Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kế hoạch quản lý môi trường khoáng sản
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm qua, ngành khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta phát
triển khá mạnh, đặc biệt là ngành Công nghiệp khai thác mỏ là ngành kinh tế tạo
ra nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giữ
vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Tuy
nhiên, công nghiệp (CN) khai khoáng đang đứng trước nhiều thách thức: khai
thác, sử dụng chưa có hiệu quả làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tác
động xấu tới cảnh quan và hình thái môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước,
không khí, đất đai, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và sự phát triển của nhiều
ngành kinh tế khác. Các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản, các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản luôn muốn tìm ra những phương
pháp cũng như các đề án trao đổi kinh nghiệm nhằm phát huy những mặt tích
cực và đưa ra những định hướng, giải pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực
quản lý tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản vì lợi ích quốc gia và sự
phát triển bền vững của ngành khai thác khoáng sản ở Việt Nam.
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên
khoáng sản phong phú, đa dạng, là nguồn nguyên liệu, tiềm năng quý của quốc
gia. Chính vì thế mà Việt Nam luôn là nơi các nhà tài trợ khoáng sản chọn là
trong những dự án hàng đầu để đầu tư. Tuy nhiên các nhà tài trợ cũng luôn có
yêu cầu riêng của mình đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong các dự án, cũng
như các yêu cầu của luật bảo vệ môi trường, các nhà tài trợ đòi hỏi phải có đánh
giá tác động của môi trường tới các dự án khi mà họ tài trợ chính thức.
Trong khi đánh giá tác động môi trường các nhà tài trợ đòi hỏi phải có kế
hoạch quản lý môi trường. Nội dung kế hoạch quản lý môi trường được xây
dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá những tác động tiêu cực do dự án gây ra và
được thể hiện dưới hình thức một kế hoạch tổng thể trong việc tổ chức thực hiện
các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đã
được phân tích, đánh giá. Chính vì vậy, xây dựng một kế hoạch quản lý môi
trường các ngành công nghiệp nói chung và khai thác khoáng sản nói riêng
chính là tiền đề, công cụ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu khác nhau về bảo vệ
môi trường của các dự án. Xuất phát từ mục tiêu và tầm quan trọng trong việc
xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho các dự án đầu tư khoáng sản là rất
cần thiết nên chúng tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư khai
thác khoáng sản”
[1]
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Đất nước Việt Nam đang trên đà phát triển, chính vì thế công tác điều tra
địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản được triển khai trên quy mô toàn lãnh
thổ Việt Nam. Trong công tác điều tra cơ bản, bằng việc lập bản đồ địa chất
khoáng sản tỷ lệ 1/50.000, đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng
lớn. Kết quả của công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt
Nam có nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm,
apatít,… chủng loại khoáng sản đa dạng. Chính vì thế mà công việc lập kế
hoạch quản lý môi trường các dự án đầu tư khai thác khoáng sản luôn là vấn đề
cấp thiết đối với các nhà tài trợ cũng như của quốc gia. Để sâu hơn trong vấn đề
lập kế hoạch quản lý môi trường khai thác khoáng sản. Nhóm làm đề tài đi sâu
vào công việc lập kế hoạch cho một loại khoáng sản. Bản kế hoạch này được lập
cho công việc bảo vệ môi trường khai thác than ở Quảng Ninh.
Khai thác khoáng sản ở Quảng Ninh, đặc biệt là nguồn khoáng sản than
đang làm tổn hại nghiêm trọng đến các môi trường: Đất, nước, không khí, sinh
vật. Trong công nghệ khai thác, bình quân để lấy được 1 tấn than, chúng ta phải
khoan, nổ mìn làm tơi để xúc lên, rồi vận chuyển đi xa (với cung độ bình quân
3-5km) và đổ thải ra chỗ khác khoảng 5-10 m3
đất đá. Các công đoạn không thể
tránh khỏi này của khai thác than ở Quảng Ninh dẫn đến việc môi trường sinh
thái bị ảnh hưởng tiêu cực. Địa hình của tỉnh Quảng Ninh biến động nhanh và
với qui mô lớn chủ yếu do khai thác than. Quốc lộ 14 chạy qua thị xã Hòn Gai
và thị trấn Cẩm Phả nhiều đoạn đã phải dịch chuyển ra phía biển để nhường chỗ
cho các bãi thải đất đá của các mỏ khai thác than bằng công nghệ lộ thiên (Hà
Tu, Đèo Nai, Cọc Sáu). Suối Vàng Danh và sông Mông Dương, gắn với việc
phát triển các mỏ than hầm lò nổi tiếng Vàng Danh (Uông Bí) và Mông Dương
(Mông Dương-Khe Chàm) cũng đã bị thay đổi (nhưng không phải vì khai thác
than hầm lò, mà chủ yếu vì khai thác than lộ thiên). Trước đây, con suối chảy từ
mỏ Vàng Danh ra Uông Bí từng là nguồn cung cấp nước cho cả thành phố Hải
Phòng vì nước trong và sạch. Ở vùng than Uông Bí, không ai quên câu ca dao từ
thời Pháp “nước Vàng Danh, canh Hải Phòng”.
Ngày nay, khi khu mỏ Vàng Danh (trước đây, Liên Xô chỉ thiết kế khai
thác bằng công nghệ hầm lò với công suất tối đa có 1,8 tr.t/năm) nay được mở
rộng ra bằng các công nghệ khai thác than lộ thiên, tổng công suất các mỏ than
đã lên tới gần 5 triệu tấn/năm, thì nước suối Vàng Danh đã không thể dùng để
dẫn về Hải Phòng. Lớn hơn suối Vàng Danh là con sông Mông Dương (hợp lưu
của nhiều con suối xuất phát từ khai trường của những mỏ than lộ thiên trong
[2]
vùng). Trước đây, người Pháp đã dùng con sông này làm đường thủy chở than
Mông Dương ra biển để xuất khẩu. Ngày nay, con sông này đã bị loại ra khỏi
danh sách các tuyến vận tải thủy.Ô nhiễm môi trường giống như một căn bệnh
nan y khó chữa. Trong khi đó, ngành than vẫn chưa có một chiến lược tổng thể
để giảm thiểu các tiêu cực đến môi trường. Các giải pháp đang được triển khai
về bảo vệ môi trường chỉ mang tính đối phó. Viancomin chỉ tập trung xử lý phần
“ngọn” của căn bệnh nan y này theo kiểu “công tử Bạc Liêu”. Kết quả của
những giải pháp thuộc về “phần ngọn” thường thể hiện nhanh, đáp ứng được
cho việc tổng kết hay báo cáo thành tích, nhưng nguy cơ về môi trường hay
nguy cơ về tai nạn lao động thì vẫn như cũ. Rất tiếc, những giải pháp kỹ thuật cơ
bản có liên quan đến bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho công nhân mỏ
đã và đang tiếp tục bị vi phạm. Việc cải thiện môi trường chủ yếu nhờ các giải
pháp mang tính tổ chức và quản lý của các cơ quan cấp trên và của chính quyền
địa phương. Tuy nhiên, các giải pháp đó chỉ mang tính “tạm thời”. Bởi lẽ việc
khai thác than là để phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế quan trọng (điện, xi
măng, phân bón, hóa chất, giấy, vật liệu xây dựng) của đất nước. Khi “Tổ quốc
cần than như con thơ cần sữa mẹ”, sự hy sinh về môi trường của Quảng Ninh
được chấp nhận như một sự đánh đổi cần thiết. Quảng Ninh đã biết và quen
chấp nhận sự “đánh đổi” này là vì sự nghiệp phát triển của các ngành kinh tế và
các địa phương khác của đất nước. Vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác
than dường như bị lãng quên nhưng khi khí hậu đang bị biến đổi, thiên nhiên bị
hủy hoại, con người mới nhận ra sực chịu đụng của mẹ Trái Đất là có giới hạn.
Vì vậy vấn đề môi trường cần được nhận thức khoa học, tư duy đúng, cần
được quản lý thực hiện một cách bài bản, và đòi hỏi cán bộ điều hành phải có đủ
trình độ chuyên môn và kỹ thuật. Việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường
cho các dự án đầu tư khai thác khoáng sản là một vấn đề cấp thiết hiện nay để
thực hiện chiến lược phát triển bền vững của ngành khai thác khoáng sản.
Để thực hiện một dự án đầu tư khai thác khoáng sản, theo các quy định
của Luật bảo vệ môi trường 2005 thì các dự án cần có chương trình quản lý và
giám sát môi trường (Mục 6 điều 20). Các dự án khai thác khoáng sản để được
phê duyệt bao giờ cũng phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (hoặc một
hình thức rút gọn khác theo quy định, tùy theo quy mô của dự án). Các dự án
này chỉ được phê duyệt khi bản báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được
các cơ quan có chức năng thẩm định và phê duyệt. Khi thực hiện dự án không
cần thiết phải tiến hành đánh giá tác động môi trường lại nữa, nhưng phải thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
[3]