Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Iraq hát khúc Marseillaise 2 pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Iraq hát khúc Marseillaise
2
Giá sinh hoạt từ 1939 đến 19S5 tăng lên gấp năm (ta nên nhớ Iraq may mắn
không phải là bãi chiến trường trong Thế chiến, không chịu ảnh hưởng của chiến
tranh), mà lợi tức của nông dân chỉ tăng lên gấp đôi hay gấp ba. Năm 1955, nông
dân kiếm được từ 1.000 đến 2.000 quan cũ mỗi tháng mà một ký gạo giá 110 quan,
một ký thịt giá 200 quan, một chiếc sơ-mi giá 1.000 quan. Nghĩa là làm quần quật
mỗi tháng chỉ mua được từ 9 đến 18 ký gạo, hoặc từ 5 đến 10 ký thịt, hoặc 1 hay 2
chiếc sơ-mi. Mỗi năm họ càng nghèo thêm, làng mạc mỗi năm một điêu tàn thêm.
Nhà ở của họ chỉ có mỗi một phòng, không bàn, không ghế. Họ ngồi ăn ngay
trên mặt đất nện, thức ăn chỉ có mỗi một món canh với cơm. Trẻ con không được
đi học, hình như chủ điền cấm chúng đi học, sợ thiếu người làm ruộng. Có trường,
có lớp, có giáo viên ở bộ gửi về mà không có học trò. Giáo viên phải làm sổ học
sinh ma để tháng tháng lĩnh lương. Thống kê năm 1955 cho biết trong nước có
95% người mù chữ, có tỉnh tỷ số đó lên tới 98 %, đàn bà nhà quê thì 100% mù chữ.
Một thím nhà quê nọ ở Amara cất kỹ một tờ nhật báo - mà thím ta không biết đọc -
làm gia sản để lại cho con cháu!
Các đảng chính trị bị cấm ngặt. Nhưng một hội kín, đảng nhân dân, do Aziz
Chérif thành lập, cũng hoạt động ngầm trong đám nông dân. Cả một đảng Cộng
sản nữa, do Youssouf Salman Youssouf, một người bán nước đá, làm lãnh tụ bị
chính quyền bắt xử tội, treo cổ ở Bagdad. Sau cuộc cách mạng 1958, nhiều đám
nông dân tuyên bố với nhân viên chính quyền rằng họ "cùng quê hương với
Youssouf! Xin Chúa phù hộ Youssouf".