Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

hực trạng về cơ chế quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
27
Kích thước
241.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1850

hực trạng về cơ chế quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước, hiện đại hoá nền kinh tế. Một nền kinh tế vận hành theo cơ chế

thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Trong những năm qua chung

ta giành được nhiều thắng lợi, biểu hiện của nó rõ nhất là chúng ta dần dần

xoá đói, giảm nghèo, đời sống văn hoá xã hội của nhân dân được nâng lên

từng bước. Một nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, mức độ

tăng trưởng trung bình 8%GDP luôn duy trì sau những năm đổi mới, tỷ lệ

lạm phát dưới một con số và có thể khống chế được. Đảng và Nhà nước ta

nêu rõ, là phải đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực văn hoá, chính trị￾xã hội, kinh tế của đất nước. Một trong những đổi mới đó là Nhà nước đã

quyết định các nghành, các doanh nghiệp phải tự tiến hành hạch toán kinh

doanh. Để tiến hành hạch toán kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải

hạch toán lao động tiền lương. Tổ chức hạch toán tiền lương có một ý nghĩa

rất quan trong, nó tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển như nâng cao

năng suất lao động của người lao động, khuyến khích lao động sáng tạo, là

cơ sở cho việc tính lương theo đúng nguyên tắc phân phối lao động. Đồng

thời giúp cho doanh nghiệp có thể phân bổ chi phí nhân công vào giá thành

sản phẩm một cách chính xác và hợp lý. Hạch toán tiền lương tốt còn giúp

cho Nhà nước quản lý chặt chẽ phần thu ngân sách.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tổ chức hạch toán hợp lý

tiền lương, cùng với việc nghiên cứu lý luận về kế toán tiền lương và tìm

hiểu thực trạng cơ chế quản lý tiền lương ở Việt Nam để đánh giá những mặt

được của nó và những tồn tại em đã lựa chon đề tài này để nghiên cứu với

mong muốn góp phần nhỏ bé nhằm hoàn thiện hệ thống tiền lương ở nước ta.

Song vì em mới chỉ là một sinh viên với một lượng kiến thức thu lượm được

ở các thầy cô và qua sách vở, báo trí...còn thiếu nhiều kinh nghiệm về thực

tế nên trong quá trình nghiên cứu, trình bầy sẽ khó tránh khỏi những thiếu

sót và hạn chế. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc

để bài viết được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN I

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG

1.1- Khái niệm và bản chất của tiền lương.

Trong cơ chế hoạch toán tập trung, tiền lương được hiểu là một phần của

thu nhập quốc dân, được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho cán bộ công

nhân viên dựa trên cơ sở, nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tái sản

xuất sức lao động.

Quan niệm về tiền lương như vậy đã làm nảy sinh ra nhiều vấn đề sau:

Một là, vì không coi sức lao động là hàng hoá, nên tiền lương không phải

là tiền trả đúng giá trị sức lao động của cán bộ công nhân viên bỏ ra. Do vậy,

những trong năm tồn tại mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mệnh lệnh

đã áp dụng hình thức phân phối theo chế độ bình quân, nhà nước bao cấp

tiền lương trong doanh nghiệp không gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh,

không kích thích con người trong lao động, sáng tạo để đạt năng suất cao,

đưa ra những sản phẩm mới... nên hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản lý

kinh tế yếu kém.

Hai là, tiền lương được coi là một bộ phận của thu nhập quốc dân, nên cơ

chế phân phối tiền lương phụ thuộc vào vấn đề của chế độ phân phối. Theo

cơ chế, chế độ phân phối đó, thu nhập quốc dân còn nhiều thì phân phối

nhiều và nghược lại thu nhập quốc dân thấp thì phân phối ít, do đó nhiều khi

không tính đến một cách đầy đủ sự bù đắp chi phí sức lao động Kết quả là

biên chế lao động ngày càng lớn, dẫn tới ngân sách thâm hụt nặng nề do phải

bao cấp tiền lương, mà tiền lương laị không đủ tái sản xuất sức lao động, sản

xuất kinh doanh mất động lực nên mức tăng trưởng của nền kinh tế rất thấp

(có năm đạt tốc độ tăng trưởng âm), hiệu quả sản xuất kinh doanh không

cao.

Ba là, tiền lương không còn là mối quan tâm của công nhân viên chức

trong các doanh nghiệp Nhà nước, cái mà họ quan tâm là những lợi ích được

phân phối ngoài lương. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp ngày

càng không đáp ứng được các nhu cầu thường nhật của đờì sống nhân dân.

Người lao động mặc dù được coi là chủ nhân nhưng không gắn bó với cơ sở

sản xuất, phổ biến tình trạng “cha chung không ai khóc” lãng phí ngày công,

giờ công, Nhà nước mất dần đội ngũ lao động có tay nghè cao. Do đó, đã

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!