Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hướng dẫn kế toán chuẩn mực
MIỄN PHÍ
Số trang
11
Kích thước
149.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1494

Hướng dẫn kế toán chuẩn mực

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Hướng dẫn kế toán chuẩn mực

"ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái"

1- Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Trường hợp doanh nghiệp phát sinh các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức

sử dụng trong kế toán và lập báo cáo tài chính, thì khi quy đổi từ đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị

tiền tệ sử dụng trong kế toán sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một

số lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

a) Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ bằng ngoại tệ trong kỳ (chênh

lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện): Là khoản chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi

cùng một số lượng đơn vị tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái này thường phát sinh trong các giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ;

hoặc thanh toán nợ phải trả, hay ứng trước để mua hàng; hoặc vay, hay cho vay,... bằng đơn vị

tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán. Trong các trường hợp nêu trên, tỷ giá hối đoái giữa đơn

vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán sẽ được ghi theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch (tỷ giá

hối đoái giao dịch thực tế, tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch).

Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực

hiện) ở doanh nghiệp bao gồm:

• Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư xây

dựng để hình thành tài sản cố định (giai đoạn trước hoạt động);

• Chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh,

kể cả của hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa có

hoạt động đầu tư xây dựng.

b) Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng CĐKT ở thời

điểm cuối năm tài chính:

ở thời điểm kết thúc năm tài chính về nguyên tắc các khoản mục tiền tệ (Số dư của các

Tài khoản tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng, nợ phải thu, nợ phải trả được phản ánh đồng thời theo

đơn vị tiền tệ kế toán và theo đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán) phải được báo cáo

bằng tỷ giá cuối năm tài chính. Vì vậy, ở thời điểm này doanh nghiệp phải đánh giá lại các

khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch bình quân trên thị trường ngoại

tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại

ngày lập bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài chính, gồm:

• Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập Bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài

chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến giai

đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động);

• Chênh lệch tỷ giá hối đoái tại ngày lập Bảng CĐKT ở thời điểm cuối năm tài

chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt

động sản xuất, kinh doanh.

c) Đối với các doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì

các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh.

Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng

công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!