Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Điện lực Nghệ An.doc.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỞ ĐẦU
Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Điện Lực 1 - Tập đoàn
Điện Lực Việt Nam, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mặc dù độc quyền
trong lĩnh vực cung cấp điện năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An song Điện Lực Nghệ
An cũng không tránh khỏi việc phải chịu những tác động của quy luật thị trường.
Trong điều kiện đó, để có thể phát triển được thì các doanh nghiệp phải thường
xuyên tự hoàn thiện mình để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất đồng thời có
thể tự chủ được trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo thực hiện những
chỉ tiêu cấp trên giao cho, đồng thời đối phó với những thay đổi của nhu cầu thị
trường, mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải xây
dựng cho mình một kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sự tồn tại,
phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, chúng tôi đi sâu
nghiên cứu kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Điện lực Nghệ An với đề tài:
“Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Điện lực Nghệ An”
1
NỘI DUNG
I. Giới thiệu về doanh nghiệp
1. Thông tin chung.
Điện lực Nghệ An ngày nay tiền thân là nhà máy điện Vinh được khởi công
xây dựng ngày 1/1/1957 do Liên Xô trước đây giúp đỡ với công suất lắp đặt 8000
kW (3 lò ghi Xinh và 2 máy phát điện).
Sau một thời gian không lâu với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công
nhân viên trên công xưởng và các chuyên gia Liên Xô, ngày 1/1/1959, nhà máy
điện Vinh chính thức đi vào sản xuất theo kế hoạch. Những kw điện đầu tiên đã
phát lên lưới phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng an
ninh và đời sống của nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
∗ Nhà máy điện Vinh 10 năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.
- Thời kỳ tháng 8/1965 – 8/1969
Đây là thời kỳ chiến tranh ác liệt nhất. Đế quốc Mỹ đã dùng tàu chiến và
không quân bắn phá vào nhà máy điện Vinh. Điển hình là sự kiện ngày 4/6/1965
với nhà máy điện Vinh là “một ngày không thể nào quên”, đế quốc Mỹ đã huy
động nhiều tốp máy bay ở nhiều hướng ồ ạt trút bom vào nhà máy điện Vinh làm
cho nhà máy bị hỏng nặng và không thể hoạt động được. 8 đồng chí cán bộ công
nhân viên đang làm nhiệm vụ đã anh dũng hy sinh bên lò máy. Sau gần hai tháng
nhà máy phải ngừng thì đến ngày 2/9/1965 công tác phục hồi sửa chữa nhà máy đã
hoàn tất và dòng điện lại được phát đi trên toàn quê hương Xô viết anh hùng.
- Thời kỳ 1968 – 1975
Trong thời kỳ này, do nhu cầu sử dụng điện của khu vực là rất lớn. Do vậy,
nhà máy đã xây dựng thêm 8 cụm diezel với công suất 5600 kw. Cũng trong thời
kỳ này, để đảm bảo an toàn cho nhà máy. Ban chấp hành Đảng ủy nhà máy đã
quyết định dời ½ nhà máy về lắp tại hang núi thôn Xã hội Sơn – Anh Sơn
Sau gần 3 năm khai phá hơn 15000 m3 đá, đổ 2000 m3
bê tông, xây 3000 m3
gạch đá, vận chuyển hơn 500 tấn thiết bị. Một nhà máy được hình thành và chạy
thử gọi là nhà máy nhiệt điện 3/2.
∗ Nhà máy điện Vinh 10 năm sau chiến tranh: 1975 – 1984
Đây là thời kỳ xây dựng và phát triển tốt đẹp vủa nhà máy điện Vinh. Tuy
hòa bình đã lập lại nhưng nhà máy điện Vinh lại đứng trước thử thách lớn đó là
thiếu nguồn do nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu cung ứng điện ngày càng cao.
Lúc này nhà máy điện Vinh được xây dựng thêm nhiều cụm Diezel, khoảng 20000
Kw. Đồng thời với việc tháo dỡ nhà máy nhiệt điện 3/2 từ Anh Sơn về lắp tại Bến
Thủy ( nhà máy cũ) đã nâng công suất lên 28000 Kwh.
Tháng 2/1983, lưới điện Nghệ Tĩnh được nối với lưới điện quốc gia bằng
đường dây 220 Kv Thanh Hóa đi Hưng Đông.
∗ Thời kỳ 1984 đến nay
PHÒNG
AN
TOÀN
LAO
ĐỘNG
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
PHÒNG
TỔ
CHỨC
PHÒNG
ĐIỆN
NÔNG
THÔN
2