Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ICS 009 tong hop kien nghi LGBT cho hien phap
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1864

ICS 009 tong hop kien nghi LGBT cho hien phap

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

KIẾN NGHỊ CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH,

SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI (”LGBT”)

1

GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM

NGƯỜI ĐỒNG TÍNH, SONG TÍNH VÀ CHUYỂN GIỚI (“LGBT”)

Thực hiện Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân

dân đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, chúng tôi, Trung tâm ICS, đại diện tổ chức

xã hội bảo vệ quyền của nhóm người đồng tính, song tính và chuyển giới (viết tắt là “LGBT”) tại

Việt Nam, đưa ra các một số kiến nghị để góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng Dự

thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (viết tắt là “Dự thảo”), cũng như bảo đảm tính bao quát của Hiến

pháp để đảm bảo quyền của người LGBT với tư cách là những con người và công dân của Việt

Nam.

Kiến nghị này gồm 3 phần:

- Phần 1: Kiến nghị mang tính chất quan điểm về tinh thần chung của Hiến pháp.

- Phần 2: Kiến nghị cụ thể về nội dung của Dự thảo, tại các điều 27 và điều 39.

- Phần 3: Phụ lục 1048 ý kiến của cộng đồng (Trang 8) và danh sách 2510 chữ ký ủng hộ

việc đảm bảo quyền của người LGBT (Trang 72) trong Dự thảo Hiến pháp với tư cách

là con người và công dân của Việt Nam.

Thông tin liên lạc: Trung tâm ICS; Địa chỉ: 21A2, Tòa nhà Copac Square, số 12 Tôn Đản,

phường 13, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh; Điện thoại: +84 8 3940 5140; Website:

www.ics.org.vn

Kiến nghị mang tính chất quan điểm về tinh thần chung của Hiến pháp.

Đầu tiên cho đến sau cùng, người đồng tính, song tính và chuyển giới cũng là con người. Và

với tư cách là một con người, người LGBT cũng được hưởng tất cả những quyền mà mọi

người đều có.

Tuy vậy, cũng như những nhóm thiểu số khác, quyền của người LGBT thường có nhiều khả

năng không được nghĩ tới trong quá trình làm luật. Điều này dẫn tới những quy định thiếu bao

quát, không bảo đảm thực thi được quyền của người LGBT trong các quy định pháp luật.

Tổ chức Sức khỏe Thế giới (“WHO”) và các danh mục chẩn bệnh uy tín trên thế giới (ICD-10,

DSM-V) đều không còn xem đồng tính, song tính, chuyển giới là bệnh, rối loạn hay lệch lạc tâm

lý. Năm 2011, Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết yêu cầu Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp

Quốc báo cáo tình hình quyền LGBT trên khắp thế giới. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki￾moon vào tháng 3/2012 đã kêu gọi các quốc gia trên toàn thế giới chấm dứt kỳ thị với những

người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Vì vậy, với tư cách là một phần bình thường, tự nhiên và không thể tách rời của xã hội, những

quyền của người LGBT Việt Nam cũng phải được thể hiện hoặc bao quát vào trong bản dự

thảo Hiến pháp Việt Nam, vì một bản Hiến pháp mà tất cả mọi công dân đều cảm thấy bóng

hình và quyền của mình ở trong đó.

Người LGBT không cần, và cũng không có những quyền đặc biệt, đó chỉ là những quyền mà tất

cả mọi người đều có.

2

TÓM TẮT CÁC KHUYẾN NGHỊ QUAN TRỌNG

Điều Quy định trong Dự thảo Khuyến nghị của nhóm

Điều 27

(sửa đổi,

bổ sung

Điều 63)

1. Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền

ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự,

kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.

2. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền

bình đẳng giữa công dân nữ và nam trên

mọi lĩnh vực. Nhà nước, xã hội và gia đình

tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện,

phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử

về giới.

1. Công dân không phân biệt giới, giới

tính đều bình đẳng và có quyền ngang

nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế,

văn hóa, xã hội và gia đình.

2. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền

bình đẳng giữa công dân không phân biệt

giới, giới tính trên mọi lĩnh vực. Nhà

nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để

phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò

của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối

xử về giới, giới tính, xu hướng tính dục

và bản dạng giới.

Điều 39

(sửa đổi,

bổ sung

Điều 64)

1. Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn

nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ,

một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng,

tôn trọng lẫn nhau.

1. Công dân có quyền kết hôn và ly hôn.

Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến

bộ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa hai

người."

Chưa có Ngoài ra cần quy định thêm các quyền tự do với cơ thể của mình để giúp người chuyển

giới, người liên giới tính không bị phân biệt đối xử vì thể hiện giới.

“Mọi người có quyền tự do với cơ thể của mình, được lựa chọn thay đổi giới tính,

tên gọi và nhân thân phù hợp với tình trạng cơ thể.”

3

PHÂN TÍCH CÁC KHUYẾN NGHỊ

Quy định về quyền bình đẳng giới

Điều 27 (sửa đổi, bổ sung Điều 63)

1. Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn

hóa, xã hội và gia đình.

2. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền bình đẳng giữa công dân nữ và nam trên mọi lĩnh vực.

Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình

trong xã hội.

3. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới.

Phân tích tác động Khuyến nghị Câu chuyện

Việc quy định "nam, nữ" vô

tình đã bỏ sót những người

liên giới tính (sinh ra với cơ

thể không xác định rõ giới

tính) và cũng có thể hạn chế

quyền của những người

chuyển giới (đặc biệt là nam

sang nữ) vì họ đã sống như

một người nữ nhưng lại bị

phân biệt đối xử rất nặng

nề.

Điều 27.1 và 27.2: Sửa "[c]ông dân nam, nữ"

thành "[c]ông dân không phân biệt giới, giới

tính."

"Công dân không phân biệt giới, giới tính

đều bình đẳng và có quyền ngang nhau...

Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền

bình đẳng giữa công dân không phân biệt

giới, giới tính trên mọi lĩnh vực..."

Điều 27.3: Thêm "giới tính, xu hướng tính dục

và bản dạng giới"

"Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử

về giới, giới tính, xu hướng tính dục và bản

dạng giới."

Cô giáo Quỳnh Trâm bị

xét thu hồi giấy tờ mới,

trả về giấy tờ nam giới

dù cơ thể đã là nữ giới.

Rất nhiều người

chuyển giới cũng bị gạt

khỏi cuộc sống, bị kỳ

thị, phân biệt đối xử vì

không được thừa nhận

giới tính.

Đồng tính nữ bị gia

đình cho cưỡng ép

quan hệ với đàn ông.

Bình luận của ICS: Đối với người chuyển giới, dù đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính hay chưa, thì

thực tế là vai trò giới của họ trong xã hội đã được nhìn nhận khác đi. Nếu pháp luật muốn đề cao

bình đẳng giới, thì không chỉ tập trung vào hai khái niệm "nam, nữ" vốn dựa trên giới tính sinh học;

mà phải mở rộng ra cả vai trò giới, thể hiện giới, bản dạng giới để mọi công dân đều được bảo vệ

khỏi phân biệt đối xử về giới. Với quy định hiện tại thì dễ hiểu rằng chỉ những công dân "nam, nữ"

xét theo giới tính sinh học mới được bảo vệ. Nếu một người phụ nữ bị bạo hành vì họ là phụ nữ, đó

đương nhiên là hành vi bất bình đẳng giới. Nhưng nếu một người phụ nữ chuyển giới bị bạo hành vì

họ là người chuyển giới, đó cũng phải bị xem là hành vi bất bình đẳng giới.

Công ước Xoá bỏ Tất cả Các hình thức Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (CEDAW) mà Việt Nam có

tham gia, trong Khuyến nghị Chung Số 28 vào năm 2010 cũng đã giải thích "phân biệt đối xử với

phụ nữ dựa trên giới và giới tính được gắn một cách không tách rời với các yếu tố khác ảnh hưởng

tới phụ nữ như sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, niềm tin, sức khoẻ, tầng lớp, địa vị, xu hướng tính dục và

bản dạng giới." Với khuyến nghị này, CEDAW đã mở rộng phạm vi "phụ nữ" ra cả những người

đòng tính nữ, song tính nữ, chuyển giới nam sang nữ và cả chuyển giới từ nữ sang nam. Thực tế

thì chính những nhóm này rất dễ bị phân biệt đối xử về giới bởi xu hướng tính dục và bản dạng giới

của họ, nên cần thiết luật phải được quy định hoặc giải thích rộng hơn về khái niệm “giới” để bảo vệ

quyền cho họ.

4

Quy định về quyền kết hôn, ly hôn

Điều 39 (sửa đổi, bổ sung Điều 64)

1. Nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một

chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

Phân tích tác động Khuyến nghị Câu chuyện

Việc dùng các từ ngữ phân

biệt về giới tính như “nam,

nữ” hay " vợ, chồng" sẽ là

cánh cửa đóng cho hôn nhân

cùng giới, không đảm bảo

được quyền mưu cầu hạnh

phúc chính đáng của người

đồng tính. Muốn vậy thì phải

trung tính hoá các từ ngữ

phân biệt giới tính này.

Điều 39.1: Bỏ "một vợ, một chồng, vợ

chồng bình đẳng" và thêm vào "giữa

hai người" để đảm bảo giữ nguyên tắc

đơn hôn.

"Công dân có quyền kết hôn và ly

hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự

nguyện, tiến bộ, bình đẳng, tôn

trọng lẫn nhau giữa hai người."

Nhiều cặp đồng tính sống

chung với nhau nhưng pháp

luật chỉ xem họ như những

người xa lạ, không được thừa

kế (theo pháp luật), không thể

đại diện cho nhau (tài sản

hoặc nhân thân, đau ốm)…

Việc tổ chức lễ cưới của các

cặp cùng giới đôi khi cũng bị

xem là vi phạm pháp luật.

Bình luận của ICS: Luật Hôn nhân và Gia đình đang được sửa đổi. Một trong những vấn đề được

thảo luận và cân nhắc là có nên thừa nhận hợp pháp mối quan hệ chung sống giữa hai người cùng

giới. Đứng từ góc độ quyền con người thì rõ ràng người đồng tính có quyền mưu cầu hạnh phúc, từ

đó mà họ cũng có quyền tạo lập mối quan hệ với nhau. Cụ thể hoá của việc tạo lập mối quan hệ đó

chính là kết hôn, hoặc các chế định tương tự.

Trên thế giới ngày càng nhiều quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới (11 quốc gia và 44 vùng

lãnh thổ). Các nghiên cứu khoa học cũng đã tìm hiểu tác động của hôn nhân cùng giới lên xã hội,

văn hóa, gia đình và cho thấy hôn nhân cùng giới không phá hoại các giá trị xã hội, văn hóa, gia

đình như nhiều người lo sợ.

Đứng trước xu thế tiến bộ của pháp luật thế giới, và để Hiến pháp đáp ứng được nhu cầu của xã

hội trong tương lai, Dự thảo nên trung tính hoá các từ ngữ phân biệt về giới tính. Ở pháp luật nhiều

quốc gia (cả các quốc gia chưa và đã hợp pháp hoá hôn nhân cùng giới) thường dùng từ "phối

ngẫu" hay "bên" (spouse/party) để tránh phân biệt giới tính như "vợ/chồng" (husband/wife). Nguyên

tắc “một vợ, một chồng” có thể được thay là “đơn hôn” hoặc “giữa hai người.”

5

Quy định về quyền tự do với cơ thể

(Chưa được quy định trong Dự thảo)

“Quyền tự do với cơ thể” khác với “quyền an toàn về thân thể.” Tự do với cơ thể là việc một người

có quyền quyết định về tình trạng cơ thể của mình. Quyền này đặc biệt quan trọng với những người

chuyển giới và người liên giới tính. Hiện tại, những khó khăn mà họ gặp phải có thể kể đến:

- Không được sống đúng với giới tính mà mình mong muốn.

- Bị kì thị vì thể hiện giới không phù hợp với giới tính.

- Gây khó khăn về điều kiện và tài chính khi phải ra nước ngoài phẫu thuật. (Tiêu tốn ngoại lệ,

không đảm bảo sức khỏe, làm “chui” không bảo đảm…)

- Phẫu thuật rồi cũng không được thừa nhận và thay đổi giấy tờ. Không thể thực hiện các

giao dịch dân sự hàng ngày

- Không được bảo vệ trong luật hình sự. (hiếp dâm, nơi giam giữ…)

- Không được bảo vệ trong luật bình đẳng giới.

Khi Bộ luật Dân sự 2005 ra đời, cùng với Nghị định 88/2008/NĐ-CP đã chỉ quy định về “xác định lại

giới tính” cho người liên giới tính chứ không quy định về “chuyển đổi giới tính” cho người chuyển

giới.

Rất không có căn cứ khi nói rằng nếu cho phép chuyển giới thì mọi người sẽ ồ ạt đi chuyển giới. Đó

là bản chất, là khát vọng chứ không phải là dễ dàng đi đến quyết định như vậy được. Xét cho cùng,

đó là cơ thể của một người, người khác không thể quyết định thế nào mới là tốt cho họ.

Chuyển giới cũng không bị y học xem là bệnh hay rối loạn, lệch lạc. Việc “hoàn chỉnh về cơ thể”

không thể đảm bảo họ đã được có một sức khỏe tinh thần khỏe mạnh. Mà chỉ khi được sống

đúng với giới tính mong muốn thì đó mới là “cơ thể hoàn chỉnh” với họ.

Dự thảo cần quy định vào thêm Điều 22 quyền tự do với cơ thể của mình để giúp người chuyển

giới, người liên giới tính không bị phân biệt đối xử vì thể hiện giới, được pháp luật thừa nhận và

có quyền lựa chọn thay đổi giới tính, tên gọi và giấy tờ nhân thân.

“Mọi người có quyền tự do với cơ thể của mình, được lựa chọn thay đổi giới tính, tên gọi

và nhân thân phù hợp với tình trạng cơ thể.”

6

Phụ lục 1

BẢNG THUẬT NGỮ

Xu hướng tính dục Là sự hấp dẫn tình cảm hướng tới người cùng giới, khác giới hay cả

hai. Từ đó có các xu hướng như đồng tính, dị tính hoặc song tính...

(Từ khác: khuynh hướng tính dục, thiên hướng tính dục)

Bản dạng giới Là cảm nhận về giới tính mong muốn của một người.

Người đồng tính Là người cảm thấy hấp dẫn về tình cảm và thể chất với người cùng

giới.

Người song tính Là người cảm thấy hấp dẫn về tình cảm và thể chất với cả hai giới.

Người chuyển giới Là người có giới tính bẩm sinh không trùng với giới tính mong muốn

của họ. Ví dụ: có cơ thể là nam và nghĩ mình là nữ, hoặc ngoặc lại.

Người chuyển giới không nhất thiết phải trải qua phẫu thuật thay đổi

giới tính.

Người liên giới tính Là người có giới tính sinh học không xác định rõ là nam hay nữ.

LGBT Viết tắt tiếng Anh của “người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính

và chuyển giới” (lesbian, gay, bisexual, transgender). Thuật ngữ này

ngày càng phổ biến trong pháp luật quốc tế và các quốc gia. Đôi khi

còn thêm vào chữ “I” ở cuối đại diện cho người liên giới tính

(intersex).

7

Phụ lục 2

TIẾN TRÌNH VÀ KẾT QUẢ LẤY Ý KIẾN

Trung tâm ICS đã tổ chức 03 buổi tham vấn sâu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và vận

động 2500 chữ ký ủng hộ trực tuyến ủng hộ việc đảm bảo quyền của người LGBT trong Dự

thảo Hiến pháp.

1. Địa điểm: Văn phòng iSEE, D10 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Thời gian: 14h-18h, ngày 27/1/2013

Số người tham vấn: 12 người (luật gia, cán bộ nhà nước, sinh viên là người đồng tính)

2. Địa điểm: Văn phòng ICS, 12 Tôn Đản, Quận 4, TP.HCM

Thời gian: 14h-17h, ngày 27/1/2013

Số người tham vấn: 11 người (luật gia, doanh nhân, chuyên gia tâm lý là người đồng

tính)

3. Địa điểm: Văn phòng ICS, 12 Tôn Đản, Quận 4, TP.HCM

Thời gian: 14h-18h, ngày 24/2/2013

Số người tham vấn: 18 người (luật gia, nhân viên văn phòng là người đồng tính và phụ

huynh của người đồng tính)

Tham vấn online tại:

- Địa chỉ rút gọn: http://bit.ly/suadoihp

- Địa chỉ đầy đủ: https://www.change.org/petitions/đảm-bảo-quyền-của-người-lgbt-trong￾hiến-pháp-việt-nam

Thời gian: Bắt đầu từ ngày 27/2/2013

Số người tham vấn: 2510 người ký tên ủng hộ và 1048 ý kiến (Tính đến 16h ngày 25/3/2013)

8

Phụ lục 3

Ý KIẾN CỦA CỘNG ĐỒNG LGBT

STT Tên Nơi ở Ý kiến

1

Minh Thao

Huynh hochiminh

Quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới cũng

là quyền chung của con người. Tất cả chúng ta sinh ra

đều bình đẳng tại sao lớn lên lại bất công?

2

Lê Nhật Tài tỉnh Tây Ninh

Tất cả mọi người trong xã hội này đều phải được bình

đẳng, vốn dĩ tạo hóa sinh ra chũng ta bình đẳng mà...

3 Lê Trang Hà Nội LGBT are people, and love is love. No differences.

4 Phú Cường

Lâm

Thành phố

Hồ Chí Minh

Mong muốn mọi người được hạnh phúc, sống đúng và

có quyền tự hào vể bản thân mình với xã hội.

5 hemin jung Hà Nội I think everyone can live happily and be themselve.

6 Lâm Hoài

Phương Hà Nội

Vì chúng tôi cũng là con người, chúng tôi đáng được

hưởng quyền lợi của con người.

7

Đức Anh

Nguyễn Hà Nội

ai cũng cần có quyền mưu cầu hạnh phúc và người

đồng tính cũng vậy. Ủng hộ hôn nhân đồng tính là điều

hoàn tòn chính đáng và tiến bộ mà rất nhều quốc gia đã

và đang thực hiện. Sao Việt Nam không làm như vậy ?

8

Le Phuong

Anh

Ho Chi Minh

City

many of my friends and relatives are LGBT and I believe

we share the same rights which are human rights - no

differences.

9

Phong Vũ Hà Nội

tôi là gay, tôi và mọi người xung quanh tôi đều nhận

thấy tôi là người có ích cho xã hội và không có lí do gì

tôi không được hưởng những quyền bình đẳng tất yếu

của một con người!

10 Saruko

Kururo Hải Phòng I don't hate gays.

11

Đạt Nguyễn

Thành phố

Hồ Chí Minh Mọi người đều có quyền yêu và được yêu

12

Lê Y Đà Nẵng

Đồng tính cũng là 1 loại giới tính như giới tính nam hay

nữ, chẳng có gì khác biệt hơn và nó chỉ là 1 "cách gọi",

đừng vì điều đó mà tước đi quyền được tự do, được

mưu cầu hạnh phúc và quyền bình đẳng của những

người đồng tính. Tất cả chúng ta đều giống nhau, chỉ có

giới tính là khác nhau và điều đó không thể tạo nền tảng

cho bất cứ sự bất công nào đối với người đồng tính.

13 Daisy Don Waltham I support my friends.

14

Ngân Phan

Thành phố

Hồ Chí Minh

Chúng tôi vẫn đang sống, vẫn đang cống hiến âm thầm

cho xã hội nhưng sự cống hiến đó xem ra chưa được

đánh giá đúng mức của nó. Đã đến lúc chúng tôi không

thể âm thầm nữa, chúng tôi muốn thấy được quyền lợi

của mình.

15

Hiep Nong Lang Son

Con người ta sinh ra đã bình đẳng với nhau, chẳng có lý

do nào để kỳ thị và phân biệt.

16

Duy Phan

Ho Chi Minh

City Vì sự tiến bộ của xã hội

17

Trần Cẩm

Vân ĐH Sài Gòn

Yêu người cùng giới tính cũng giống như yêu người

khác giới tính, tất cả đều là rung động từ trái tim. Việc

một chàng trai nghĩ mình là con gái cũng giống như một

cô gái nghĩ mình là con gái thôi. Tất cả đều giống nhau

tại sao ta phải phân biệt đối xử chứ. Họ số ít không có

9

nghĩa họ bất thường.

18 Tom

Anderson Cincinnati

Equality has always been important, and rejecting this

change would only bring social stigma to the society.

19

Trung Mei

Thành phố

Hồ Chí Minh

Pháp luật phải tiếp tục chuyển mình để phù hợp với xu

thế khách quan. Để hiểu biết con người tiếp tục bước

lên một trình độ nhận thức cao hơn.

20

Minh Tú Vũ

Ho Chi Minh

City Vì con người đều có quyền như nhau

21

Luan Han

Ho Chi Minh

City Vì sự bình đẳng của cộng đồng LGBT.

22

Anh Phạm

Nhật

RachKien,

Long An,

Việt Nam I am Gay!

23 Giang Phan Hanoi bạn mình là người đồng tính.

24

Huy Tran

Thành phố

Hồ Chí Minh

Chúng tôi cần sự bình đẳng, chúng tôi cũng cần yêu

thương

25

Hoai Pham Hanoi

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo

hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm

được; trong những quyền ấy, có quyền được sống,

quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"

26

Anh Trần

Binh thuan

quan 7 Đây là quyền lợi sống cơ bản của con người.

27

Tam Nguyen Hcm

Cuộc sống là sự Muôn màu. Chứ k đơn thuần trắng và

đen

28

Minh Khoa

Phan TP.HCM

I think that it's time we changed our points of view about

the LGBT community. They're worth being happy and

being themselves.

29

Tiến Nguyễn

Thành phố

Hồ Chí Minh Equal

30 Hưng Thủy

Nguyễn Vũ

Thành phố

Hồ Chí Minh For Human Rights.

31 Thuy￾Phuong

Nguyen

Ho Chi Minh

City

Chúng ta muốn trở thành một dân tộc tiến bộ, thì trước

hết, hãy tôn trọng quyền con người của mỗi cá nhân dân

tộc mình. :)

32 Thảo Đoàn

Phương

Thành phố

Hồ Chí Minh

Mọi người sinh ra đều phải được bình đẳng như nhau,

giới tính không thể trở thành yếu tố gây trở ngại.

33

Tram Vo Boston

People have the same right even they are lesbian or

gay.

34

emi chan

Ho Chi Minh

City con người cần bình đẳng

35

hiền nguyễn

Thành phố

Hồ Chí Minh

Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, vậy thì tại

sao lại phân biệt tình yêu nào là đúng, giới tính nào là tự

nhiên. Mọi thứ trên đời xuất hiện đều có lý do của nó,

đừng dùng suy nghĩ hay kiến thức chủ quan của mình

buộc người khác phải theo ý mình.

36

giap nam bac giang

mọi công dân đều có quyền sống với giới tinh mà mình

mong muốn

37

Trọng

Nguyễn Văn Hà Nội

Ai cũng là con người. Không nên phân chia con người

thành các loại màu da..chủng tộc, tôn giáo..và cả giới..

tất cả phải bình đẳng.

38

giap nam bac giang

mọi người đều có quyền sống thật với giới tinh mà minh

mong muốn

39 Hy Quách

Hoàng

Ho Chi Minh

City

Because I always think people have the right to be

themselves.

40 Mai Trương Thành phố Because I'm a lesbian and I always hope everyone in

10

Hồ Chí Minh the world will accept us like who we are :)

41 Thái Thanh

Phát tp. Vĩnh Long

Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền tự do và bình

đẳng.

42

ĐInh Diễm

Phúc An Giang

Tôn trọng sự bình đẳng giới, xóa bỏ sự kì thị đối với

cộng động LGBT Việt Nam, đưa đất nước phát triển và

hiện đại hóa

43

Kim Hoàng

Lê Thị

Thành phố

Hồ Chí Minh

Người đồng tính, chuyển giới cũng đều cần phải có

quyền lợi bình đẳng như người song tính. Tất cả đều là

quyền lợi chung của con người.

44

Trần Linh Hà Nội

Tôi là người đồng tính, và tôi chẳng làm hại ai cả, vậy tại

sao lại tước đi quyền mà tôi xứng đáng được có một

cách công bằng như những người khác?

45 Anh Phương

Đinh Trương

Ho Chi Minh

City đảm bảo quyền của mỗi người dân đều như nhau

46 Võ Thị Xuân

Diệu

Thành phố

Hồ Chí Minh Bình đẳng trong hôn nhân của mọi công dân!

47 Bùi Hằng Hà Nội I love my gay& les friends

48 Trương

Duyên Phan Thiết Tôi ủng hộ người LGBT

49 Nguyễn Kim

Liên

Ho Chi Minh

City

Người LGBT được hưởng tất cả những quyền mà mọi

người đều có.

50 nguyen bao

kim

Ho Chi Minh

City binh thuong

51

Ngọc Quang

Bùi tp. Cẩm Phả

Khoa học đã chứng minh đồng tính là một khuynh

hướng tính dục bình thường và tự nhiên, hợp pháp hóa

hôn nhân cùng giới cũng không làm ảnh hưởng tiêu cực

tới hôn nhân khác giới. Nhiều quốc gia đã hợp pháp hóa

và đều cho thấy nó chỉ mang lại hạnh phúc thêm cho xã

hội.

52 Tất Nguyễn

Minh TP.HCM Đảm bảo quyền của người LGBT

53

Dương

Huyền Hà Nội

Bởi sửa đổi hiến pháp sẽ giúp những người bạn LGBT

của tôi có thể được đảm bảo những quyền cơ bản nhất

của con người.

54 Hàn Minh

Nhật Hà Nội Việt Nam

55

Duy Lê

Thành phố

Hồ Chí Minh Love and family

56

AnAn

Nguyen

Ho Chi Minh

City

Mong muốn Ba Mẹ chấp nhận và đồng hành cùng mình.

Đó là niềm hạnh phúc mà không chỉ riêng mình mà

những bạn trong cộng đồng LGBT đều mong muốn như

vậy.

57

Nguyễn Lê

Long Nữ An Giang

"Đầu tiên cho đến sau cùng, người đồng tính, song tính

và chuyển giới (viết tắt là “LGBT”) cũng là con người. Và

với tư cách là một con người, người LGBT cũng được

hưởng tất cả những quyền mà mọi người đều có." Hãy

để cho cộng động người LGBT có cơ hội được hưởng

hạnh phúc như bao nhiêu người khác bằng việc sửa đổi

hiến pháp và công nhận quyền được kết hôn và bình

đẳng của họ.

58 Shin Akki Hanoi Love needs freedom

59

Bich Tran

Ho Chi Minh

City Equality for everyone.

60

Yoon Jimin Hai Phong

đó là điều mà 1 con ng bình thường đc hưởng bất kể dị

tính hay đồng tính

11

61 Minh Ngọc

Nguyễn

Thành phố

Hồ Chí Minh tui ủng hộ

62 nguyễn chí

thiện hcmc I support gay marriage

63 Michelle

Truong

McLeod Murray We just want to be happy.

64 Bang Bui

Duc Hà Nội Tự do và bình đẳng như những người khác!

65 Hàn Thiên

Điểu Hanoi Love needs freedom

66

An Nguyễn

Thành phố

Hồ Chí Minh Bởi vì mỗi người, ai cũng bình đẳng như nhau

67 Trang

Nguyễn Thu Hà Nội

Tôi muốn chúng tôi được sống thật với chính bản thân

mình, được mọi người công nhận và yêu thương

68

phú Hoàng Cần Thơ

Có nhiều người phủ nhận đồng giới nhưng nó vẫn tồn

tại,có nhiều người nói đồng giới là trái tự nhiên nhưng

chính tự nhiên lại tạo ra đồng giới...Đồng giới sống

chung quanh chúng ta và biết đâu đó có thể là người

thân, bạn bè,những người chúng ta yêu thương...Vậy

điều đơn giản mà bạn mong muốn cho họ là gì?Đó là

mong họ được hạnh phúc...có đúng không...!

69

Long Nguyen Ho Chi Minh

Đã là con người thì phải có quyền bình đẳng, sống và

mưu cầu hạnh phúc. Nam nữ có những quyền đó tại sao

cộng đồng LGBT lại không được.

70 danh võ Sinh viên Mọi người đều được quyền sống bình đẳng với nhau

71

Hà Việt Anh Hà Nội

Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của

em trai tôi

72

Binh Le Hanoi

Không bao giờ quá sớm để bắt đầu những điều tốt đẹp!

Hiến pháp cần bảo vệ quyền bình đẳng của người đồng

tính, song tính và chuyển giới!

73 Duyên Đào freelancer to born to be human to love and be loved

74

Đặng Thị

Thu Trang Hà Nội

Xã hội này không thực sự công bằng, nên tôi muốn ít

nhất về mặt giấy tờ những người đồng tính, vô tính cũng

cần được công bằng như người dị tính. Xuất phát từ đó

thì những định kiến không tốt với họ mới dần sửa đổi

được.

75 Trịnh Đinh

Đan

Ho Chi Minh

City

Because I want a fair right for all people. And LGBT is

not a "sickness"

76 Nguyen

Trang Vietnam Support gay rights :'>

77 Trung Bui Da Nang I'm gay and I want to have the right to get married

78 Thu Hà

Nguyễn Vĩnh Yên

Bởi vì đồng tính hay dị tính thì chúng ta đều là con

người...

79

Anh Nguyen

Thuy Tram

Ho Chi Minh

City

People much have equal rights. Love and marriage are

importance to not only straight guy but also to LGBT

society, which need to be supported. Everyone need to

be treat fairly. It is base to improve society and

economy.

80

Hoàng Minh

Sơn Lê Hanoi

Tôi thấy ai cũng có quyền được yêu và được mưu cầu

hạnh phúc, ai cũng có quyền được hưởng mọi đặc ân

của con người cớ sao LGBT lại ko đc kết hôn, họ như bị

tước đi 1 mặt quan trọng của c/s đó là t/y và hôn nhân.

81

Ba Tran

Ho Chi Minh

City Vì đây là điều ảnh hưởng đến quyền lợi của tôi.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!