Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

huong dan lma btl nlm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HƯỚNG DẪN BÀI TÂP LƠ ̣ ́N NGUYÊN LÝ MÁY
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ CÁCH TRÌNH BÀY BÀI TẬP LỚN NGUYÊN LÝ
MÁY
A. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
Phần 1: Tổng hợp và phân tích động học cơ cấu phẳng
1. Tính bâc tư ̣ do cho cơ câ ̣ ́u
Bậc tự do của cơ cấu phẳng được xác định theo công thức:
W = 3n - (2P5 + P4) + r + r’ - s
Trong đó: - n: số khâu động có trong cơ cấu
- P5: Tổng số khớp thấp, loại 5 có trong cơ cấu
- P4: Tổng số khớp cao, loại 4 có trong cơ cấu
- r : Số ràng buộc trùng có trong cơ cấu
- r’: Số ràng buộc thừa có trong cơ cấu
- s : Số bậc tự do thừa có trong cơ cấu
Lưu ý: Số khâu dẫn của cơ cấu chính bằng số bậc tự do của cơ cấu.
2. Phân tích chuyển động của cơ cấu
Phân tích nguyên lý hoạt động và chuyển động của các khâu trong cơ cấu
Phần này cần nêu đươc công du ̣ ng cu ̣
̉a cơ cấu là
gì
. Biến từ
chuyển đông quay tro ̣
̀n
của khâu dẫn thành chuyển đông gi ̣
̀
của khâu bi dẫn(quay,ti ̣ nh tiê ̣ ́n hay lắc). Nêu rõ
chuyển đông cu ̣
̉a các khâu là
chuyển đông gi ̣ ?̀
Xếp loại cơ cấu
Việc phân tích cấu trúc cơ cấu cuối cùng phải đi tới kết luận cơ cấu thuộc loại nào,
có như vậy việc giải các bài toán động học, động lực học sau này mới tiến hành
được.
Để xếp loại cơ cấu ta tiến hành theo trình tự:
- Tính bậc tự do cơ cấu: đã tính ở trên
- Chọn số khâu dẫn
- Tiến hành tách nhóm Axua
- Dựa vào nguyên tắc xếp loại cơ cấu phẳng tiến hành xếp loại cơ cấu.
3. Tổng hợp động học cơ cấu
Căn cứ vào dữ liệu đầu bài xác định kích thước động của các khâu trong cơ cấu,
dựng cơ cấu theo yêu cầu của đầu bài (tham khảo sách hướng dẫn làm đồ án môn học
Nguyên lý máy của trường – có sẵn ở thư viện), lập bảng kích thước động các khâu.
Chú ý kích thước thực tính bằng m, kích thước biểu diễn tính bằng mm.
4. Phân tích động học cơ cấu
1. Vẽ họa đồ chuyển vị
Đối với máy bào, máy xọc: Vẽ họa đồ chuyển vị tại 11 vị trí trong đó có 8 vị trí chia
đều xuất phát từ vị trí chết đầu tiên của hành trình làm việc, 1 vị trí chết thứ hai (kết
thúc hành trình làm việc), 2 vị trí 0,05H (khi dao bào, xọc cắt vào phôi và rời khỏi phôi).
Sinh viên phải hiểu được đồ thị lực cản và cách xác định lực cản trên đầu bào, đầu xọc
từ đồ thị lực cản ở cả hành trình làm việc và chạy không.
1