Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp In thuộc Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các từ viết tắt 3
Danh mục sơ đồ, bảng biểu 4
Lời nói đầu 6
PHÇN 1: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp In thuộc Nhà 8
xuất bản Lao động - Xã hội
1.1. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Xí nghiệp In ảnh hưởng đến toán 8
nguyên vật liệu
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp 8
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp 12
1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 16
1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp 24
1.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp 28
1.1.5.1. Hệ thống chứng từ kế toán 29
1.1.5.2. Hệ thống tài khoản kế toán 30
1.1.5.3. Hệ thống sổ kế toán 39
1.1.5.4. Hệ thống báo cáo tài chính 41
1.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp In thuộc Nhà xuất bản 43
Lao động - Xã hội
1.2.1. Đặc điểm, phân loại và quản lý nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 43
1.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 43
1.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 44
1.2.1.3. Công tác quản lý nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 46
1.2.2. Tính giá nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 47
1
1.2.2.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho 48
1.2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho 48
1.2.3. Chứng từ và kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 49
1.2.3.1. Nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu 49
1.2.3.2. Nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu 54
1.2.3.3. Kế toán chi tiết NVL tại Xí nghiệp 64
1.2.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 69
1.2.4.1. Kế toán nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu 70
1.2.4.2. Kế toán nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu 71
1.2.4.3. Kế toán kết quả kiểm kê nguyên vật liệu 72
PHÇN 2: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp In thuộc Nhà 76
xuất bản Lao động - Xã hội
2.1. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 76
In thuộc Nhà xuất bản Lao động I - Xã hội
2.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán NVL tại Xí nghiệp 76
2.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện kế toán NVL tại Xí nghiệp 77
2.2. Đánh giá kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp In thuộc Nhà xuất bản Lao 78
động - Xã hội
2.2.1. Những ưu điểm 78
2.2.2. Những tồn tại 80
2.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp In 82
thuộc Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Kết luận 90
Danh mục tài liệu tham khảo 91
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nguyên vật liệu : NVL
Sản xuất kinh doanh : SXKD
Nhà xuất bản : NXB
Doanh nghiệp : DN
Tài sản lưu động : TSLĐ
Tài sản cố định : TSCĐ
Đầu tư ngắn hạn : ĐTNH
Đầu tư dài hạn : ĐTDH
Nợ ngắn hạn : NNH
Tài khoản : TK
Nợ phải trả : NPT
Giá trị gia tăng : GTGT
Chứng từ ghi sổ : CTGS
3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp In 13
Bảng 1.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Xí nghiệp In 17
Bảng 1.2: Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Xí nghiệp In 18
Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu tài chính của Xí nghiệp In 20
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động SXKD của Xí nghiệp In trong hai năm 21
2003-2004
Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất của Xí nghiệp In 23
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp In 25
Biểu 1.1: Hệ thống TK kế toán của Xí nghiệp In 31
Sơ đồ 1.4: Quy trình thực hiện kế toán trên máy 41
Bảng 1.5: Danh mục vật tư của Xí nghiệp In 45
Sơ đồ 1.5: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ nhập kho NVL 50
Biểu 1.2: Hoá đơn GTGT 51
Biểu 1.3: Biên bản kiểm nghiệm (vật tư, sản phẩm, hàng hoá) 52
Biểu 1.4: Phiếu nhập kho 53
Sơ đồ 1.6: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ xuất kho NVL 55
Biểu 1.5: Lệnh sản xuất 55
Biểu 1.6: Giấy xin lĩnh vật tư 57
Biểu 1.7: Phiếu xuất kho 59
Biểu 1.8: Tổng hợp xuất giấy + bản in của Xí nghiệp In 62
Biểu 1.9: Báo cáo tình hình sử dụng vật tư của Xí nghiệp In 63
Sơ đồ 1.7: Quy trình kế toán chi tiết NVL tại Xí nghiệp In 64
Biểu 1.10: Thẻ kho 65
Biểu 1.11: Sổ kế toán chi tiết NVL 66
4
Biểu 1.12: Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn NVL 67
Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức CTGS 69
Biểu 1.13: CTGS nghiệp vụ nhập kho 70
Biểu 1.14: Bảng phân bổ NVL 71
Biểu 1.15: CTGS nghiệp vụ xuất kho 72
Biểu 1.16: Biên bản kiểm kê NVL 73
Biểu 1.17: Sổ đăng ký CTGS 74
Biểu 1.18: Sổ Cái TK 152 74
Biểu 2.1: Bảng phân bổ NVL 86
Biểu 2.2: Phiếu giao nhận chứng từ 88
Biểu 2.3: Sổ số dư 88
Biểu 2.4: Bảng luỹ kế nhập - xuất - tồn kho NVL 88
Sơ đồ 2.1: Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư 89
5
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá và thương mại hoá đang diễn ra một cách sâu
sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đối với
nước ta, đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa để có nhiều cơ hội phát triển nước ta phải hội nhập vào nền kinh tế khu
vực và thế giới. Nền kinh tế thị trường cùng với xu hướng toàn cầu hoá và thương
mại hoá với sự tự do cạnh tranh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, mở ra cho
các DN nhiều cơ hội vươn lên tự khẳng định mình. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra cho các
DN nhiều khó khăn, thử thách cần phải giải quyết. Các DN muốn đứng vững và cạnh
tranh được trên thị trường thì phải tạo ra uy tín và hình ảnh cho sản phẩm của mình
thể hiện qua: chất lượng, mẫu mã, giá cả… trong đó chất lượng là vấn đề then chốt.
Để thực hiện được điều đó, DN phải tiến hành quản lý một cách đồng bộ các yếu tố
cũng như các khâu của quá trình SXKD. Hạch toán kế toán là một công cụ không thể
thiếu được nhằm quản lý việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn một cách chủ động,
sáng tạo và có hiệu quả.
Trong các DN sản xuất, kế toán NVL là một khâu quan trọng vì chi phí NVL
thường chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, cho nên một sự biến động
nhỏ về NVL cũng ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận của DN. Chính vì vậy, việc
quản lý NVL một cách hợp lý, khoa học sẽ góp phần tiết kiệm NVL, giảm chi phí, hạ
giá thành nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của DN. Hạch toán tốt NVL sẽ đảm
bảo cung cấp NVL một cách kịp thời cho sản xuất, đồng thời kiểm tra và giám sát
chặt chẽ việc chấp hành các định mức dự trữ, tiêu hao vật liệu, ngăn chặn việc sử
dụng lãng phí vật liệu trong sản xuất, từ đó hạ thấp giá thành sản phẩm, đem lại lợi
nhuận cao cho DN.
Xí nghiệp In thuộc NXB Lao động - Xã hội là một DN trực thuộc NXB Lao
động - Xã hội hoạt động trong lĩnh vực in ấn, một lĩnh vực mà NVL là yếu tố then
chốt của quá trình SXKD, với ý thức sâu sắc vai trò quan trọng của NVL trong quá
trình sản xuất, Xí nghiệp đã rất chú trọng đến công tác kế toán NVL và coi nó là một
bộ phận quản lý không thể thiếu được trong toàn bộ công tác quản lý của Xí nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp In NXB Lao động - Xã hội, được sự giúp
đỡ chỉ bảo tận tình của cán bộ phòng kế toán - tài vụ, cùng sự hướng dẫn nhiệt tình
của thầy giáo Trần Văn Thuận nên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Kế toán
6
nguyên vật liệu tại Xí nghiệp In thuộc Nhà xuất bản Lao động - Xã hội” để thực
hiện chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề tốt nghiệp của em gồm những nội dung chính sau đây:
PhÇn 1: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp In thuộc Nhà xuất
bản Lao động - Xã hội
Phần 2: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp In thuộc Nhà xuất
bản Lao động -Xã hội
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do nhận thức và trình độ còn hạn chế nên chuyên
đề của em chắc chắn không tránh khỏi những tồn tại và thiếu sót. Vì vậy, em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, các cô trong phòng kế
toán - tài vụ của Xí nghiệp In nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài mà em nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Văn Thuận cùng các cô
trong phòng kế toán - tài vụ của Xí nghiệp In đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành
chuyên đề này.
7
PHẦN 1: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL TẠI XÍ NGHIỆP IN THUỘC
NXB LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
1.1. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Xí nghiệp In ảnh hưởng đến kế
toán NVL
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp
Xí nghiệp có tên đầy đủ là: Xí nghiệp In thuộc NXB Lao động - Xã hội; có trụ
sở chính tại ngõ Hoà Bình 4, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà
Nội; điện thoại 04.8632588, Fax: 04.8638173.
Xí nghiệp In thuộc NXB Lao động - Xã hội, tiền thân là Xưởng in được thành
lập ngày 08/11/1983 theo Quyết định số 287-TBXH/QĐ của Bộ Thương binh - Xã
hội với nhiệm vụ in tài liệu, biểu mẫu... phục vụ nội bộ. Khi mới thành lập Xí nghiệp
chỉ có 30 cán bộ, công nhân (phần lớn là cán bộ, công nhân của Bộ điều động xuống,
số cán bộ, công nhân viên này chưa ai có tay nghề và ít hiểu biết về lĩnh vực in ấn), 3
máy in Typo và 1 đến 2 máy in lưới, in Ronéo để thực hiện những sản phẩm hết sức
đơn giản. Mặc dù trong những năm đầu thành lập Xưởng in đã gặp rất nhiều khó
khăn về nhân lực cũng như về cơ vật chất, kỹ thuật nhưng đã hoàn thành tốt và vượt
mức những nhiệm vụ mà cấp trên giao cho.
Ngày 19/12/1986 Bộ Thương binh và Xã hội ra Quyết định số 293-TBXH/QĐ
đổi tên thành Xí nghiệp In, ngoài nhiệm vụ như trên còn nhận hợp đồng của các
ngành, các thành phần kinh tế để có thêm việc làm, tăng thu nhập.
Ngày 23/11/1988 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau khi hợp nhất 2 bộ
là: Bộ Lao Động và Bộ Thương binh - Xã hội thành Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội năm 1988) có quyết định số 516-LĐTBXH /QĐ thành lập Xí nghiệp dịch vụ
và đời sống (bao gồm Xí nghiệp In; Ban đời sống của Bộ; Trung tâm dịch vụ hỗ trợ
lao động Đông Anh) với chức năng in ấn và hoạt động dịch vụ tăng thêm nguồn thu,
hỗ trợ một phần cho cán bộ, viên chức của Bộ.
Ngày 16/01/1991 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Quyết định số 18-
LĐTBXH /QĐ đổi tên Xí nghiệp sản xuất dịch vụ đời sống thành Xí nghiệp In và sản
xuất dụng cụ người tàn tật với chức năng: In và sản xuất xe lăn, xe lắc, nạng, nẹp...
phục vụ thương binh và người tàn tập.
Ngày 20/03/1993 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra Quyết định số 152-
LĐTBXH /QĐ thành lập DN Nhà nước theo Nghị định số 388-CP của Chính Phủ và
8
mang tên là Nhà in Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hoạt động theo nguyên tắc
hạch toán kinh tế độc lập, là đơn vị kinh tế cơ sở trực thuộc Bộ, có điều lệ và tổ chức
hoạt động. Kể từ ngày thành lập nhiệm vụ xuyên suốt của Nhà in là: Tổ chức in ấn
các loại ấn phẩm, tài liệu, biểu mẫu, giấy tờ quản lý kinh tế - xã hội của Bộ, của
ngành và của các thành phần kinh tế. Tận dụng khả năng, nội lực, cơ sở vật chất, kỹ
thuật và phương tiện để mở rộng sản xuất, gia công về in ấn, theo kế hoạch của Vụ
Kế hoạch tài chính nhằm thu hút lao động, tạo việc làm tăng thêm nguồn thu. Tổ
chức quản lý, bảo toàn và phát triển vốn để sản xuất, không ngừng nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho người lao động.
Thực hiện sắp xếp lại DN Nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã
có Quyết định số 564/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 07/5/2003 sáp nhập NXB Lao động
- Xã hội và Nhà in Bộ Lao động - Xã hội thành Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
Trong giai đoạn phát triển mới chức năng và nhiệm vụ của Xí nghiệp In thuộc NXB
Lao động - Xã hội được thay đổi như sau:
Xí nghiệp In thuộc NXB Lao động - Xã hội là cơ sở in ấn các ấn phẩm của
NXB Lao động - Xã hội, do Giám đốc NXB quyết định thành lập, hoạt động theo
hình thức phụ thuộc có con dấu và tài khoản riêng.
Xí nghiệp In thuộc NXB Lao động - Xã hội do một giám đốc phụ trách,
được Giám đốc NXB bổ nhiệm; Giám đốc Xí nghiệp có quyền dự kiến người phụ
trách biên chế cho các bộ phận, trình Giám đốc NXB quyết định; dựa vào hiệu quả
SXKD Giám đốc Xí nghiệp có quyền thanh toán, trên cơ sở lấy thu bù chi theo đúng
quy định của Nhà nước và của NXB đề ra và được quyền xây dựng quy chế phân
phối tiền lương cho người lao động, đảm bảo công bằng, dân chủ đúng nguyên tắc
“Tốc độ tăng tiền lương phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động”.
Hàng tháng, quý, năm Xí nghiệp In thuộc NXB Lao động - Xã hội phải làm
báo cáo quyết toán và xây dựng phương hướng kế hoạch cho nhiệm kỳ tới trình Giám
đốc phê duyệt, sổ sách ghi chép đầy đủ, rõ ràng, phản ánh đúng và trung thực tình
hình hoạt động SXKD của Xí nghiệp, bảo đảm các nguồn vốn không ngừng phát
triển; tổ chức sản xuất, bố trí lao động hợp lý, có khoa học đáp ứng được quy trình kỹ
thuật và theo dõi, giám sát và xây dựng chỉ tiêu định mức kỹ thuật về vật tư, lao
động, NVL, đơn giá,... bảo đảm tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất.
Tại Xí nghiệp In thuộc NXB Lao động – Xã hội đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức
sản xuất, tổ chức lao động. Các đơn vị đã đi vào hoạt động ổn định, tinh giảm bộ
9