Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hướng tới cộng đồng Asean đoàn kết, vững mạnh và rộng mở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 3 (90) Đối ngoại Việt Nam
9/2012 37 1 38 9/2012
HƯỚNG TỚI CỘNG ĐỒNG ASEAN ĐOÀN KẾT,
VỮNG MẠNH VÀ RỘNG MỞ
Phạm Bình Minh*
Tóm tắt
45 năm trước đây, tại Băng Cốc, ngày 8/8/1967 Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tuyên bố ra đời, đánh dấu mốc lịch sử
quan trọng, mở ra một giai đoạn hợp tác mới của các nước Đông Nam Á,
là tiền đề quan trọng cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày
hôm nay. Ngay từ khi thành lập, ASEAN đã đặt mục tiêu cao cả là ưu tiên
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa, tăng
cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước thành viên cũng như thúc
đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực. Bài viết này tổng kết chặng đường
45 năm phát triển của ASEAN với những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực
liên kết, hợp tác khu vực và đề cập đến những đóng góp quan trọng của
Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN.
ASEAN - 45 năm hướng tới một tầm nhìn, một bản sắc, một
cộng đồng
Từ 5 quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đặt bút ký vào bản Tuyên bố
Băng Cốc, ngày nay Hiệp hội đã gồm 10 nước, bao trùm hầu hết khu vực
* Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.
Đông Nam Á với diện tích 4,5 triệu km2
. Các nước ASEAN có dân số
khoảng trên 600 triệu người, với nền văn hóa hết sức đa dạng, phong phú
và đặc sắc. ASEAN đang là một khu vực kinh tế năng động và phát triển
cao. Trong bối cảnh kinh tế thế giới liên tục suy giảm, các nền kinh tế
ASEAN vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương, bình quân trên 5%/năm và ổn
định, với tổng GDP cả khối đạt 3,2 nghìn tỉ USD Mỹ.
1
Khi ASEAN mới thành lập, đã có không ít hoài nghi về tính khả thi
của tổ chức mới ra đời này sau những nỗ lực không thành nhằm thiết lập
các khuôn khổ hợp tác khu vực trước đó, cùng với những mục tiêu tham
vọng đặt ra trong Tuyên bố Băng Cốc (đặt trong bối cảnh lịch sử lúc đó).
Trải qua 45 năm chung tay nỗ lực, các quốc gia trong khu vực đã từng
bước vượt qua các rào cản của lịch sử và những khác biệt, cùng chung
tay đẩy mạnh hợp tác, tăng cường liên kết dưới một mái nhà ASEAN,
cùng phấn đấu vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác,
phát triển.
Ngày nay, ASEAN đã khẳng định mình, không chỉ trở thành một
thực thể chính trị - kinh tế quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, mà đang
mở rộng và phát huy vai trò ở cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với
uy tín và ảnh hưởng trên toàn cầu.
Lịch sử phát triển của ASEAN đã trải qua 4 dấu mốc quan trọng
đánh dấu các bước phát triển lớn của cộng đồng ASEAN. Giai đoạn hình
thành và khẳng định tính đúng đắn và sự cần thiết của Hiệp hội diễn ra từ
năm 1967 tới giữa những năm 70 của thế kỷ 20. Sự phát triển của mối
quan hệ khăng khít giữa các quốc gia thành viên đã đưa tới sự kiện quan
trọng: ngày 24/2/1976, tại Bali, In-đô-nê-xi-a, Hiệp ước Thân thiện và
Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) hay còn gọi là Hiệp ước Bali, đã ra đời
1 Theo số liệu thống kê của ADB năm 2011 (PPP).
, 9/2012: 37-49.