Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kết cục thai kỳ ở thai phụ đặt vòng nâng cổ tử cung từ 14 32 tuần để dự phòng sinh non tại tại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN HỒNG NHUNG
KẾT CỤC THAI KỲ Ở THAI PHỤ
ĐẶT VÒNG NÂNG CỔ TỬ CUNG TỪ 14-32 TUẦN
ĐỂ DỰ PHÒNG SINH NON TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Chuyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số: CK 62 72 13 03
LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Hướng dẫn khoa học: GS.TS.BS. VÕ MINH TUẤN
Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2020
.
.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả
NGUYỄN HỒNG NHUNG
.
.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH – SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan sinh non................................................................................. 4
1.2. Tổng quan hở eo cổ tử cung ................................................................... 6
1.3. Tổng quan vòng nâng cổ tử cung.......................................................... 15
1.4. Tổng quan các nghiên cứu .................................................................... 24
1.5. Tình hình tại bệnh viện Từ Dũ ............................................................. 32
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 36
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 36
2.3. Mô tả các biến số................................................................................... 38
2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá ....................................................................... 41
2.5. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 41
2.6. Vai trò của người nghiên cứu................................................................ 47
2.7. Phương pháp thống kê........................................................................... 47
2.8. Y đức trong nghiên cứu y sinh .............................................................. 48
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm thai phụ trong mẫu nghiên cứu ............................................. 49
3.2. Kết cuộc thai kỳ..................................................................................... 55
.
.
3.3. Tương quan giữa tuổi thai lúc đặt vòng và số tuần thai kỳ được kéo dài
thêm.............................................................................................................. 57
3.4. Phân tích đơn biến................................................................................. 58
3.5. Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với sinh non
<34 tuần........................................................................................................ 60
3.6. Tác dụng ngoại ý ................................................................................... 61
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. Bàn về thiết kế nghiên cứu, tính khó khăn khi chọn bệnh - mời bệnh
vào nghiên cứu ............................................................................................. 63
4.2. Đặc tính của nhóm nghiên cứu.............................................................. 65
4.3. Bàn luận phác đồ theo dõi..................................................................... 69
4.4. Bàn luận về tỷ lệ sinh non ..................................................................... 70
4.5. Bàn luận về hiệu quả giữa đặt vòng nâng và progesterone................... 72
4.6. Mối liên quan giữa sinh non 34 tuần và một số đặc tính ...................... 75
4.7. Tác dụng ngoại ý và biến chứng ........................................................... 79
4.8. Điểm mới và ứng dụng của đề tài ......................................................... 80
4.9. Hạn chế của đề tài ................................................................................. 81
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1. Hình ảnh minh họa nghiên cứu
Phụ lục 2. Bảng thu thập số liệu
Phụ lục 3. Bảng thông tin tham gia nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên
cứu
Phụ lục 4. Danh sách thai phụ tham gia nghiên cứu
Phụ lục 5. Quyết định công nhận đề tài và người hướng dẫn
Phụ lục 6. Hội đồng đạo đức đại học y dược TP. Hồ Chí Minh
Phụ lục 7. Hội đồng đạo đức Bệnh Viện Từ Dũ
.
.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AĐ : Âm đạo
BMI : Chỉ số khối cơ thể
BN : Bệnh nhân
CI : Confidence Interval
CL : Chiều dài cổ tử cung
CTC : Cổ tử cung
FIGO : The International Federation of Gynecology and Obstetrics
CI : Khoảng tin cậy
OR : Odds ratio
PAMG-1 : Placental alpha microglobulin-1
PPROM : Preterm premature rupture of the membranes: vỡ ối non
PTB : Preterm birth: sinh non
RCT : Randomized controlled trial
RR : Risk ratio
SINASC : Sistema de Informações sobre Nascidos Vivos
WHO : World Health Organization
.
.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình đặt vòng nâng cổ tử cung dự phòng sinh non tại Bệnh
viện Từ Dũ qua các năm ................................................................................. 32
Bảng 2.1: Liệt kê và định nghĩa các biến số ................................................... 38
Bảng 2.2: Các kích cỡ vòng Hodge thường sử dụng ...................................... 41
Bảng 3.1: Đặc điểm dân số của mẫu nghiên cứu............................................ 49
Bảng 3.2: Đặc điểm tiền sử gia đình, tiền sử sản khoa ................................... 51
Bảng 3.3. Đặc điểm thai kỳ lần này ................................................................ 52
Bảng 3.4: Đặc điểm lúc đặt vòng.................................................................... 54
Bảng 3.5: Đặc điểm sinh trắc học của thời gian lưu vòng và thời điểm lúc đặt
vòng................................................................................................................. 54
Bảng 3.6: Kết cục thai kỳ của đối tượng nghiên cứu...................................... 55
Bảng 3.7: Phân bố tuổi thai lúc sanh............................................................... 57
Bảng 3.8: Kết quả phân tích đơn biến mối liên quan giữa sinh non <34 tuần và
các yếu tố liên quan......................................................................................... 58
Bảng 3.9 : Phân tích đa biến các yếu tố sinh non < 34 tuần ........................... 60
Bảng 3.10: Tác dụng ngoại ý sau đặt vòng nâng cổ tử cung. ......................... 61
Bảng 4.1: Đặc tính của mẫu nghiên cứu so với các tác giả khác.................... 69
Bảng 4.2. Kết cục thai kỳ so sánh với các nghiên cứu khác........................... 71
.
.
DANH MỤC CÁC HÌNH – SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Siêu âm đo chiều dài cổ tử cung ngả âm đạo ................................. 11
Hình 1.2: Vòng nâng Arabin........................................................................... 18
Hình 1.3: Vòng nâng Hodge và vòng nâng Smith ......................................... 20
Hình 1.4: Cơ chế vòng nâng dạng đòn bẩy .................................................... 21
Hình 1.5: Thay đổi sau khi đặt vòng nâng ..................................................... 21
Hình 1.6: Cách đặt vòng nâng ........................................................................ 22
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình thực hiện .............................................................. 46
Sơ đồ 3.2: Tương quan giữa tuổi thai lúc đặt vòng và số tuần thai kỳ được kéo
dài thêm........................................................................................................... 58
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thời điểm đặt vòng..................................................................... 56
Biểu đồ 3.2. Thời gian kéo dài thêm của thai kỳ ............................................ 56
.
.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh non được định nghĩa là sinh trước 37 tuần tuổi thai. Khoảng 15
triệu ca sinh non được sinh ra mỗi năm trên toàn thế giới [74]. Năm 2014, tỷ
lệ PTB ở Hoa Kỳ là 9,5%, ở Brazil, theo cơ quan đăng ký quốc gia về sinh đẻ
(SINASC), tỷ lệ PTB năm 2012 là 9,9% [34], [71]. Tỷ lệ sinh non trên thế
giới là 11,1% theo thống kê 2010. Sinh non là nguyên nhân chính gây tử vong
sơ sinh trên toàn thế giới, sinh non làm tăng nguy cơ tử vong do các nguyên
nhân khác ví dụ như nhiễm trùng. Ước tính mỗi năm khoảng 1,1 triệu trẻ tử
vong do các biến chứng của sinh non, những trẻ sống sót phải tiếp tục đối
diện với các nguy cơ lâu dài bao gồm chậm phát triển tâm thần vận động,
giảm thính lực và thị lực [7], [43], [56].
Mẹ lớn tuổi, đa thai và các yếu tố liên quan khác: tiền căn sinh non, vỡ
ối non (PPROM) có nguy cơ mắc PTB cao hơn [12]. Hiện nay một chiến lược
làm giảm tỷ lệ sinh non là quan tâm đến sự thay đổi chiều dài cổ tử cung. Có
một mối liên hệ nghịch giữa chiều dài cổ tử cung 3 tháng giữa thai kỳ và nguy
cơ sinh non [11]. Cổ tử cung ngắn đi khoảng 1 vài tuần trước sinh non trong
khoảng 16-24 tuần, là nguyên nhân quan trọng gây sinh non [67]. Nguy cơ
sinh non ở phụ nữ có chiều dài cổ tử cung <25 mm (30mm) được chứng minh
cao gấp 4 lần phụ nữ có chiều dài cổ tử cung >40 mm, cổ tử cung càng ngắn
nguy cơ sinh non càng lớn vì vậy đo chiều dài cổ tử cung rất quan trọng trong
sàng lọc nguy cơ sinh non [31], [42]. Sử dụng progesterone làm giảm tỷ lệ
PTB từ 30 - 45% ở thai phụ cổ tử cung ngắn [26], [35], [62]. Vòng nâng cổ tử
cung cũng là một đề xuất làm giảm nguy cơ sinh non. Vòng nâng cổ tử cung
có tác dụng chịu lực cơ học và giảm tác động lực trực tiếp từ phần thai lên cổ
tử cung do làm đổi hướng cổ tử cung ra sau và bảo vệ chất nhầy cổ tử cung
[7]. Các nghiên cứu ở song thai và đơn thai cho thấy vòng nâng cổ tử cung
hiệu quả trong việc ngăn ngừa sinh non tự phát.
.
.
2
Vòng nâng cổ tử cung và progesterone là chiến lược tiềm năng trong
việc giảm tỷ lệ sinh non. Cả hai biện pháp đều được chứng minh là an toàn và
đáng tin cậy, vì không có tác dụng phụ nào nguy hiểm cho cả mẹ và con. Tuy
nhiên, sự kết hợp giữa progesterone và vòng nâng cổ tử cung để phòng ngừa
sinh non (PTB) vẫn chưa được thử nghiệm. Việc kết hợp cả 2 phương pháp:
sinh hóa (progesterone) và cơ học (vòng nâng cổ tử cung) làm cho điều trị kết
hợp hiệu quả hơn so với chỉ sử dụng đơn độc một phương pháp trong nhóm
có nguy cơ sinh non [27], [68].
Việt Nam cũng đã có một số trung tâm sử dụng vòng nâng cổ tử cung,
theo tác giả Lê Văn Hiền và cộng sự 2017 cho thấy tỷ lệ thành công của sử
dụng vòng nâng CTC trong dự phòng sinh non 81,1% giữ thai đến 34 tuần,
68.9% đến 36 tuần suy ra tỷ lệ sinh trước 34 tuần là 18,9%, sinh trước 36 tuần
là 31,1%, tuy nhiên cỡ mẫu còn nhỏ 74 ca [2]. Nghiên cứu của Nguyễn
Khánh Linh cho thấy giảm kết cục sinh sớm trước 34 tuần và cải thiện kết cục
chu sinh trong song thai [3]. Mục đích chúng tôi muốn đánh giá hiệu quả của
vòng nâng CTC để ngăn ngừa sinh non ở thai phụ có chiều dài cổ tử cung
ngắn nên chúng tôi đề xuất thực hiện nghiên cứu: “Kết cuộc thai kỳ ở thai
phụ đặt vòng nâng cổ tử cung từ 14-32 tuần để dự phòng sinh non tại bệnh
viện Từ Dũ”. Trong điều kiện thực tiễn của nước ta, đây là việc làm rất cần
thiết nhằm đưa ra thêm phương pháp điều trị cổ tử cung ngắn hiệu quả nhưng
vẫn đảm bảo an toàn cho người bệnh. Với câu hỏi nghiên cứu: “Tỷ lệ thai phụ
được đặt vòng nâng cổ tử cung dự phòng sinh non từ 14 - 32 tuần tại bệnh
viện Từ Dũ sinh trước 34 hay 37 tuần là bao nhiêu?”
.
.
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ sinh non ở những thai phụ có nguy cơ sinh non do cổ tử
cung ≤ 25mm được đặt vòng nâng CTC dự phòng từ 14 – 32 tuần.
2. Mô tả các yếu tố liên quan đến kết cục sinh trước 34 tuần trong nhóm
nghiên cứu.
3. Mổ tả các tác dụng ngoại ý khi sử dụng vòng nâng như biện pháp
phòng ngừa sinh non.
.
.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan sinh non
1.1.1. Định nghĩa sinh non [31], [10]
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới 2014, sinh non là trẻ được sinh ra từ hết
22 tuần đến trước 37 tuần.
Phân loại sinh non:
- Sinh cực non: khi trẻ sinh ra trước 28 tuần tuổi thai.
- Sinh rất non: trẻ sinh ra từ 28 tuần đến 31 tuần 6 ngày tuổi thai.
- Sinh non trung bình: trẻ sinh ra từ 32 tuần đến 33 tuần 6 ngày tuổi thai.
- Sinh non muộn: trẻ sinh ra từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày.
Bên cạnh đó, theo Hướng dẫn quốc gia về thực hành chăm sóc sức
khỏe sinh sản ở nước ta hiện nay, sẩy thai là tình trạng thai và nhau bị tống ra
khỏi buồng tử cung trước 22 tuần (kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối). Như vậy
việc chẩn đoán sinh non áp dụng cho những trường hợp tuổi thai từ 22 tuần.
Sinh non là vấn đề sản khoa quan trọng hàng đầu không chỉ ảnh hưởng
lên tử suất và bệnh suất trong thời kỳ nhũ nhi mà còn để lại những hậu quả lâu
dài không mong muốn trong giai đoạn thiếu niên và trưởng thành của trẻ.
Sinh non là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở trẻ dưới 5 tuổi và là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong trong một tháng đầu đời. Trẻ sinh non có nguy cơ
cao bị bại não, mắc các bệnh lý đường hô hấp, chậm phát triển tâm thần vận
động hơn những trẻ sinh đủ tháng.
Thống kê năm 2014 của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ghi nhận tại khu vực
Đông Nam Á, tỷ lệ sinh non dao động từ 9,3 đến 13%. Tại Việt Nam, tỷ lệ
sinh non gia tăng rất nhanh trong những năm gần đây cùng với sự ra đời của
.
.
5
hỗ trợ sinh sản. Theo báo cáo của Bộ Y Tế năm 2011, tỷ lệ trẻ sinh non chiếm
59% số trẻ tử vong dưới 5 tuổi và 70.4% số tử vong dưới 1 tuổi.
1.1.2. Yếu tố nguy cơ sinh non [31]
Khoảng 50% các cuộc chuyển dạ sinh non không tìm ra được nguyên
nhân. Các yếu tố nguy cơ sinh non thường gặp bao gồm:
1.1.2.1. Yếu tố nguy cơ từ mẹ
Mẹ lớn tuổi hoặc mẹ vị thành niên.
Khoảng cách 2 lần sinh ngắn.
Nhiễm trùng trong thai kỳ (nhiễm trùng tiểu, viêm âm đạo, sốt rét,
giang mai...).
Dinh dưỡng người mẹ kém hoặc mẹ béo phì.
Thói quen hút thuốc lá, uống rượu, dùng chất gây nghiện, làm việc quá sức.
Yếu tố di truyền, chủng tộc.
Tiền căn sinh non.
Cổ tử cung bất toàn.
Dị dạng đường sinh dục, u xơ tử cung.
Bệnh lý mạn tính: cao huyết áp, đái tháo đường, suy tim, suy thận...
1.1.2.2. Yếu tố nguy cơ từ thai
Đa thai.
Đa ối.
Nhau tiền đạo, nhau bong non.
Nhiễm trùng ối, ối vỡ non.
Thai chậm tăng trưởng, thai dị tật.
1.1.3. Chẩn đoán chuyển dạ sinh non [31]
1.1.3.1. Lâm sàng chẩn đoán sinh non
Chẩn đoán chuyển dạ sinh non khi có một trong các dấu hiệu sau:
Có 4 cơn gò tử cung đều đặn trong 20 phút.
Cổ tử cung mở trên 2cm.
.
.