Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kế toán các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng
PREMIUM
Số trang
257
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1225

Kế toán các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

  

Nguyễn Phi Sơn

Kế toán các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa

rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng

Luận án tiến sĩ kinh tế

Hà Nội 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Nguyễn Phi Sơn

Kế toán các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa

rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 62.34.30.01

Luận án tiến sĩ kinh tế

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

1. TS. Hoàng Đức Long

2. PGS, TS. Phạm Đình Phùng

Hà Nội 2013

- i -

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

số liệu, kết quả nêu trong Luận án là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các

đánh giá, kết luận khoa học của Luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công

trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

- ii -

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU....................................................................................................................1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................1

2. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU ..............................................................2

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .....................................12

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ........................13

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................14

6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN .............................................................15

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN...................................................................................16

Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ

TÀI CHÍNH PHÁI SINH NHẰM PHÕNG NGỪA RỦI RO

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU.......................................17

1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ

NHỮNG RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU.........17

1.1.1. Đặc điểm hoạt động xuất nhập khẩu..............................................................17

1.1.2. Rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu..............................................19

1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH..................23

1.2.1. Khái niệm và vai trò của công cụ tài chính phái sinh ....................................23

1.2.2. Lịch sử ra đời của công cụ tài chính phái sinh...............................................24

1.2.3. Các loại công cụ tài chính phái sinh ..............................................................31

1.3. PHÕNG NGỪA RỦI RO BẰNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ........41

1.3.1. Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng kỳ hạn ......................................................41

1.3.2. Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tƣơng lai ..................................................42

1.3.3. Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng quyền chọn ..............................................44

- iii -

1.3.4. Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng hoán đổi...................................................46

1.4. KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH

NHẰM PHÕNG NGỪA RỦI RO............................................................................47

1.4.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế và của các nƣớc

về CCTC phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro ...........................................................47

1.4.2. Kế toán các công cụ tài chính phái sinh

nhằm phòng ngừa rủi ro của các nƣớc .....................................................................58

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH

PHÁI SINH NHẰM PHÕNG NGỪA RỦI RO TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG ..................................61

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU

TẠI ĐÀ NẴNG........................................................................................................61

2.1.1. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu và vai trò của nó trong nền kinh tế................61

2.1.2. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng.............................................................62

2.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng ảnh hƣởng đến

kế toán các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro ............................65

2.2. THỊ TRƢỜNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH

VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐỂ PHÕNG NGỪA RỦI RO

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG....................68

2.2.1. Thực trạng cơ sở pháp lý về công cụ tài chính phái sinh...............................68

2.2.2. Thực trạng về thị trƣờng công cụ tài chính phái sinh ....................................73

2.2.3. Thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh phòng ngừa rủi ro

trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng ...................................................83

2.3. THỰC TRẠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ KẾ TOÁN CÁC

CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH NHẰM PHÕNG NGỪA RỦI RO ..............90

2.3.1. Cơ sở pháp lý về kế toán các công cụ tài chính phái sinh quy định

cho các tổ chức tín dụng...........................................................................................90

- iv -

2.3.2. Cơ sở pháp lý về kế toán các công cụ tài chính phái sinh

nhằm phòng ngừa rủi ro áp dụng cho doanh nghiệp................................................91

2.4. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH

NHẰM PHÕNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG............................................99

2.4.1. Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán.............................................................100

2.4.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán .............................................101

2.4.3. Phƣơng pháp kế toán....................................................................................103

2.4.4. Tổ chức vận dụng sổ kế toán........................................................................107

2.4.5. Trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính.................................................107

2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KẾ TOÁN

CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH NHẰM PHÕNG NGỪA

RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG ...108

2.5.1. Đánh giá thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh

nhằm phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng..........108

2.5.2. Đánh giá thực trạng cơ sở pháp lý về kế toán các

công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro .............................................112

2.5.3. Đánh giá thực trạng kế toán các công cụ tài chính phái sinh

nhằm phòng ngừa rủi ro trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng..........114

2.6. KINH NGHIỆM KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH

NHẰM PHÕNG NGỪA RỦI RO CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG KHÁC

VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG........119

2.6.1. Kinh nghiệm kế toán các công cụ tài chính phái sinh

nhằm phòng ngừa rủi ro của các địa phƣơng khác ................................................119

2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng........122

Chƣơng 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH

PHÁI SINH NHẰM PHÕNG NGỪA RỦI RO TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG ................................125

- v -

3.1. SỰ CẦN THIẾT SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH

NHẰM PHÕNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG..........................................125

3.1.1. Sự cần thiết sử dụng công cụ tài chính phái sinh nhằm

phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng..........126

3.1.2. Sự cần thiết sử dụng công cụ tài chính phái sinh nhằm

phòng ngừa rủi ro lãi suất trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng .......128

3.1.3. Sự cần thiết sử dụng công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa

rủi ro giá cả hàng hóa trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng..............129

3.2. SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH

PHÁI SINH NHẰM PHÕNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG..........................................130

3.3. YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH

PHÁI SINH NHẰM PHÕNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG..........................................131

3.3.1. Phải phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam...........................................131

3.3.2. Phải phù hợp với sự phát triển của thị trƣờng tài chính...............................132

3.3.3. Phải phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế .....................................132

3.3.4. Phải phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế ...........................133

3.3.5. Phải phù hợp với yêu cầu đổi mới quản lý và cải cách kế toán ...................134

3.3.6. Phải phù hợp với quy định về tài chính, kế toán của Nhà nƣớc ..................134

3.3.7. Phải đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và trung thực.................135

3.3.8. Phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và có tính khả thi.......................................135

3.4. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH

NHẰM PHÕNG NGỪA RỦI RO TRONG CÁC

DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG..........................................135

3.4.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán làm cơ sở cho

hƣớng dẫn kế toán các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro........136

- vi -

3.4.2. Quy định nguyên tắc kế toán các

công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro .............................................143

3.4.3. Hoàn thiện tài khoản sử dụng trong kế toán các

công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro .............................................146

3.4.4. Hƣớng dẫn phƣơng pháp kế toán các

công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro .............................................148

3.4.5. Hoàn thiện sổ kế toán sử dụng trong kế toán các

công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro .............................................176

3.4.6. Hoàn thiện báo cáo kế toán trong kế toán các

công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro .............................................179

3.5. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC

CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH NHẰM PHÕNG NGỪA RỦI RO

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀ NẴNG..................181

3.5.1. Về phía Nhà nƣớc ........................................................................................181

3.5.2. Về phía các đơn vị cung cấp sản phẩm phái sinh ........................................184

3.5.3. Về phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu...................................................187

KẾT LUẬN............................................................................................................190

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

- vii -

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCĐKT Bảng cân đối kế toán

BCKQHĐK

D

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCTC Báo cáo tài chính

CBOE Chicago Board Options Exchange

CBOT Chicago Board of Trafe

CCTC Công cụ tài chính

CMKT Chuẩn mực kế toán

DN Doanh nghiệp

ĐTNN Đầu tƣ nƣớc ngoài

HĐHĐ Hợp đồng hoán đổi

HĐKH Hợp đồng kỳ hạn

HĐPS Hợp đồng phái sinh

HĐQC Hợp đồng quyền chọn

HĐTL Hợp đồng tƣơng lai

NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM Ngân hàng thƣơng mại

SPPS Sản phẩm phái sinh

SXKD Sản xuất kinh doanh

TK Tài khoản

TKKT Tài khoản kế toán

XNK Xuất nhập khẩu

- 1 -

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), sự biến động khó

lƣờng của tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hoá trên thị trƣờng là những nguyên nhân gây

ra rủi ro cho các doanh nghiệp (DN), nhất là các DN xuất nhập khẩu (XNK). Để hạn

chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, các công cụ tài chính (CCTC) phái sinh đã

ra đời và phổ biến ngày càng rộng rãi trong nền kinh tế của các nƣớc, đó thực chất

là những hợp đồng tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán

cơ sở. Đến nay, trên thị trƣờng tài chính quốc tế, CCTC phái sinh đã phát triển rất

mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trƣờng CCTC phái sinh đóng

vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Sở dĩ nó phát triển thành công

nhƣ vậy, là do sử dụng các CCTC phái sinh đem lại lợi ích cho DN trong việc giảm

thiểu hoặc loại bỏ rủi ro do sự biến động giá cả của sản phẩm, biến động tỷ giá, thay

đổi lãi suất; ngƣời đầu cơ sử dụng các công cụ này nhằm mang lại lợi ích trong việc

đánh cuộc trên những biến động giá cả của sản phẩm, họ sử dụng công cụ này nhƣ

một đòn bẩy đặc biệt; ngƣời cơ lợi thì lại sử dụng linh hoạt các công cụ này để

hƣởng chênh lệch giá.

Mặc dù, CCTC phái sinh phát triển mạnh mẽ ở các nền kinh tế phát triển trên

thế giới và đã hình thành ở Việt Nam, tuy nhiên còn rất nhỏ bé và chƣa phổ biến.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trƣờng tiền

tệ, thị trƣờng vốn còn thấp, các DN chƣa am hiểu kỹ về lợi ích cũng nhƣ kỹ thuật sử

dụng các công cụ này trong việc phòng ngừa rủi ro, bên cạnh đó các nhà môi giới,

các nhà cơ lợi còn quá ít trên thị trƣờng để thúc đẩy các DN tham gia mạnh mẽ thị

trƣờng này. Sự kém phát triển của thị trƣờng phái sinh là một thách thức không nhỏ

trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trƣờng tài chính Việt Nam. Khi rủi ro luôn là

bạn đƣờng với các DN và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, thì phát triển

thị trƣờng phái sinh đƣợc xem nhƣ là lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro.

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống tài chính, hệ thống kế toán

Việt Nam đã có những bƣớc phát triển rất quan trọng theo hƣớng hội nhập với

- 2 -

thông lệ và chuẩn mực quốc tế đƣợc chấp nhận chung. Đây là định hƣớng phát triển

đúng đắn để Hệ thống tài chính cũng nhƣ Hệ thống kế toán Việt Nam phát triển ổn

định, bền vững, tạo điều kiện cho phát triển và quản lý kinh tế đất nƣớc. Tuy nhiên,

ở Việt Nam cho đến nay, chuẩn mực kế toán (CMKT) về CCTC vẫn chƣa đƣợc xây

dựng và ban hành, cũng chƣa có bất kỳ một văn bản nào hƣớng dẫn về kế toán

CCTC phái sinh để các DN thực hiện. Một số DN khi sử dụng CCTC phái sinh để

phòng ngừa rủi ro thì vẫn thực hiện công việc kế toán dựa trên Chế độ kế toán DN

hiện hành để áp dụng, nội dung kế toán thực hiện khi sử dụng CCTC phái sinh hoàn

toàn giống với khi không sử dụng CCTC phái sinh, chƣa thấy rõ sự khác biệt trong

quá trình thực hiện công việc kế toán. Chính điều này đã phản ánh sai lệch bản chất

của kế toán và ghi nhận không đúng các đối tƣợng kế toán có liên quan đến CCTC

phái sinh. Việc thực hiện kế toán khi sử dụng CCTC phái sinh để phòng ngừa rủi ro

tại các DN nói chung và DN XNK Đà Nẵng nói riêng đã chƣa tuân thủ đúng các

nguyên tắc kế toán, cần có sự điều chỉnh thích hợp để thông tin tài chính, kế toán

đƣợc phản ánh một cách trung thực hơn.

Qua nghiên cứu lý luận về CCTC phái sinh, về kế toán các CCTC phái sinh

và thực tiễn vận dụng các công cụ này trong hoạt động SXKD của các DN XNK Đà

Nẵng, cũng nhƣ nội dung kế toán thực hiện tại các DN này, tôi đã chọn đề tài: “Kế

toán các công cụ tài chính phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro trong các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng” làm đề tài luận án.

2. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU

Việc sử dụng các CCTC phái sinh để phòng ngừa rủi ro đã phổ biến ở các

nƣớc phát triển từ lâu nhƣng ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ. Kể từ khi chính thức

đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) cho phép thực hiện từ năm 1998 đến nay, các

công cụ này vẫn chƣa thu hút đƣợc sự quan tâm sử dụng của các bên có liên quan,

dƣới góc độ kế toán cũng chƣa có hƣớng dẫn cụ thể.

Mặc dù, đây vẫn còn là vấn đề nóng cần sự đầu tƣ nghiên cứu để hoàn thiện

về mặt pháp lý cũng nhƣ thực tiễn vận dụng, tuy nhiên các vấn đề về CCTC phái

sinh chỉ đƣợc các tác giả Việt Nam bắt đầu nghiên cứu từ sau năm 2000.

- 3 -

Tác giả Nguyễn Minh Kiều (năm 2006), công trình nghiên cứu khoa học

“Hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm chuẩn bị hội nhập kinh tế

khu vực và thế giới”. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã có những đóng

góp thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể:

- Tác giả đã phân tích cụ thể và hệ thống hóa những lý luận cơ bản các loại

giao dịch ngoại hối nhƣ giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi,

giao dịch tƣơng lai, giao dịch quyền chọn.

- Tác giả đã làm rõ và đo lƣờng cụ thể các khái niệm về rủi ro tỷ giá. Ngoài

ra, các khái niệm tổn thất ngoại hối bao gồm tổn thất giao dịch, tổn thất kinh tế và

tổn thất kế toán cũng đƣợc đề cập.

- Điểm nhấn trong quá trình hệ thống lý luận của tác giả là phân tích nguồn

gốc phát sinh rủi ro tỷ giá đối với hoạt động của DN và Ngân hàng thƣơng mại

(NHTM), đồng thời chỉ rõ những tác động và tổn thất có thể xảy ra do sự biến động

của tỷ giá. Tác giả cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có các giải pháp phòng

ngừa, ngăn chặn hay là quản lý và tối thiểu hoá tổn thất ngoại hối. Bên cạnh đó, tác

giả đã trình bày các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá mang tính chất lý thuyết có

thể áp dụng đƣợc trong hoạt động của DN cũng nhƣ của NHTM.

- Tác giả đã đóng góp vào kho tàng lý luận liên quan đến việc vận dụng thành

công các CCTC phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá vào thực tiễn đặc thù của

Việt Nam mà vấn đề này đã đƣợc nghiên cứu và chỉ ra ở các nƣớc có nền kinh tế

phát triển.

- Tác giả đã thực hiện việc khảo sát về nhận thức của các DN và các NHTM

về rủi ro tỷ giá. Qua đó, đã phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng nhận thức của các

DN và các NHTM về rủi ro tỷ giá trong thời gian qua, đồng thời tác giả đã phân tích

và đánh giá đƣợc nhận thức, thực trạng và mức độ sử dụng các giải pháp phòng

ngừa rủi ro tỷ giá của các DN và các NHTM thông qua việc sử dụng các CCTC phái

sinh.

- Tác giả đã thực hiện việc khảo sát về nhu cầu và khả năng sử dụng các giải

pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các DN và các NHTM. Qua đó, đã phân tích và

- 4 -

đánh giá đƣợc thực trạng nhu cầu và khả năng sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi

ro tỷ giá của các DN và các NHTM trong thời gian qua.

- Tác giả đã khảo sát và phân tích quan điểm của các DN và các NHTM về

những trở ngại trong việc sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đồng thời

cũng đã khảo sát và phân tích đƣợc cách thức để các DN và các NHTM vƣợt qua

những trở ngại khi sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

- Qua quá trình hệ thống lý luận và khảo sát thực tiễn về nhận thức và phòng

ngừa rủi ro tỷ giá tại các DN và các NHTM, tác giả đã hoàn thiện các giải pháp

phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Nội dung hoàn thiện trong đề tài đƣợc tác giả thực hiện

trên nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ: hoàn thiện và hƣớng dẫn sử dụng các giải pháp

phòng ngừa tổn thất giao dịch khoản phải thu ngoại tệ, tổn thất giao dịch phải trả

ngoại tệ, tổn thất kinh tế khi tỷ giá biến động, đồng thời tác giả cũng đã hoàn thiện

việc ứng dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá vào thực tiễn. Đây là những

giải pháp tƣơng đối thiết thực và chặt chẽ, đúng mục tiêu nghiên cứu.

Bên cạnh những đóng góp thiết thực của tác giả về mặt lý luận và thực tiễn,

đề tài cũng bộc lộ một số khiếm khuyết:

- Đề tài tập trung quá sâu vào hoạt động ngoại hối và các giao dịch ngoại hối,

vấn đề này đƣợc tác giả đề cập phần lớn trong toàn bộ nội dung của đề tài, điều này

đã làm cho nội dung trọng tâm về giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bị hạn chế.

- Đề tài tập trung nghiên cứu về các hoạt động và giao dịch của các NHTM,

mục đích đƣa ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá cuối cùng cũng chỉ phục vụ

cho sự phát triển mạnh mẽ hơn của các nghiệp vụ trong hệ thống các NHTM.

- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về rủi ro tỷ giá và các giải pháp phòng ngừa

rủi ro tỷ giá trong các DN và các NHTM mà chƣa nghiên cứu đến các loại rủi ro

khác, nhất là các loại rủi ro xuất hiện trong các DN.

- Đề tài chỉ nghiên cứu trên khía cạnh tổn thất kinh tế từ việc không sử dụng

hoặc sử dụng các giao dịch hối đoái, nội dung chỉ tập trung vào lĩnh vực hoạt động

ngân hàng và nặng về lý thuyết tài chính.

- 5 -

Mặc dù đề tài của tác giả vẫn còn bộc lộ một số khiếm khuyết nhất định, tuy

nhiên, do phạm vi nghiên cứu của tác giả chỉ giới hạn về rủi ro tỷ giá nên các nội

dung trong đề tài cũng chỉ tập trung vào rủi ro tỷ giá.

Tác giả Nguyễn Lê Tƣờng Vy (năm 2007) đã nghiên cứu đề tài “Sử dụng hợp

đồng tƣơng lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến động giá nguyên liệu cà

phê tại Công ty Cà phê Trung Nguyên”. Trong công trình này, tác giả đã có những

đóng góp thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn ứng dụng hai loại hợp đồng tƣơng

lai và quyền chọn. Cụ thể:

- Tác giả đã hệ thống đƣợc lý luận về các sản phẩm phái sinh (SPPS) trên thị

trƣờng hàng hóa với nhiều nội dung thiết thực đóng góp cho cả lý luận cũng nhƣ

vận dụng thực tiễn nhƣ khái niệm về SPPS hàng hóa, nguồn gốc hình thành thị

trƣờng hàng hóa phái sinh, chủ thể và mục đích sử dụng sản phẩm hàng hóa phái

sinh, các SPPS hàng hóa chuẩn, lợi ích khi sử dụng các SPPS hàng hóa và tình hình

sử dụng các SPPS cho cà phê.

- Trong quá trình hệ thống lý luận, tác giả đã phát họa tƣơng đối đầy đủ về

các vấn đề liên quan đến hợp đồng tƣơng lai (HĐTL) và hợp đồng quyền chọn

(HĐQC). Nội dung hai loại hợp đồng này đƣợc trình bày ngắn gọn nhƣng ít nhiều

đã thể hiện đƣợc đầy đủ ý nghĩa khi nghiên cứu về chúng. Mỗi loại hợp đồng có đặc

điểm riêng và điều này đã đƣợc tác giả phản ánh đúng bản chất.

- Trƣớc khi đề xuất việc sử dụng HĐTL và HĐQC để phòng ngừa rủi ro biến

động giá nguyên liệu cà phê tại Công ty Cà phê Trung Nguyên, tác giả đã tiến hành

việc phân tích cụ thể tình hình biến động giá nguyên liệu cà phê và ảnh hƣởng của

sự biến động giá này đến lợi nhuận của Công ty Cà phê Trung Nguyên. Từ sự phân

tích này, tác giả đã cho thấy sự cần thiết phải sử dụng HĐTL và HĐQC tại Công ty

Cà phê Trung Nguyên để phòng ngừa rủi ro.

- Trên cơ sở phân tích đầy đủ đặc điểm và bản chất của HĐTL và HĐQC,

đồng thời phân tích các yếu tố thực tiễn tại Công ty Cà phê Trung Nguyên, tác giả

đã đề xuất phƣơng án sử dụng từng loại HĐTL và HĐQC, sử dụng kết hợp hai loại

HĐTL và HĐQC. Đây là hƣớng đề xuất sử dụng các CCTC phái sinh một cách linh

- 6 -

hoạt, giúp đơn vị thực tế có thể phòng ngừa đƣợc rủi ro do sự biến động giá nguyên

liệu cà phê. Việc đề xuất riêng cho phòng ngừa rủi ro giá nguyên liệu cà phê là bƣớc

đầu làm nền tảng cho Công ty Cà phê Trung Nguyên tiếp tục nghiên cứu các loại

hợp đồng phái sinh (HĐPS) khác cũng nhƣ tiếp tục nghiên cứu thêm các phƣơng án

vận dụng linh hoạt và hiệu quả trong quá trình hoạt động.

- Các đề xuất của tác giả chỉ có thể thực hiện đƣợc nếu những điều kiện về

khung pháp lý và chính sách của Nhà nƣớc đƣợc ban hành và hƣớng dẫn cụ thể,

đồng thời năng lực sử dụng các loại hợp đồng này của đội ngũ nhân viên trong đơn

vị phải đạt yêu cầu, tránh vi phạm những điều mà pháp luật không cho phép thực

hiện. Điều này cũng đã đƣợc tác giả đƣa ra trong nghiên cứu của mình và phân tích

tƣơng đối rõ một số thông tin cần thiết.

- Việc đƣa vào sử dụng HĐTL và HĐQC nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro

về giá là một hƣớng đi mới, mang tính đột phá. Để Công ty Cà phê Trung Nguyên

áp dụng thành công hƣớng đi này, đề tài của tác giả đã xây dựng đƣợc phƣơng thức

triển khai ứng dụng HĐTL và HĐQC từ bƣớc chuẩn bị ban đầu cho đến lựa chọn

nhà môi giới, cũng nhƣ tìm hiểu quy trình giao dịch các loại HĐTL và HĐQC của

NHTM. Bên cạnh đó, tác giả đã đề xuất việc thiết lập hệ thống thông tin đa chiều và

phải cập nhật liên tục trong quá trình hoạt động. Những đóng góp của tác giả thiết

thực và có thể ứng dụng trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Bên cạnh những đóng góp thiết thực, đề tài của tác giả cũng bộc lộ một số

hạn chế nhất định:

- Mặc dù tác giả đã trình bày về HĐTL và HĐQC, các loại hợp đồng này

chính là CCTC phái sinh nhƣng tác giả chƣa nêu đƣợc nội dung và bản chất của

CCTC phái sinh trƣớc khi tìm hiểu về từng loại hợp đồng cụ thể, điều này sẽ không

hệ thống đƣợc một cách lôgic những vấn đề từ tổng quát đến chi tiết.

- Trong quá trình hệ thống lý luận, tác giả chƣa trình bày đƣợc vai trò của

CCTC phái sinh trong nền kinh tế, trong hoạt động của các DN cũng nhƣ trong hoạt

động của ngân hàng hay các nhà đầu tƣ. Lịch sử ra đời của các loại HĐTL và

HĐQC cũng chƣa đƣợc tác giả trình bày cụ thể, nhất là đối với HĐQC.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!