Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kế hoạch và giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước của Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
40
Kích thước
234.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1293

Kế hoạch và giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước của Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI NÓI ĐẦU

Huy động và tập trung nguồn vốn trong nước để phát triển kinh tế xã hội

đang trở thành một bộ phân chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội

của nước ta, bởi lẽ nhu cầu vốn đầu tư trong nước càng trở nên bức thiết trong

điều kiện khoa học kỹ thuật tiến bộ và sự phân công lao động quốc tế ngày

càng sâu rộng. Việt Nam tiến hành xây dựng CNXH từ điểm xuất phát rất thấp

trong khi đó lại cần một khoản vốn lớn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

kinh tế, xây dựng các công trình công cộng phục vụ cho sự phát triển kinh tế

xã hội lâu dài. Mặt khác mục tiêu của chiến lược 2001 - 2010 chỉ rõ "đưa nước

ta khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá,

tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở

thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại…". Để thực hiện được mục

tiêu chúng ta cần phải huy động được một nguồn vốn lớn để đáp ứng được yêu

cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Vấn đề huy động và tập trung nguồn vốn trong nước là một đề tài rộng và

nó cần có sự đầu tư nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế, nhà quản lý nhà chính trị.

Đề tài này là một trong những hướng tìm tòi nhằm bật mở các tiềm năng về vốn

tiền mặt, vốn sức người, vốn tài nguyên… và huy động tối đa nguồn vốn đó cho

sự thăng tiến của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Đề tài: "Kế hoạch và giải pháp huy động vốn đầu tư trong nước của

Việt Nam" nhằm góp phần nhỏ bé luận giải nhu cầu về vốn đối với nền kinh

tế nói chung. Đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình huy động

và tập trung vốn cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Mặc dù rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót em mong

muốn được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong Khoa để đề tài của em

được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Ngọc Linh đã giúp em hoàn thành

đề án này.

1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG

I- Khái niệm về đầu tư, kế hoạch khối lượng vốn đầu tư và vốn đầu tư

1- Khái niệm về đầu tư

Hoạt động đầu tư được hiểu là các hoạt động làm tăng thêm (bao hàm cả

nghĩa khôi phục) uy mô của tài sản quốc gia

Tài sản quốc gia được phân chia thành 2 nhóm là tài sản quốc gia sản

xuất (gọi là vốn sản xuất) và tài sản quốc gia phi sản xuất. Đầu tư vốn (hoạt

động đầu tư vốn) là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm duy trì tiềm lực sẵn có

hoặc tạo ra tiềm lực mới, tiềm lực lớn hơn cho sản xuất - kinh doanh - dịch vụ

và sinh hoạt đời sống xã hội.

2- Khái niệm kế hoạch vốn đầu tư

- Kế hoạch khối lượng vốn đầu tư là một bộ phận trong hệ thống kế

hoạch phát triển, nó xác định quy mô cơ cấu tổng nhu cầu vốn đầu tư xã hội

cần có và cân đối với các nguồn bảo đảm nhằm thực hiện mục tiêu tăng

trưởng và phát triển kinh tế trong thời kỳ khoa học

3- Khái niệm vốn đầu tư

Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh

dịch vụ là tiết kiệu của dân và vốn huy đọng từ các nguồn khác được đưa vào

sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và duy

trì tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội

Hình thức hữu hiệu, của vốn đầu tư dưới 2 dạng:

2

Vốn đầu tư sản xuất và vốn đầu tư phi sản xuất

II- Vai trò, nhiệm vụ của kế hoạch huy động vốn đầu tư trong nước

đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam

1- Nhiệm vụ của kế hoạch huy động vốn đầu tư trong nước

1.1. Xác định nhu cầu khối lượng vốn đầu tư xã hội cần có kỳ kế hoạch

Để thực hiện được nhiệm vụ này, điều cơ bản là phải dựa vào kế hoạch

tăng trưởng các mục tiêu đặt ra về tăng trưởng GDP kỳ kế hoạch. Theo tính

toán để đặt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm thời kỳ

2001 - 2005 là 7, 5 thì nhu cầu về vốn đầu tư tính theo mô hình Harrod -

Damras là 200 ngàn tỷ đồng tương đướng 30 tỷ USD

1.2. Xác định tỷ lệ cơ cấu vốn đầu tu theo ngành theo các lĩnh vực đối

tượng, khu vực đầu tư và xu hướng, chuyển dịch cơ cấu trong thời gian tới. Cơ

cấu tăng trưởng nhanh trên cơ sở hướng ngoại trước đây của một số nước

Đông Á và Đông Nam Á còn hạn chế

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập như hiện nay nền

kinh tế mỗi nước phải tăng cường cạnh tranh để xuất khẩu, bởi lẽ nền kinh tế

hội nhập không phân biệt thị trường trong nước và nước ngoài. Thực hiện đổi

mới vừa qua ở nước ta và kinh nghiệm quốc tế cho thất một quốc gia không

chỉ theo đuổi một mục tiêu được thể hiện ở một loại cơ cấu kinh tế nào đó. Để

có cơ cấu phù hợp cho quá trình CNH - HĐH đất nước thì đòi hỏi phải phân

tích đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội trong nước, bối cảnh quốc tế tìm ra một

cơ cấu phù hợp với đất nước mình. Trong bước chuyển đổi cơ cấu từ này đến

năm 2020 cần thiết phải có những chính sách thoả đáng để tạo ra được các

ngành mũi nhọn, các vùng động lực cho phát triển. Để thực hiện được mục

3

tiêu thì cần thiết phải có vốn đầu tư, vốn giúp cho quá trình thực hiện chuyển

dịch cơ cấu một cách nhanh chóng và có hiệu quả bền vững

Bảng 1: Cơ cấu ngành đến 2010 và 2020 như sau:

Năm 2000 2010 2020

Cơ cấu GDP (%) 1000 1000 1000

Nông nghiệp 24 15,5 7

Công nghiệp và

xây dựng

35,2 42,2 45

Dịch vụ 40,8 42 49

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư

Vậy để đảm bảo cho cơ cấu ngành được thực hiện đúng thì cần phải có

chính sách vốn hợp lý, đảm bảo đáp ứng nhu cầu chuyển dịch

1.3. Xác định nguồn đảm bảo vốn đầu tư có thể trong kỳ kế hoạch

a- Đối với nguồn vốn trong nước

Trong những năm tới vốn của khu vực kinh tế Nhà nước không lớn,

trong khi nguồn vốn tiềm năng trong các tầng lớp nhân dân chưa thể xác định

được. Tuy nhiên nếu có chính sách đúng thì sẽ huy động được và sẽ chiếm tỷ

trọng ngày càng tăng trong tổng vốn đầu tư. Cùng với việc huy động vốn

trong dân, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của khu vực Nhà nước

Theo tính toán và dự báo ban đầu, khả năng huy động các nguồn vốn cho

đầu tư phát triển trong 5 năm tới vào khoảng 830 - 850 nghìn tỷ đồng (theo giá

năm 2000) tương đương 59 - 61 tỷ USD, tăng khoảng 11 - 12%/năm, trong đó

nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 2/3. Tỷ lệ đầu tư so với GDP chiếm

khoảng 31 - 32%, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,4%/năm

b- Vốn nước ngoài

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!