Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
Chuyên đề: Giới thiệu văn bản pháp quy
Tạp chí số: Tạp chí Số 10 (Số 426)
Năm xuất bản: 2008
Ngày 05 tháng 5 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2008/NĐ-CP về
việc Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và
hướng dẫn thi hành lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26
tháng 11 năm 2003.
Việc lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA thực hiện theo quy định tại
khoản 3 Điều 3 của Luật Đấu thầu. Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung về kế hoạch
đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các dự án này thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Kế hoạch đấu thầu
Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu:
Việc phân chia dự án thành các gói thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 của Luật Đấu
thầu, bảo đảm quy mô gói thầu không quá nhỏ hoặc quá lớn làm hạn chế sự tham gia của các nhà
thầu. Nội dung của từng gói thầu bao gồm: Tên gói thầu; Giá gói thầu; Nguồn vốn; Hình thức lựa chọn
nhà thầu và phương thức đấu thầu; Thời gian lựa chọn nhà thầu; Hình thức hợp đồng; Thời gian thực
hiện hợp đồng.
Trình duyệt kế hoạch đấu thầu:
Trách nhiệm trình duyệt: Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người quyết định đầu
tư hoặc người được uỷ quyền quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan, tổ
chức thẩm định; trường hợp trình kế hoạch đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ, chủ đầu tư còn phải
gửi cho bộ quản lý ngành để có ý kiến bằng văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt;
Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì chủ đầu tư, đơn
vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu cơ
quan mình (người giao nhiệm vụ) để xem xét, phê duyệt. Trong trường hợp này, người đứng đầu cơ
quan liên quan chịu trách nhiệm chỉ định một đơn vị trực thuộc tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu
trước khi phê duyệt.
Hồ sơ trình duyệt: Văn bản trình duyệt kế hoạch đấu thầu bao gồm những nội dung sau: Phần công
việc đã thực hiện bao gồm những công việc liên quan tới chuẩn bị dự án với giá trị tương ứng và căn
cứ pháp lý để thực hiện; Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà
thầu quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu và Điều 97 của Luật Xây dựng; Phần kế
hoạch đấu thầu bao gồm những công việc hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các
hình thức lựa chọn nhà thầu quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu và Điều 97 của Luật
Xây dựng, kể cả các công việc như rà phá bom mìn, xây dựng khu tái định cư, bảo hiểm công trình,
đào tạo; cơ sở của việc chia dự án thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải đảm bảo có đủ các
nội dung quy định tại Điều 10 Nghị định này. Trường hợp không áp dụng đấu thầu rộng rãi thì phải nêu
rõ lý do; Tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, phần công việc không áp dụng các hình thức lựa
chọn nhà thầu và phần công việc thuộc kế hoạch đấu thầu không được vượt tổng mức đầu tư của dự
án; Trường hợp cần thiết phải lập kế hoạch đấu thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước
theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu thì trong văn bản trình duyệt vẫn phải bao gồm các