng trưởng kinh tế góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập ................... 25
2.3.2. Tăng trưởng kinh tế cao kéo theo tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia
tăng. ................................................................................................................ 32
2.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế cao gây nên bất bình đẳng thu nhập gia tăng.
..................................................................................................................... 32
2.3.2.2. Nguyên nhân ................................................................................... 40
CHƯƠNG 3: Giải pháp cho vấn đề tăng trưởng kinh tế và
giảm bất bình đẳng thu nhập ............................................................... 43
3.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề tăng trưởng kinh tế và bất
bình đẳng thu nhập .............................................................................................. 43
3.2. Các giải pháp cho tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo .................... 44
3.3. Khuyến nghị ................................................................................................... 50
KẾT LUẬN ........................................................................................... 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................. 54
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới đều xảy ra tình trạng phân phối thu
nhập bất bình đẳng, từ những nước đang phát triển và có tiềm năng phát triển như
Malaysia, Trung Quốc, Nepan…Hay những nước phát triển nhất thế giới như Anh,
Đức…thì tình trạng này là không thể tránh khỏi và ngày càng có xu hướng gia tăng.
Ngay cả đối với Mỹ, đất nước được coi là phát triển nhất thế giới thì đối với nước
này tình trạng bất bình đẳng thu nhập, phân hoá giàu nghèo cũng đang diễn ra một
cách rất gay gắt. Nhưng cũng vẫn tồn tại một số nước vừa có tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao, lại vừa giảm thiểu được tình trạng bất bình đẳng thu nhập như Nhật Bản,
Thuỵ Điển,…Vậy đối với Việt Nam thì sao, vấn đề tăng trưởng kinh tế và bất bình
đẳng thu nhập ở Việt Nam đang diễn ra theo chiều hướng nào?
Đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, trình
độ dân trí thuộc loại thấp, tỷ lệ mù chữ chiếm đến trên 90%, nạn đói tràn lan. Thế
nhưng bằng những chính sách đúng đắn Việt Nam đã khắc phục được những khó
khăn đó và tiến lên. Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu
về tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế liên tục tăng trưởng cao, thu nhập người dân được
cải thiện. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với những chuyển biến tích cực từ nông
nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ, xuất nhập khẩu tăng, kim ngạch xuất nhập khẩu
dần được cải thiện, mở rộng quan hệ ngoại thương với nước ngoài… Những thành
tựu về tăng trưởng này đã góp phần tạo điều kiện giúp phân phối thu nhập được công
bằng hơn, công cuộc xoá đói giảm nghèo được thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên tăng
trưởng kinh tế cao cũng đem lại những kết quả xấu cho vấn đề bất bình đẳng thu
nhập, phân hoá giàu nghèo tăng lên, khoảng cách thu nhập doãng ra. Tại sao ở Việt
Nam lại xảy ra tình trạng như vậy?
Để trả lời cho câu hỏi ở trên đề tài sẽ đi nghiên cứu những lý thuyết cơ bản về
tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập, thực trạng tăng trưởng và phân phối
thu nhập ở Việt Nam, những thành tựu, những mặt hạn chế, yếu kém, đi tìm hiểu
nguyên nhân của nó. Gắn lý thuyết với những vấn đề thực tiễn ở Việt Nam, từ đó tìm
ra giải pháp đúng đắn nhất cho vấn đề tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập nhằm
mục tiêu tăng trưởng kinh tế xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân,
giảm chênh lệch giàu nghèo đưa đất nước tiến lên, phát triển bền vững.
1
CHƯƠNG 1: Lý thuyết chung về tăng trưởng
và bất bình đẳng thu nhập
1.1. Tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô
sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định.
Có thể nói bản chất của tăng trưởng kinh tế là sự đảm bảo sự gia tăng cả quy
mô sản lượng và sản lượng bình quân đầu người.
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế ta sử dụng công thức sau:
Yt - Yt-1
Gt =
Yt-1
Trong đó: Gt là tốc độ tăng trưởng năm t
Yt là GDP (giá trị sản lượng) thực tế năm t tính theo giá năm cơ sở
Yt-1 là GDP (giá trị sản lượng) thực tế năm t-1 tính theo giá năm cơ sở
Ta cũng có thể đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua thu nhập bình
quân đầu người
1.2. Phân phối thu nhập và cách đo lường phân phối thu nhâp
1.2.1. Khái niệm phân phối thu nhập và bất bình đẳng thu nhập
Phân phối thu nhập bình đẳng không có nghĩa là dù ai làm việc hay không, công
việc khác nhau như thế nào thì thu nhập của họ đều như nhau, nếu như vậy sẽ khiến
cho con người mất đi động lực học tập, lao động, nền kinh tế trở nên đình trệ. Ta nên
hiểu phân phối thu nhập bình đẳng nghĩa là người lao động được đánh giá đúng mức
với công sức mà họ đã phải bỏ ra, phân phối thu nhập bình đẳng xuất phát từ sự đánh
giá đúng đắn về mức độ đóng góp của lao động cho xã hội, nhằm nâng cao mức sống
của người dân, loại bỏ tình trạng không làm mà vẫn được hưởng lợi, lao động vất vả
mà cuộc sống vẫn khó khăn thiếu thốn.
2
1.2.2. Nguyên nhân gây nên tình trạng bất bình đẳng thu nhập
Từ các nghiên cứu cho thấy có hai nguyên nhân chính gây nên sự khác biệt về
thu nhập, đó là bất bình đẳng thu nhập do lao động và bất bình đẳng thu nhập từ tài
sản. Ta sẽ đi sâu tìm hiểu về từng nguyên nhân.
Thứ nhất là bất bình đẳng thu nhập do lao động. Lao động khác nhau đem lại
thu nhập khác nhau do những lý do chủ yếu sau đây:
Sự khác biệt mang tính đền bù là khoản chênh lệch về tiền lương phát sinh
nhằm bù đắp cho các đặc điểm phi tiền tệ của các công việc khác nhau.
Vốn nhân lực là sự tích luỹ đầu tư trong mỗi con người, ví dụ như học vấn và
kinh nghiệm làm việc. Các lao động với nhiều vốn nhân lực sẽ kiếm được nhiều tiền
hơn những lao động với ít vốn nhân lực Thực tế có sự khác biệt mang tính đền bù
giữa những lao động có trình độ học vấn và những lao động không có trình độ học
vấn nhằm bù đắp cho chi phí của việc đi học.
Năng lực, nỗ lực và cơ hội có thể giúp lý giải cho sự khác biệt về thu nhập. Một
số người này thông minh hơn và khỏe mạnh hơn những người khác và họ được trả
lương theo năng lực tự nhiên của họ. Một số lao động làm việc vất vả hơn những
người khác và họ được đền bù cho những cố gắng của họ. Cơ hội cũng đóng một vai
trò nhất định, trong đó trình độ học vấn và kinh nghiệm của một cá nhân nào đó có
thể trở nên vô nghĩa nếu sự thay đổi công nghệ làm cho công việc của cá nhân đó
không cần nữa.
Quan điểm vốn nhân lực về trình độ học vấn cho rằng, những lao động với trình
độ học vấn cao hơn được trả lương cao hơn bởi vì học vấn làm cho họ có năng suất
cao hơn. Theo quan điểm vốn nhân lực về trình độ học vấn, một chính sách nhằm làm
tăng trình độ học vấn của người lao động sẽ làm tăng tiền lương của họ. Theo quan
điểm phát tín hiệu về học vấn, trình độ học vấn cao hơn không có ảnh hưởng gì đến
năng suất hay tiền lương. Có bằng chứng cho thấy rằng học vấn không làm tăng năng
suất và tiền lương, do vậy trình độ học vấn có thể chỉ là một tín hiệu phản ánh năng
lực của người lao động. Những lợi ích đem lại từ việc đi học có lẽ là một sự kết hợp
giữa các hiệu ứng phát tín hiệu và hiệu ứng tư bản con người.
Thứ hai là bất bình đẳng thu nhập từ tài sản. Nó xuất phát từ nguồn lực tự có
của mỗi người, từ những tài sản mà họ đang nắm giữ, những tài sản này có được có
thể là từ tiết kiệm tích lũy nên, có thể là do đầu tư, kinh doanh mà sinh lời hoặc đơn
3