Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hướng tới một nền
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 1 (84) Các vấn đề Quốc tế
3/2011 149 1 150 3/2011
HƯỚNG TỚI MỘT NỀN “HÒA BÌNH VĨNH VIỄN”
Ở CHÂU ÂU
Nguyễn Đình Luân
Sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989 báo hiệu sự kết thúc của
Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên thực tiễn quan hệ quốc tế ở châu Âu từ đó cho
tới năm 2008 (chiến tranh ở Nam Ossetia) cho thấy dường như Chiến tranh
lạnh vẫn chưa thực sự kết thúc ở châu Âu. Thay cho cuộc xung đột ý thức
hệ Mỹ - Xô trước đây là chiến lược kiềm chế địa - chiến lược của Mỹ đối
với Nga từ năm 1991. NATO Đông tiến, chiến tranh Kosovo (1999), Mỹ
rút khỏi ABM (2001), kế hoạch đặt hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược
của Mỹ ở Đông Âu, cách mạng “màu” v.v... là những thành tố của chiến
lược ấy. Một nền “hòa bình vĩnh viễn” như I. Kant mong đợi vẫn chưa có
ở châu Âu. Năm 2009 được đánh dấu bằng những hòa giải mới giữa Nga
với Mỹ và tại lễ kỷ niệm 65 năm chiến thắng phát xít tại quảng trường Đỏ
Mát-xcơ-va vào tháng 5/2010, lần đầu tiên tham gia đội duyệt binh của
Liên bang Nga có đại biểu của Mỹ, Pháp, Anh và Ba Lan. Sự kiện này cho
thấy một triển vọng mới trong quan hệ Nga - EU - Mỹ hướng tới kiến tạo
một nền “hòa bình vĩnh viễn” ở châu lục này.
Quán tính của Chiến tranh lạnh và sự chia rẽ về giá trị
Chiến tranh lạnh kết thúc nhưng quán tính của nó vẫn còn quá lớn.
Cách tư duy của chủ nghĩa hiện thực “muốn có hòa bình hãy chuẩn bị
cho chiến tranh” vẫn tiếp tục chi phối mạnh mẽ giới hoạch định chính
TS., Học viện Ngoại giao.
sách chóp bu ở phương Tây. Cùng với sự sụp đổ của Liên Xô, khối Vácxa-va đã bị xóa sổ, nhưng NATO vẫn tiếp tục tồn tại và hơn nữa còn
được mở rộng với một trong những mục tiêu cơ bản là kiềm chế Nga ở
“loại công dân hạng hai, hạng ba”, không cho Nga vươn lên thách thức
sự lãnh đạo của Mỹ ở châu Âu. Thậm chí Henry Kissinger còn cho rằng:
“Về bản chất, NATO đang và sẽ là một liên minh quân sự, một trong
những mục tiêu của nó là bảo vệ châu Âu khỏi sự xâm lược của Nga”.
1
Quyết định mở rộng NATO cả về thành phần (kết nạp thành viên mới) và
không gian hoạt động (khái niệm chiến lược mới) có ảnh hưởng trực tiếp
tới cả an ninh và phát triển của Nga vì cạnh tranh địa - chiến lược cũng
thường có nội hàm kinh tế cụ thể.
Cạnh tranh địa - chiến lược vốn là “trò chơi” thông dụng từ cổ chí
kim của các nước lớn. Mặc dù ê kíp Enxin - Kozurev đã “toàn tâm” đi
theo phương Tây bằng mọi giá vào thời gian đầu của nước Nga sau Liên
Xô, nhưng Mỹ và đồng minh đâu đã dễ chấp nhận và ủng hộ nước Nga
mới đang hướng theo nền dân chủ phương Tây. Họ đã tận dụng mọi cơ
hội có được sau khi Liên Xô tan rã để có thể “dìm” nước Nga càng sâu
càng tốt, nhưng kết quả cũng không hoàn toàn như họ mong muốn. Giới
chính trị và công chúng Nga cũng đã dần thức tỉnh để nhận ra được đâu
là lựa chọn khả quan hơn. Từ cuối năm 1993, Nga đã bắt đầu điều chỉnh
chính sách đối ngoại theo hướng cân bằng Âu - Á. Trong Thông điệp liên
bang ngày 29/9/1994, Tổng thống Enxin khẳng định: “Năm 1994 chúng
ta sẽ chấm dứt thực tiễn sai lầm đơn phương nhượng bộ và nhấn mạnh
việc chuyển sang xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng thể hiện trên hai
mặt - trong hợp tác kinh tế và phối hợp hành động trong việc giải quyết
1 Dẫn theo: Quan hệ Nga-Mỹ: Vừa là đối tác - Vừa là đối thủ, Nxb. Thông Tấn, Hà Nội,
2002, tr. 24.
, 3/2011: 149-174.