Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LƢU CHÍ THÔNG
KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TP HỒ CHÍ MINH - 10 - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: GSTS. Mai Hồng Quỳ
Học viên: Lƣu Chí Thông
Lớp Cao học Luật: Khóa I - Vĩnh Long
TP HỒ CHÍ MINH - 10 - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình
khoa học nào khác.
Tác giả
Lƣu Chí Thông
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình
YTNN : Yếu tố nước ngoài
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
........................................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài.....................................................7
1.2.1. Một trong hai bên nam hoặc nữ là người nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, hoặc là người không có quốc tịch.................... 9
1.2.2. Việc kết hôn có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam hoặc đăng ký ghi chú việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài ở nước ngoài. ........................................................................... 11
1.2.3. Nam nữ có quyền lựa chọn áp dụng pháp luật khi kết hôn .............. 12
1.2.4. Kết hôn có yếu tố nước ngoài tiềm ẩn sự xung đột pháp luật .......... 15
1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về kết hôn có yếu tố nƣớc
ngoài.....................................................................................................................16
1.3.1. Điều kiện kết hôn............................................................................... 16
1.3.2. Thẩm quyền và thủ tục đăng ký kết hôn............................................ 30
1.3.3. Thẩm quyền và thủ tục ghi chú việc kết hôn có yếu tố nước ngoài .. 35
1.3.4. Về giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.............................................. 37
1.3.5. Hiệu lực của kết hôn có yếu tố nước ngoài....................................... 39
Kết luận Chƣơng 1........................................................................................ 42
CHƢƠNG 2. THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ ... 43
NƢỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
......................................................................................................................... 43
2.1. Tình hình kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài trong thời gian qua..................43
2.2. Vấn đề xác nhận tình trạng hôn nhân.......................................................60
2.2.1. Quy định của pháp luật..................................................................... 60
2.2.2. Thực tiễn áp dụng.............................................................................. 61
2.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật......................................................... 62
2.3. Vấn đề về hoạt động phỏng vấn khi đăng ký kết hôn.............................62
2.3.1. Quy định của pháp luật..................................................................... 62
2.3.2. Thực tiễn thi hành ............................................................................. 62
2.3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật......................................................... 63
2.4. Vấn đề về xác định ngƣời mất năng lực hành vi dân sự khi kết hôn .....64
2.4.1. Quy định của pháp luật..................................................................... 64
2.4.2. Thực tiễn thi hành ............................................................................. 65
2.4.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật......................................................... 66
2.5. Vấn đề về thời gian để nộp hồ sơ lại khi bị từ chối đăng ký kết hôn hoặc
ghi chú kết hôn....................................................................................................66
2.5.1 Quy định của pháp luật...................................................................... 66
2.5.2. Thực tiễn thi hành ............................................................................. 67
2.5.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật......................................................... 67
2.6. Vấn đề về hời hạn xác minh đối với đăng ký hộ tịch...............................67
2.6.1. Quy định của pháp luật..................................................................... 67
2.6.2. Thực tiễn thi hành ............................................................................. 68
2.6.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật......................................................... 69
2.7. Vấn đề về đăng ký khai sinh cho trẻ em có yếu tố nƣớc ngoài ...............70
2.7.1. Quy định của pháp luật..................................................................... 70
2.7.2. Thực tiễn thi hành ............................................................................. 70
2.7.3. Nhận xét ............................................................................................ 74
Kết luận Chƣơng 2........................................................................................ 76
KẾT LUẬN.................................................................................................... 77
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội và quá trình
giao lưu quốc tế đã làm cho đời sống của nhân dân ta ngày một nâng lên về mọi
mặt. Ngoài sự phát triển về mặt kinh tế, xã hội, đời sống hôn nhân và gia đình
cũng chung với xu hướng đó, nó trở thành phổ biến, không còn xa lạ và là vấn đề
quan tâm của xã hội và dư luận.
Kết hôn có yếu tố nước ngoài một mặt góp phần mở rộng giao lưu quốc tế
và làm thắt chặt hơn mối quan hệ thâm giao giữa các nước. Tuy nhiên, cũng làm
phát sinh nhiều hệ lụy tiêu cực tác động đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội cũng như thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Chính những cuộc hôn
nhân không xuất phát từ tình yêu chân chính mà họ kết hôn với nhau chỉ vì mục
đích kinh tế, lợi ích cho bản thân, hay chỉ vì muốn đi xuất ngoại mà kết hôn giả
tạo, nhiều phụ nữ bị hành hạ, bị ngược đãi trở về địa phương với nỗi đau về thể
xác lẫn tinh thần cho chính bản thân người phụ nữ, thậm chí gây bức xúc trong
dư luận. Nguy hiểm hơn, xuất hiện tình trạng lợi dụng kết hôn giữa phụ nữ Việt
Nam với người nước ngoài, bọn tội phạm đã hình thành nên những đường dây
buôn bán người, xâm phạm tình dục phụ nữ…có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng trên, trong đó sự hạn chế của pháp luật cùng với những thiết chế thực thi,
điều chỉnh các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài đóng vai trò không nhỏ.
Do đó, việc điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài là vấn đề cần thiết đảm bảo
sự ổn định trong giao lưu quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân Việt Nam, nhất là quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ.
Pháp luật Việt Nam đối với vấn đề trên đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật để điều chỉnh, tạo nên hành lang pháp lý làm cơ sở để điều chỉnh mối quan
hệ này. Tuy nhiên, những quy định trên cùng với sự quản lý của các cơ quan
chức năng cũng không thể giải quyết hầu hết những vấn đề phát sinh trên thực tế,
cũng như những thiết sót, nhược điểm trong các quy định của pháp luật vẫn tồn
tại, gây không ít khó khăn cho cả hai bên đương sự và cho cả các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
2
Từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài
theo pháp luật Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Qua đề tài, tác
giả mong muốn được nghiên cứu các quy định của pháp luật hôn nhân và gia
đình về kết hôn có yếu tố nước ngoài một cách đầy đủ nhất, đề xuất những giải
pháp trong việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật vấn đề này, đặc biệt, địa phương
cũng là một địa hạt mà việc kết hôn có yếu tố nước ngoài có tính phổ biến, trong
khi đó yêu cầu, nhiệm vụ công tác bản thân cần phải nghiên cứu, tìm hiểu để
trang bị kiến thức cho mình nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Luật dân sự nói chung, Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng, là cơ sở pháp
lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình trong đó có kết hôn
có yếu tố nước ngoài. Các luật này kế thừa và phát triển các luật trước đó, đáp
ứng được nhu cầu điều chỉnh của xã hội, đặc biệt là từ khi đất nước thực hiện
việc đổi mới năm 1986 cho đến nay. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi
nền kinh tế ngày càng phát triển, những quy định về kết hôn có yếu tố nước
ngoài trong pháp luật Việt Nam bắt đầu bộc lộ những bất cập và cần phải có sự
sửa đổi, bổ sung cho thích hợp với tình hình chung của đất nước và việc kết hôn
có yếu tố nước ngoài.
Cho đến nay kết hôn có yếu tố nước ngoài được các nhà nghiên cứu đề
cập bằng nhiều hình thức khác nhau như các bài viết trong các tạp chí ngành luật
hoặc công trình được công bố bằng hình thức xuất bản sách và nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau, từ lý luận chung đến thực tiễn, từ những nội dung có
tầm bao quát đến các vụ việc cụ thể. Đây là nguồn nhận thức cơ bản, định hướng
việc nghiên cứu đề tài về kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
Có thể kể ra:
- Trịnh Anh Nguyên, Đỗ Thị Mai Hạnh, Lê Thị Nam Giang về “Một số
kiến nghị hoàn thành pháp luật điều chỉnh quan hệ gia đình có yếu tố nước
ngoài”, các tác giả xác định cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và
gia đình trong việc giải quyết xung đột pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài, những vướng mắc và hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng giải
quyết các vấn đề hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài...cho thấy, các tác