Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Kế hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015 - 2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------------------
PHẠM VĂN ĐẶNG
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
NGÀNH DU LỊCH TỈNH TÂY NINH
GIAI ĐOẠN 2015-2020
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã chuyên ngành: 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Đoàn Thị Mỹ Hạnh
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Kế hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015-2020”
với mục tiêu là phân tích, đánh giá kết quả phát triển ngành du lịch tỉnh Tây Ninh
giai đoạn 2010-2014, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh
Tây Ninh giai đoạn 2015 – 2020, giúp ngành du lịch tỉnh Tây Ninh phát triển hiệu
quả hơn trong xu thế cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn, bao gồm: nguồn dữ liệu thứ
cấp được thu thập chủ yếu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Cục Thống kê, các báo cáo sơ, tổng kết về phát triển kinh tế - xã hội và du lịch
của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh; nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua
khảo sát khách du lịch và phỏng vấn chuyên gia am hiểu về du lịch.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: tỉnh Tây Ninh hiện có lợi thế lớn về nguồn
tài nguyên du lịch, rất đa dạng và phong phú về chủng loại, từ các dạng tài nguyên
thiên nhiên đến các dạng tài nguyên nhân văn độc đáo, thể hiện tính đặc sắc, riêng
có của địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua việc khai thác đã bộc lộ nhiều khiếm
khuyết như: khai thác thiếu khoa học còn mang nặng tính tự phát, việc khai thác tài
nguyên để tạo ra các sản phẩm du lịch còn manh mún, thiếu tính liên kết; sản phẩm
du lịch, nhất là dịch vụ vui chơi giải trí tại hầu hết các khu, điểm du lịch còn rất
nghèo nàn, chưa tạo được cảm giác hấp dẫn để giữ chân du khách... Qua phân tích
kết quả phát triển ngành du lịch giai đoạn 2010-2014 cho thấy: tốc độ tăng trưởng
ngành du lịch Tây Ninh còn chậm, doanh thu du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
doanh thu; cơ cấu khách du lịch chưa hợp lý, khách du lịch nội địa chiếm đa số,
lượng khách quốc tế còn rất khiêm tốn; chủ yếu là khách tham quan trong ngày, số
lượt khách có lưu trú chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng số khách du lịch; du lịch còn
mang nặng tính thời vụ, tập trung nhiều nhất là vào các ngày lễ hội cao điểm trong
năm; thời gian lưu trú trung bình và mức chi tiêu bình quân một ngày khách của
Tây Ninh hiện nay khá thấp so với mức bình quân cả nước …
Thực trạng trên đây là do trong một thời gian dài, du lịch Tây Ninh hầu như
không có gì mới, chỉ loay hoay khai thác tài nguyên sẵn có với những sản phẩm cũ,
thiếu những sản phẩm mới lạ, hấp dẫn; việc đầu tư và thu hút đầu tư phát triển các
công trình hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch (trạm dừng chân, nhà
iv
hàng, khách sạn cao cấp, các khu vui chơi, giải trí…) còn rất hạn chế và thiếu đồng
bộ; số lượng và chất lượng lao động tham gia ngành du lịch chưa đáp ứng yêu cầu,
thiếu đội ngũ nhân lực quản lý giỏi, nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
ngoại ngữ; chất lượng dịch vụ còn nhiều mặt hạn chế; hoạt động xúc tiến, quảng bá
du lịch còn rời rạc, chắp vá; công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều mặt hạn
chế…Tất cả những điều này làm cho tài nguyên du lịch được khai thác, sử dụng
kém hiệu quả, sản phẩm du lịch ngày càng trở nên nhàm chán đối với du khách.
Trên cơ sở lý thuyết và từ kết quả phân tích, kế hoạch phát triển ngành du
lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015-2020 được đề xuất, bao gồm những nội dung
trọng tâm như: mục tiêu phát triển du lịch; thị trường khách du lịch; sản phẩm du
lịch; những công việc cần tập trung thực hiện và nguồn lực đầu tư phát triển du lịch.
Đây là những nội dung cốt lõi để tạo ra bước phát triển mới mạnh mẽ hơn cho
ngành du lịch tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn tới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài vẫn còn một số hạn chế nhất định,
cụ thể:
Việc sử dụng lý thuyết vòng đời điểm đến và mô hình đổi mới sản phẩm của
Barcet để thiết lập kế hoạch phát triển ngành du lịch của một địa phương, quá trình
nghiên cứu tác giả vẫn chưa tìm thấy có nghiên cứu tương tự. Đây vừa là điểm mới
thể hiện tính sáng tạo trong nghiên cứu, nhưng đồng thời cũng là điểm hạn chế cần
được các nghiên cứu sau tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.
Quá trình thực hiện nghiên cứu tác giả nhận thấy, hiện nay số liệu thống kê về
du lịch cả nước nói chung, tỉnh Tây Ninh nói riêng từ các nguồn khác nhau có độ
chênh lệch lớn, nhất là thống kê số lượt khách du lịch và doanh thu du lịch do quy
định hướng dẫn về các tiêu chí chưa rõ ràng, cụ thể; việc theo dõi, thống kê chưa
chặt chẽ. Điều này phần nào đã có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Tuy vậy, việc
kết hợp phân tích, đánh giá dựa trên dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp, thông qua sử
dụng cùng lúc phương pháp thống kê mô tả, điều tra lấy ý kiến khách du lịch và
phương pháp chuyên gia đã cơ bản khắc phục được hạn chế này./.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN.........................................................................................iii
MỤC LỤC ..............................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ...................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 1
1.1. Lý do nghiên cứu..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
1.6. Các nghiên cứu trước........................................................................................3
1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...........................................................4
1.7.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................... 4
1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 4
1.8. Kết cấu đề tài....................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................6
2.1. Các khái niệm...................................................................................................6
2.1.1. Du lịch....................................................................................................6
2.1.2. Khách du lịch ......................................................................................... 7
2.1.3. Sản phẩm du lịch .................................................................................... 7
2.1.4. Điểm đến du lịch .................................................................................... 9
2.1.5 Tài nguyên du lịch................................................................................... 9
vi
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành du lịch............................... 11
2.2. Cơ sở lý thuyết ...............................................................................................12
2.2.1. Lý thuyết về cầu du lịch........................................................................ 12
2.2.2. Lý thuyết về cung du lịch...................................................................... 13
2.2.3. Lý thuyết vòng đời điểm đến du lịch..................................................... 14
2.2.4. Mô hình đổi mới sản phẩm của Barcet.................................................. 16
2.2.5. Đo lường kết quả của ngành du lịch...................................................... 17
2.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số địa phương ...................................18
2.3.1. Kinh nghiệm về phát triển du lịch của tỉnh An Giang ........................... 18
2.3.2. Kinh nghiệm về phát triển du lịch của tỉnh Đồng Tháp ......................... 19
2.3.3. Kinh nghiệm về phát triển du lịch của tỉnh Bình Dương ....................... 20
2.3.4. Bài học rút ra đối với ngành du lịch tỉnh Tây Ninh ............................... 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 23
3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................24
3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả................................................................. 25
3.2.2. Phương pháp điều tra lấy ý kiến khách du lịch...................................... 25
3.2.3. Phương pháp chuyên gia....................................................................... 25
3.3. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................26
3.3.1. Dữ liệu thứ cấp ..................................................................................... 26
3.3.2. Dữ liệu sơ cấp....................................................................................... 26
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH
TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 .................................................................. 28
4.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh ...........................28
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................. 28
4.1.2. Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội....................................................... 29
vii
4.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh ......................................................29
4.2.1. Kết quả phát triển du lịch...................................................................... 29
4.2.2. Tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch.................................... 40
4.3. Kết quả khảo sát ý kiến khách du lịch về sản phẩm du lịch của tỉnh Tây Ninh 58
4.3.1. Mô tả mẫu khảo sát............................................................................... 59
4.3.2. Kết quả khảo sát ................................................................................... 63
4.4. Kết quả phỏng vấn chuyên gia về sản phẩm du lịch của tỉnh Tây Ninh ...........64
4.4.1. Mô tả mẫu phỏng vấn: .......................................................................... 64
4.4.2. Kết quả phỏng vấn chuyên gia .............................................................. 64
CHƯƠNG 5: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH TÂY NINH
GIAI ĐOẠN 2015-2020 ........................................................................................ 70
5.1. Cơ hội và thách thức tác động đến phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh ................70
5.1.1. Cơ hội................................................................................................... 70
5.1.2. Thách thức............................................................................................ 71
5.2. Xu hướng phát triển du lịch ............................................................................72
5.3. Kế hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015-2020 ...........73
5.3.1. Mục tiêu ............................................................................................... 73
5.3.2. Nội dung............................................................................................... 74
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................... 85
6.1. Kết luận..........................................................................................................85
6.2. Khuyến nghị ...................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 89
PHỤ LỤC A.......................................................................................................... 93
PHỤ LỤC B.......................................................................................................... 96
PHỤ LỤC C........................................................................................................ 100
PHỤ LỤC D........................................................................................................ 111
viii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Các giai đoạn trong vòng đời điểm đến ..............................................15
Hình 2.2: Mô hình đổi mới sản phẩm của Barcet ...............................................17
Hình 2.3: Mô hình đổi mới sản phẩm của Barcet được Decell phát triển............17
ix
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 4.1: Hiện trạng số khách du lịch ............................................................ 30
Bảng 4.2: Cơ cấu số lượng khách du lịch..........................................................31
Bảng 4.3: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ..................................32
Bảng 4.4: Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch .........................................33
Bảng 4.5: Cơ cấu chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch Tây Ninh .............34
Bảng 4.6: So sánh chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch tỉnh Tây Ninh
với cả nước và một số tỉnh ĐNB trong năm 2013 ..............................................35
Bảng 4.7: Doanh thu từ khách du lịch Tây Ninh ................................................36
Bảng 4.8: So sánh doanh thu từ khách du lịch tỉnh Tây Ninh với cả nước..........37
Bảng 4.9: Thống kê khách du lịch đến núi Bà Đen ............................................41
Bảng 4.10: Thống kê khách du lịch và doanh thu VQG Lò Gò – Xa Mát...........42
Bảng 4.11: Hiện trạng về cơ sở lưu trú ..............................................................49
Bảng 4.12: Hiện trạng về lao động trong ngành du lịch tỉnh Tây Ninh...............53
Biểu 4.1: Tăng trưởng khách du lịch..................................................................30
Biểu 4.2: Cơ cấu khách du lịch .........................................................................31
Biểu 4.3: Cơ cấu chi tiêu bình quân của khách du lịch ......................................35
Biểu 4.4: Phân loại chất lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh năm 2013............50
Biểu 4.5: Độ tuổi khách du lịch .........................................................................59
Biểu 4.6: Nghề nghiệp khách du lịch .................................................................60
Biểu 4.7: Trình độ khách du lịch ............................................................... 60
Biểu 4.8: Xuất xứ khách du lịch ................................................................ 61
Biểu 4.9: Nguồn thông tin mà du khách biết đến Tây Ninh ........................ 61
Biểu 4.10: Mục đích chuyến đi của khách du lịch ...................................... 62
Biểu 4.11: Số lần du khách đến Tây Ninh.................................................. 62
Biểu 4.12: Ý định quay lại Tây Ninh của khách du lịch ............................. 63
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Giải thích từ viết tắt
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Caravan Du lịch bằng xe ô tô theo đường bộ, đoàn khách caravan có
thể đi trên một hoặc nhiều xe (tùy theo số lượng).
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐNA
ĐNB
Đông Nam Á
Đông Nam Bộ
FDI Vốn đầu tư nước ngoài
GDP Tổng thu nhập quốc dân
HĐND Hội đồng nhân dân
KDL
KLT
KNĐ
KQT
KTQ
LK
NK
Khách du lịch
Khách du lịch có lưu trú
Khách nội địa
Khách quốc tế
Khách tham quan
Lượt khách
Ngày khách
ODA Official Development Assistant
Viện trợ phát triển chính thức
QHDL Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030
QH Quốc hội
xi
Sở VHTT&DL
SPDL
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Sản phẩm du lịch
TNB
TP
Tây Nam Bộ
Thành phố
TTBQ Tăng trưởng bình quân
VQG Vườn quốc gia
UBND Ủy ban nhân dân
UNWTO
WB
United National World Tourist Organization
Tổ chức Du lịch Thế giới
World Bank
Ngân hàng thế giới