Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” ở lớp 11
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NÔNG THỊ THU HÀ
KẾT HỢP HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC, ĐÁNH GIÁ
VÀ THƢỞNG THỨC TRONG DẠY HỌC ĐOẠN
TRÍCH “MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA”
CỦA HOÀI THANH Ở LỚP 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên, năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NÔNG THỊ THU HÀ
KẾT HỢP HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC, ĐÁNH GIÁ
VÀ THƢỞNG THỨC TRONG DẠY HỌC ĐOẠN
TRÍCH “MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA”
CỦA HOÀI THANH Ở LỚP 11
Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời Hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Thanh Hùng
Thái Nguyên, năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới
GS.TS Nguyễn Thanh Hùng – Người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ
em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn
và khoa Sau đại học – trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên – Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện,
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011
Tác giả luận văn
Nông Thị Thu Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn
đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nông Thị Thu Hà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn
Mục lục...............................................................................................................i
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt.............................................................iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................. 7
1.1. “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh là tác phẩm nghị luận
mẫu mực mang phong cách phê bình văn học độc đáo .................................... 7
1.1.1. “Một thời đại trong thi ca” – tác phẩm nghị luận mẫu mực ................... 8
1.1.2. Phong cách phê bình văn học độc đáo của Hoài Thanh trong “Một
thời đại trong thi ca”........................................................................................ 13
1.2. Giá trị đào tạo năng lực văn học cho học sinh lớp 11 của đoạn trích
“Một thời đại trong thi ca” .............................................................................. 19
1.2.1. Tầm quan trọng của việc kết hợp hài hòa các hoạt động nhận thức,
đánh giá và thưởng thức để đào tạo năng lực văn học cho học sinh .............. 19
1.2.2. Giá trị đào tạo năng lực văn học cho học sinh lớp 11 của đoạn
trích “Một thời đại trong thi ca”...................................................................... 21
1.2.3. Sự kết hợp hài hòa các hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng
thức trong dạy học đoạn trích“Một thời đại trong thi ca”............................... 23
1.3. Thực trạng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức
trong dạy học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh ........... 30
1.3.1. Định hướng của SGK, SGV khi dạy học đoạn trích “Một thời đại
trong thi ca”..................................................................................................... 30
1.3.2. Khảo sát giáo án dạy học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” ......... 32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
1.3.3. Nhận định về thực trạng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và
thưởng thức trong dạy học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” ................. 34
1.3.4. Nguyên nhân của thực trạng dạy học đoạn trích “Một thời đại
trong thi ca”..................................................................................................... 34
1.3.5. Hướng khắc phục tình trạng bất cập hiện nay trong dạy học đoạn
trích “Một thời đại trong thi ca”...................................................................... 36
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG HƢỚNG TIẾP THU, BỔ SUNG VÀ ĐỀ XUẤT
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “MỘT THỜI ĐẠI
TRONG THI CA”.......................................................................................... 39
2.1. Tiếp thu, bổ sung yêu cầu cần đạt............................................................ 39
2.2. Tiếp thu, bổ sung nội dung bài học.......................................................... 43
2.2.1. Tiếp thu, bổ sung về mặt kiến thức....................................................... 44
2.2.2. Tiếp thu, bổ sung về mặt kĩ năng .......................................................... 53
2.2.3. Tiếp thu, bổ sung về mặt thái độ........................................................... 54
2.3. Đề xuất tiến trình và phương pháp dạy học đoạn trích “Một thời đại
trong thi ca” theo hướng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và
thưởng thức của học sinh ................................................................................ 56
2.3.1. Tiến trình và phương pháp vận dụng .................................................... 56
2.3.2. Thiết kế bài dạy học cụ thể đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” của
Hoài Thanh ...................................................................................................... 60
2.3.3. Hướng dẫn giáo viên thực hiện thiết kế bài dạy học đoạn trích
“Một thời đại trong thi ca” .............................................................................. 78
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM................................................ 81
3.1. Dạy học thực nghiệm đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” .................. 81
3.1.1. Mục đích, ý nghĩa của dạy học thực nghiệm ........................................ 81
3.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm........................................................ 81
3.1.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm..................................................... 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iii
3.1.4. Thực hiện thiết kế trong dạy học cụ thể................................................ 83
3.1.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................................. 84
3.1.6. Những nhận xét rút ra từ kết quả thực nghiệm ..................................... 86
3.2. Dạy đối chứng đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” ............................. 87
3.2.1. Giáo án đối chứng ................................................................................. 87
3.2.2. Thực hiện dạy học................................................................................. 92
3.2.3. Đánh giá kết quả dạy học đối chứng..................................................... 93
3. 3. Đối chiếu kết quả thực nghiệm và đối chứng ......................................... 95
3.4. Kết luận chung về quá trình thực nghiệm................................................ 97
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƢỢC CÔNG BỐ ................... 100
THƢ MỤC THAM KHẢO......................................................................... 102
PHỤ LỤC..................................................................................................... 105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1. HS Học sinh
2. GV Giáo viên
3. SGK Sách giáo khoa
4. SGV Sách giáo viên
5. THPT Trung học phổ thông
6. GS Giáo sư
7. TS Tiến sĩ
8. NXB Nhà xuất bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hoài Thanh là nhà phê bình văn học lớn nhất, tài hoa nhất của
thế kỉ XX này trên đất nước Việt Nam (Nguyễn Đình Chú). Một đời cầm bút
và sáng tạo, Hoài Thanh là tác giả của nhiều tác phẩm có giá trị và đã để lại
trong văn chương dấu ấn thật khó phai mờ. Thi nhân Việt Nam là tuyển tập
Thơ mới đầu tiên, là công trình đỉnh cao trong sự nghiệp của Hoài Thanh.
Tác phẩm là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kì Thơ mới, ghi lại những
tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932 – 1941. Trong
đó, bài tiểu luận tổng kết phong trào Thơ Mới được đặt ở đầu cuốn sách Thi
nhân Việt Nam mang tên Một thời đại trong thi ca thực sự là một bản trường
ca, “khúc tuyệt xướng” về Thơ mới.
Một thời đại trong thi ca có giá trị như một bản tổng kết phong trào
Thơ mới. Đây là một bài nghị luận văn học, cụ thể là một bài nghiên cứu phê
bình văn học xuất sắc. Nhận thức được giá trị của bài tiểu luận, trong đợt cải
cách sách giáo khoa gần đây, các nhà biên soạn sách đã đưa một đoạn văn
trích trong bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca vào giảng dạy trong nhà
trường trung học phổ thông. Bài văn được trích giảng thuộc phần cuối của
bài tiểu luận. Một thời đại trong thi ca đã tổng kết các thành tựu khác nhau
về nhiều mặt của phong trào Thơ mới, riêng ở phần cuối này, tác giả tập
trung vào vấn đề coi là cơ bản, trung tâm nhất, thu hút được sự quan tâm
nhiều nhất của độc giả, đó là vấn đề tinh thần Thơ mới.
1.2. Thực tế dạy - học văn trong nhà trường trung học phổ thông hiện
nay đang đứng trước “sự khủng hoảng”, “chất lượng dạy văn, học văn trong
nhà trường sa sút nghiêm trọng” (Phan Trọng Luận). Dạy học văn chương
nghị luận, nhiều giáo viên lại thường chỉ chú ý khai thác nội dung làm toát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
lên những quan điểm tư tưởng các các tác giả mà ít chú ý đến vẻ đẹp về hình
thức nghệ thuật của các tác phẩm. Vì thế việc dạy học các tác phẩm nghị
luận thường khô, không hấp dẫn đối với học sinh nên dẫn đến tình trạng các
em chán học, chất lượng dạy và học chưa cao.
Đoạn trích Một thời đại trong thi ca mới được đưa vào giảng dạy
trong mấy năm gần đây. Học sinh đã được làm quen với thể văn nghị luận từ
lâu và đã được học một số tác phẩm nghị luận văn học nhưng tiếp xúc với
một công trình phê bình văn học thì chưa. Do đó, học sinh cũng còn bỡ ngỡ,
chưa thật sự biết cách tìm hiểu, phân tích, đánh giá và thưởng thức cái hay,
cái đẹp, độc đáo của một bài phê bình văn học.
1.3. Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình, bài viết nghiên
cứu cuốn Thi nhân Việt Nam cuả Hoài Thanh – Hoài Chân. Song những bài
viết nghiên cứu tiểu luận Một thời đại trong thi ca thì còn hạn chế. Vấn đề
dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca cho học sinh theo hướng kết
hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức thì chưa được ai đề cập
đến. Thực chất của dạy học theo hướng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh
giá và thưởng thức chính là giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác
phẩm văn chương dựa trên những năng lực văn học của các em khi họ đã đủ
tầm ở cấp trung học phổ thông. Bởi vì tiếp nhận văn học thực chất là một
quá trình đọc văn, người đọc phải tự giải quyết những mâu thuẫn trong
nhận thức, đánh giá và thưởng thức để hiểu tác phẩm một cách sâu sắc, trọn
vẹn (Nguyễn Thanh Hùng).
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã mạnh dạn triển khai đề tài
“Kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thƣởng thức trong dạy học
đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” ở lớp 11”. Hi vọng đề tài này sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận của học sinh và hiệu quả giờ dạy học tác
phẩm văn chương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
2. Lịch sử vấn đề
Hoài Thanh là một trong số các nhà phê bình văn học hàng đầu của nền văn
học Việt Nam hiện đại thế kỉ XX. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài
viết về con người và sự nghiệp của ông. Đoạn trích Một thời đại trong thi ca (trích
từ bài tiểu luận cùng tên) nằm trong cuốn Thi nhân Việt Nam – tuyển tập Thơ mới
đầu tiên, là công trình đỉnh cao trong sự nghiệp của Hoài Thanh.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuốn Thi nhân Việt Nam. Song các
công trình nghiên cứu này chủ yếu đi sâu tìm hiểu về những đánh giá chính xác,
độc đáo của Hoài Thanh về các nhà thơ mới mà ít phân tích, lý giải giá trị của
bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca. Năm 1995, Trường Lưu trong bài Thi
nhân Việt Nam mãi còn đó, Hoài Thanh mãi còn đó đã khẳng định: Tổng luận về
Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh có giá trị lâu dài vì nó làm nền cho
việc đánh giá các tác giả, các khuynh hướng của một dòng thơ sáng ngời trong
lịch sử văn học hiện đại Việt Nam. Năm 1999, Nguyễn Văn Hạnh có bài Thi
nhân Việt Nam và phương pháp tiếp cận văn chương. Tác giả chỉ ra phương
hướng nghiên cứu phong trào Thơ mới của Hoài Thanh trong Một thời đại trong
thi ca. Chưa có một công trình nghiên cứu nào chỉ tìm hiểu về tiểu luận Một thời
đại trong thi ca. Bài tiểu luận này chỉ được đánh giá chung chung trong trong
những công trình nghiên cứu về cuốn Thi nhân Việt Nam. Hơn nữa, tiểu luận này
được tuyển vào sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông do đó lại càng phải
quan tâm tìm hiểu giá trị đích thực của nó để bồi đưỡng kiến thức, phương pháp
hình thành năng lực văn học cho học sinh.
Tuy không nhiều nhưng cũng đã có một số nghiên cứu về văn nghị luận,
phương pháp dạy học tác phẩm nghị luận. Có thể kể đến một số bài nghiên cứu
về văn nghị luận như sau: Năm 2005, Đỗ Ngọc Thống có bài Vẻ đẹp của văn
nghị luận đã khẳng định văn nghị luận là một thể loại có truyền thống từ lâu
đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử, trong công
cuộc dựng nước và giữ nước. Tác giả đã chỉ ra vẻ đẹp của văn nghị luận thể