Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hủy quyết định của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị theo pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRƢƠNG THANH HÒA
HỦY QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG,
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
TRƢƠNG THANH HÒA
HỦY QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG,
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Kinh tế - Mã số: 60.38.50
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Xuân Hải
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Người viết Luận văn này xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung Luận văn là kết
quả của một quá trình tổng hợp và nghiên cứu nghiêm túc của riêng bản thân người
viết. Tất cả ý kiến của các tác giả khác được đưa vào Luận văn đều được người viết
giữ nguyên ý tưởng và trích dẫn cẩn thận.
Trương Thanh Hòa
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ luật Tố tụng dân sự Bộ luật TTDS
Bộ luật dân sự Bộ luật DS
Công ty Cổ phần Công ty CP
Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty TNHH
Đại hội đồng cổ đông ĐHĐCĐ
Hội đồng quản trị HĐQT
Luật doanh nghiệp năm 1999 Luật DN 1999
Luật doanh nghiệp năm 2005 Luật DN 2005
Tòa án nhân dân TAND
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƢƠNG1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỦY QUYẾT ĐỊNH CỦA
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG, HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ.................................. 5
1.1. Khái quát chung về quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị trong Công ty Cổ phần .................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. 5
1.1.2. Quyết định, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị
là đối tượng để yêu cầu xem xét hủy bỏ khi bị vi phạm............................... 8
1.2. Khái niệm hủy quyết định Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị. 9
1.3. Mục đích của việc hủy quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng quản trị ................................................................................................. 12
1.3.1. Bảo vệ quyền của cổ đông, cụ thể hóa nhóm quyền phục hồi quyền
lợi khi bị xâm phạm .................................................................................... 12
1.3.2. Góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động bình thường của công ty và
thu hút đầu tư............................................................................................... 14
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỦY QUYẾT
ĐỊNH CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG, HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ
ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN....................................................................... 17
2.1. Thực trạng qui định pháp luật và thực tiễn áp dụng về hủy quyết
định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị .................................... 17
2.1.1. Về căn cứ yêu cầu hủy quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng quản trị................................................................................................ 17
2.1.2. Về chủ thể có quyền yêu cầu hủy quyết định của Đại hội đồng cổ
đông, Hội đồng quản trị .............................................................................. 43
2.1.3. Phạm vi của yêu cầu hủy quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng quản trị................................................................................................ 45
2.1.4. Về thời hiệu yêu cầu hủy quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội
đồng quản trị................................................................................................ 52
2.1.5. Về hiệu lực pháp lý của quyết định, nghị quyết bị yêu cầu hủy bỏ.. 58
2.1.6. Trình tự thủ tục hủy quyết định do ĐHĐCĐ, HĐQT ban hành ....... 60
2.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật liên quan đến huỷ quyết định của
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.................................................... 77
2.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện những qui định về vấn đề hủy quyết định
của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị............................................. 77
2.2.2. Kiến nghị về hoàn thiện pháp luật hủy quyết định của Đại hội đồng
cổ đông, Hội đồng quản trị.......................................................................... 78
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản trị công ty là một loạt các mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty,
HĐQT, các cổ đông và các bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tạo nên sự định
hướng và kiểm soát công ty1
. Quá trình quản trị công ty tất yếu phải ban hành
quyết định.
Quyết định là một sự kiện pháp lý, là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể được điều chỉnh bởi quyết định. Để đảm bảo tính hợp pháp của
việc ra quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT, Luật DN 2005 đã quy định các quy trình
và thủ tục cần thiết với những điều kiện chặt chẽ. Bên cạnh đó, để xử lý những
quyết định được ban hành sai trái của ĐHĐCĐ, Luật DN 2005 cũng đã qui định
căn cứ để hủy. Nhưng trình tự, thủ tục được quy định trong Luật DN 2005, và một
số văn bản liên quan chưa có sự thống nhất, còn bất cập, khó thực thi trên thực tế.
Trong khi đó, những quy định này lại trở thành căn cứ để cơ quan tài phán hủy
quyết đinh của ĐHĐCĐ. Đối với quyết định của HĐQT thông qua trái qui định
pháp luật hoặc Điều lệ công ty thì chưa có qui định nào qui định hủy bỏ mà chỉ đặt
ra vấn đề là yêu cầu đình chỉ hoặc phản đối. Đây là vấn đề cần xem xét nghiên cứu
vì nhu cầu thực tế đã có nhiều yêu cầu hủy quyết định của HĐQT.
Về tố tụng, Bộ luật TTDS chưa có quy định cụ thể nói về thẩm quyền hủy
quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT. Nguyên tắc chung, khi Tòa án tiến hành xem xét
đơn khởi kiện, yêu cầu của đương sự phải xác định yêu cầu của đương sự, xác
định quan hệ tranh chấp, thẩm quyền giải quyết, nội dung yêu cầu; nghĩa là toà án
phải xem xét cả luật nội dung (Luật DN 2005) và luật hình thức ( Bộ luật TTDS).
Trên thực tế, do thiếu vắng quy định cụ trong Bộ luật TTDS và Luật DN 2005
hiện hành (chỉ cho phép hủy quyết định của ĐHĐCĐ mà chưa qui định cụ thể về
hủy quyết định của HĐQT) nên Tòa án lúng túng và có cách giải quyết theo
đường lối khác nhau.
Để hạn chế được những tồn tại đó, tác giả nhận định rằng: cần phải có sự
nghiên cứu, đánh giá các quy định về vấn đề này. Trên cơ sở đó, kiến nghị hoàn
1
Xem Ngân hàng thế giới (tháng 6/2006), Báo cáo về tình hình tuân thủ chuẩn mực và nguyên tắc (ROSC),
Đánh giá tình hình quản trị công ty của Việt Nam, tr.5.
2
thiện pháp luật làm cơ sở pháp lý để giải quyết hủy quyết định của ĐHĐCĐ,
HĐQT. Do đó, tác giả đã chon đề tài: “Hủy quyết định của Đại hội đồng cổ đông,
Hội đồng quản trị theo pháp luật Việt Nam ”.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này
ở các mức độ, góc độ khác nhau có thể kể đến như:
Luận văn thạc sĩ luật học năm 2006 “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc về
kinh doanh, thương mại của Tòa án Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiếu. Luận văn thạc sĩ luật năm 2010 “Tranh
chấp nội bộ công ty theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Lê Thị
Hiền. Luận văn thạc sĩ luật học năm 2010 “Các vấn đề pháp lý về họp ĐHĐCĐ
của công ty đại chúng tại Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Xuân Mỹ. Bài viết
“Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh ở Việt Nam” của tác giả
Phan Chí Hiếu đăng trên Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 12, năm 2005. Bài viết
“Bảo vệ cổ đông: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong luật doanh nghiệp 2005”
của tác giả Bùi Xuân Hải đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 1, năm 2009. Bài
viết “Tạo thuận lợi hơn cho việc thực hiện quyền cổ đông trong luật liên minh
châu âu và luật Đức – kinh nghiệm cho Việt Nam”, của tác giả Phan Huy Hồng;
Bài viết “Thực trạng tranh chấp nội bộ công ty và giải pháp” của tác giả Nguyễn
Thị Kim Vinh; Bài viết “Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty: thực tiễn và giải
pháp” của Quảng Đức Tuyên và Võ Văn Cường trong tập Kỷ yếu hội thảo về
“Bảo vệ cổ đông: Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong pháp luật doanh
nghiệp”, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8/5/2010. Bài viết “Tranh chấp nội bộ
công ty” của tác giả Nguyễn Công Phú, đã đăng trên Tạp chí Tòa án, số 9, năm
2011, tr10-15. Đặc biệt bài viết “Vấn đề hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ
đông theo pháp luật Việt Nam’’ của tác giả Bùi Xuân Hải đã đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp số 2 và số 3 năm 2011. Sách Luật DN 2005 bảo vệ cổ đông
–pháp luật và thực tiễn của tác giả Bùi Xuân Hải. Ngoài ra, còn có các bài viết
bình luận, đưa tin về hủy quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị
của các tác giả khác nhau trên các tạp chí chuyên ngành, báo và các trang thông tin
điện tử.
3
Tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề hủy quyết định
ĐHĐCĐ, HĐQT nhưng chưa tập trung nguyên cứu trên hai khía cạnh, luật nội
dung (Luật DN ) và luật hình thức (Bộ luật TTDS). Đề tài “Hủy quyết định của
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo pháp luật Việt Nam” mà tác giả lựa
chọn là công trình nghiên cứu một cách chuyên sâu các qui định của luật doanh
nghiệp về hủy quyết định của ĐHĐCĐ và HĐQT với cách tiếp cận xem xét luật
nội dung và luật hình thức, đồng thời bám sát vào thực tiễn tranh chấp này tại Tòa
án để nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hủy quyết
định của ĐHĐCĐ, HĐQT.
- Hai là, phân tích, đánh giá qui định của pháp luật và thực trạng giải quyết
yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ và HĐQT tại cơ quan tài phán.
- Ba là, đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp và pháp
luật Tố tụng dân sự nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật trong hoạt động
giải quyết yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCD, HĐQT.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề pháp lý liên quan đến
quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT; các qui định pháp luật Việt Nam về hủy quyết
định của ĐHĐCĐ và HĐQT và thực tiễn áp dụng.
Phạm vi nghiên cứu: những qui định có liên quan đến vấn đề hủy quyết
định của ĐHĐCĐ, HĐQT trong Luật DN 2005, Bộ luật TTDS 2004 và các văn
bản hướng dẫn thi hành.Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, tác giả tham khảo
thêm pháp luật có liên quan, luật chuyên ngành khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu khoa học chuyên ngành như phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh, chứng
minh, tổng hợp và tham khảo ý kiến quan điểm của những người làm công tác
thực tiễn, phương pháp phân tích tình huống cụ thể.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
4
Hiện nay các yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT có xu hướng gia
tăng, đa dạng và phức tạp. Trong khi đó, thực tiễn vận dụng pháp luật để giải
quyết vấn đề này còn nhiều vướng mắc, nhận thức khác nhau. Nhiều vấn đề về lý
luận mà Luận văn đề cập đến như quyết định ĐHĐCĐ, HĐQT, vị trí vai trò của
các quyết định này, sự cần thiết phải xem xét lại tính hợp pháp, và một số vấn đề
khác liên quan đến yêu cầu hủy quyết định có giá trị khoa học nhất định cho
những người học tập, nghiên cứu, hay xây dựng pháp luật liên quan đến doanh
nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp, những
người làm công tác xét xử có cái nhìn chính xác, cụ thể và đầy đủ hơn về vấn đề
trên để vận dụng trong thực tiễn liên quan đến vấn đề hủy quyết định của
ĐHĐCĐ, HĐQT trong Công ty CP. Do đó, có thể nói rằng đề tài này có ý nghĩa
quan trọng về mặt khoa học cũng như thực tiễn.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận
văn gồm 2 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hủy quyết định Đại hội đồng cổ đông,
Hội đồng quản trị.
Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về hủy quyết định Đại hội đồng
cổ đông, Hội đổng quản trị và định hướng hoàn thiện.