Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

K24B nguyễn hoàng lan phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng ngoại thương việt nam cn hoàng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀNG MAI
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
NGUYỄN HOÀNG LAN
Hà Nội – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀNG MAI
Ngành: Quản trị Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 83.40.101
Họ và tên học viên: NGUYỄN HOÀNG LAN
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN CẢNH
Hà Nội – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hỗ trợ từ giáo
viên hướng dẫn. Các nội dung nghiên cứu và các số liệu trong luận văn có nguồn
gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Hoàng Lan
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ........................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........................................................................8
1.1 Một số vấn đề lý luận về phát triển tín dụng của các ngân hàng thương mại.......8
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của ngân hàng thương mại...............................................8
1.1.2 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại.............................................11
1.1.3 Hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại..................................18
1.1.4 Khái niệm và sự cần thiết phát triển tín dụng cá nhân.....................................21
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng.............23
1.2.1 Nhân tố khách quan.........................................................................................23
1.2.2 Nhân tố chủ quan.............................................................................................26
1.3 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của tín dụng cá nhân...........................28
1.3.1 Các chỉ tiêu định lượng....................................................................................28
1.3.2 Các chỉ tiêu định tính.......................................................................................30
1.4 Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân tại một số ngân hàng thương mại......31
1.4.1 Ngân hàng TMC Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Hải phòng....................31
1.4.2 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Bắc Ninh................32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀNG MAI....35
2.1 Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –
Chi nhánh Hoàng Mai...............................................................................................35
2.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai.............................................................35
2.1.2 Cơ cấu tổ chức.................................................................................................36
2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động..........................................................................39
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai...........................................................................47
2.2.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai.............................................................47
2.2.2 Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai...........................................................................50
2.3 Đánh giá chung về sự phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai.............................................................59
2.3.1 Những kết quả đạt được...................................................................................59
2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai.............................................................61
2.3.3 Nguyên nhân tồn tại.........................................................................................63
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀNG MAI....67
3.1 Định hướng phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai...........................................................................67
3.1.1 Mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi
nhánh Hoàng Mai đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030...................................67
3.1.2 Định hướng phát triển tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030........69
3.2 Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt
Nam – Chi nhánh Hoàng Mai...................................................................................71
3.2.1 Giải pháp chung cho việc phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai..................................................71
3.2.2 Giải pháp cụ thể đối với một số sản phẩm tín dụng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai.......................................83
3.3 Một số kiến nghị, đề xuất....................................................................................85
3.3.1 Kiến nghị NHNN.............................................................................................85
3.3.2 Kiến nghị Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam..................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................90
PHỤ LỤC..................................................................................................................92
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
1 KH Khách hàng
2 KHCN Khách hàng cá nhân
3 VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
4 NH Ngân hàng
5 NHNN Ngân hàng nhà nước
6 NHTM Ngân hàng thương mại
7 NHNN Ngân hàng nước ngoài
8 TCTD Tổ chức tín dụng
9 TMCP Thương mại cổ phần
10 DNTD Dư nợ tín dụng
11 DSCV Doanh số cho vay
12 VCB Hoàng Mai Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –
Chi nhánh Hoàng Mai
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của VCB Hoàng Mai năm 2018.......................37
Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của VCB Hoàng Mai giai đoạn 2016 - 2018.........41
Bảng 2.2. Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của VCB Hoàng Mai giai đoạn 2016 - 2018 43
Hình 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng tại VCB Hoàng Mai
trong giai đoạn 2016-2018........................................................................................44
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Hoàng Mai...............................47
năm 2016 đến 2018...................................................................................................47
Sơ đồ 2.5. Quy trình nghiệp vụ tín dụng cá nhân.....................................................49
Bảng 2.6. Bảng phân loại đánh giá sự hài lòng về chất lượng tín dụng...................53
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều biến động như hiện nay, môi
trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng rủi ro hơn, các ngân hàng thương mại
cần có những bước đi phù hợp để có sự điều chỉnh, thích nghi kịp thời với những sự
chuyển dịch của thị trường. Xu thế chung trong hoạt động kinh doanh của các Ngân
hàng thương mại hiện đại là đẩy mạnh hoạt động tín dụng cá nhân, coi phát triển
bán lẻ, trong đó phát triển tín dụng cá nhân là một trong những mục tiêu chiến lược
nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh. Phát triển tín dụng cá nhân ngày càng thể hiện
được tầm quan trọng và là định hướng phát triển mang tính chiến lược của Ngân
hàng. Khách hàng an toàn, phát triển và hoạt động hiệu quả là nền tảng kinh doanh
an toàn, hiệu quả của tổ chức tín dụng.
Chương 1 tập trung nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về hoạt động tín dụng nói
chung và hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại cùng nói riêng,
các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng, kinh nghiệm
phát triển tín dụng cá nhân tại một số ngân hàng thương mại.
Chương 2 tập trung phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai. Trong đó nêu rõ hoạt
động cụ thể phát triển tín dụng cá nhân thông qua các sản phẩm, quy trình cho vay
cũng như những kết quả đạt được, những tồn tại trong hoạt động tín dụng cá nhân
tại ngân hàng.
Chương 3 đưa ra một số giải pháp phát triển tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai trên cở sở đáp ứng định hướng,
mục tiêu phát triển của ngân hàng trong thời gian tới. Các giải pháp pháp triển bao
gồm các giải pháp chung cho việc phát triển tín dụng cá nhân cũng như các giải
pháp cụ thể đối với một số sản phẩm tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai và một số những kiến nghị đối với Ngân
hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam để đẩy mạnh phát triển
tín dụng cá nhân ngày càng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu, tiềm năng phát triển tại
đơn vị.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới
WTO đến nay, Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa sâu rộng trong lĩnh vực
ngân hàng, cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam
và khuyến khích các ngân hàng trong nước tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược nước
ngoài để tăng vốn, cải thiện công nghệ và nâng cào trình độ quản lý rủi ro. Sự tham
gia của các ngân hàng nước ngoài theo lộ trình mở cửa của các hiệp định tự do đang
đặt ra áp lực cạnh tranh ngày càng tăng đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải có những
bước cải tổ mạnh mẽ để phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động của mình so với thời gian trước, để có thể có sự thích ứng kịp thời với sự biến
động của thị trường, chủ động trong hoạt động kinh doanh cũng như có những thay
đổi kịp thời đáp ứng được sự chỉ đạo vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước. Tín dụng cá
nhân trong hoạt động của ngân hàng còn là “mảnh đất màu mỡ” để các ngân hàng
phát triển, mở rộng mạng lưới cũng như gia tăng lợi nhuận. Lợi nhuận từ tín dụng
cá nhân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng thương
mại và là định hướng phát triển mang tính chiến lược của ngân hàng trong thời gian
tới. Muốn giữ vững thị phần và phát triển, các ngân hàng phải không ngừng cải tiến
và nâng cao chất lượng các dịch vụ của ngân hàng.
Trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, tín dụng vẫn
được xem là hoạt động chính mang lại lợi nhuận từ 70 - 80% thu nhập của Ngân
hàng, trong đó có Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng
Mai. Xu thế chung trong định hướng phát triển của các Ngân hàng thương mại là
đẩy mạnh hoạt động tín dụng cá nhân, điều này được thể hiện rất rõ thông qua lợi
nhuận hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn, chiếm 40-50% thu nhập từ hoạt động cho vay của ngân hàng. Việc đẩy
mạnh phát triển tín dụng, cùng với việc chuyển dịch cơ cấu vốn vay từ tập trung chủ
yếu vào tín dụng doanh nghiệp sang tăng cường, đẩy mạnh tín dụng cá nhân được
thực hiện đồng thời, là định hướng phát triển mang tính chiến lược của Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
2
Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai nói riêng.
Với định hướng của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
là trở thành Ngân hàng số 1 Việt Nam về Bán lẻ, hoạt động phát triển tín dụng cá
nhân của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai cũng
như các Chi nhánh VCB khác luôn được tập trung đẩy mạnh, mà mục tiêu mang
tính cấp thiết của Ngân hàng trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động
cũng như cơ sở lý luận nên trên, tôi đã chọn vấn đề: “Phát triển tín dụng cá nhân
tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Hoàng Mai” làm đề
tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận, thực hiển
và đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM. Có thể kể
đến một số công trình như:
- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Phát triển tín dụng bán lẻ đối với hộ gia đình của
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam” của Đoàn Thị Hồng Nga thực hiện năm
2010;
Luận văn trên đã làm rõ một số vấn đề lý luận phát triển tín dụng bán lẻ tại
các ngân hàng thương mại, đồng thời chỉ ra hạn chế và đưa ra một số giải pháp
nhằm phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Lê Ca thực hiện năm 2011.
Luận văn đã xây dựng được cơ sở lý thuyết về tín dụng cá nhân, vai trò của tín
dụng cá nhân, các sản phẩm tín dụng cá nhân đặc thù tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam.Trong đó luận văn chỉ ra được thực trạng phát triển tín dụng cá nhân
cũng như có những sự đánh giá những kết quả đạt được cũng như nguyên nhân và tồn
tại của hoạt động tín dụng tại ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, luận văn viết trên quan
điểm góc nhìn tầm vĩ mô, dưới góc nhìn của hệ thống nói chung. Trong khi đó, hoạt
động tín dụng cá nhân tại các chi nhánh của ngân hàng, cụ thể là Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam – đơn vị kinh doanh có những đặc điểm, những yếu tố khách
quan, đặc thù ảnh hưởng đến việc phát triển tín dụng cá nhân của chi nhánh.