Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hợp tác việt nam và liên xô trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục (1954 – 1975)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
HỢP TÁC VIỆT NAM VÀ LIÊN XÔ TRÊN LĨNH
VỰC VĂN HÓA, GIÁO DỤC (1954 – 1975)
Sinh viên thực hiện : Bùi Vũ Ngọc Thạch
Chuyên ngành : Sư phạm lịch sử
Lớp : 16SLS
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Duy Phương
Đà Nẵng, tháng 02 năm 202
2
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Lịch sử, Trường Đại học
Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học
tập và hoàn thành khóa luận này.
Kính gửi lòng biết ơn đến quý thầy, cô giáo đã giảng dạy em trong suốt 4
năm Đại học. Cảm ơn thầy cô Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm – Đại học
Đà Nẵng đã luôn giúp đỡ, động viên em rất nhiều trong quá trình học tập.
Kính tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Duy Phương đã tận tình
giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng, Phòng tư liệu
Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã giúp đỡ em trong quá trình tìm
kiếm và thu thập tài liệu thực hiện khóa luận.
Dù đã cố gắng rất nhiều, song với khả năng hiểu biết còn hạn chế, khiếm
khuyết về mặt tư liệu chắc chắn khóa luận nghiên cứu này không tránh khỏi những
thiếu sót. Đó sẽ là những bài học kinh nghiệm giúp cho bản thân em hoàn thiện hơn
trong công tác nghiên cứu sau này.
Đà Nẵng, ngày 09 tháng 01 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Bùi Vũ Ngọc Thạch
3
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................6
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8
5. Nguồn tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ......................................8
6. Đóng góp đề tài ...................................................................................................9
7. Bố cục của đề tài..................................................................................................9
NỘI DUNG ..............................................................................................................10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM VÀ LIÊN
XÔ TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA, GIÁO DỤC (1954 – 1975)............................10
1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước................................................................10
1.2. Nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam .......................................................15
1.4. Sự hình thành quan hệ hợp tác Việt Nam và Liên Xô trên lĩnh vực văn
hóa, giáo dục.........................................................................................................28
CHƯƠNG 2. HỢP TÁC TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA, GIÁO DỤC GIỮA VIỆT
NAM VỚI LIÊN XÔ (1954 – 1975)........................................................................32
2.1. Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa..................................................................32
2.1.1. Chủ trương hợp tác.............................................................................32
2.1.2. Thành tựu và hạn chế ...............................................................................36
2.2. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục ....................................................................40
2.2.1. Chủ trương hợp tác .............................................................................40
2.2.2. Thành tựu và hạn chế ..........................................................................45
2.3. Đánh giá chung về quan hệ hợp tác Việt Nam và Liên Xô trên lĩnh vực văn
hóa, giáo dục (1954 – 1975)..................................................................................56
2.3.1. Đối với Việt Nam.................................................................................56
2.3.2. Đối với Liên Xô....................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................64
4
BẢNG KÝ HIỆU NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
LHS : Lưu học sinh
NCS : Nghiên cứu sinh
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
CNĐQ : Chủ nghĩa đế quốc
VNDCCH : Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ĐCSVN : Đảng cộng sản Việt Nam
ĐCSLX : Đảng cộng sản Liên Xô
LBCHXHCN: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, hợp tác quốc tế luôn
giữ một vai trò quan trọng và không một nước nào có thể tồn tại, phát triển một
cách bình thường nếu không có quan hệ với thế giới bên ngoài. Việt Nam chúng ta
cũng không ngoại lệ, từ xa xưa nước ta đặt mối quan hệ với nhiều nước khác nhau
để giao lưu hợp tác, phát triển. Trong bất cứ giai đoạn nào của lịch sử, việc hợp tác
luôn luôn được đề cao, nhất là trong giai đoạn kháng chiến chống ngoại xâm. Lịch
sử ngoại giao của Việt Nam đã cho thấy, quan hệ Việt Nam – Liên Xô đã có ảnh
hưởng to lớn tới tiến trình cách mạng Việt Nam và góp phần tích cực vào sự phát
triển của mỗi quốc gia. Từ sau khi nước VNDCCH thành lập, năm 1950, Liên Xô
là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao
với Việt Nam, đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và phát triển quan hệ hợp
tác lâu dài Việt - Xô trước đây và Việt – Nga ngày nay. Mối quan hệ tốt đẹp này
được biểu hiện sinh động và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa xã hội của các nước, trong đó văn hóa, giáo dục đào tạo là hướng
hợp tác trọng tâm và đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp trong lịch sử quan hệ ngoại
giao giữa các quốc gia.
Văn hóa giáo dục luôn là mục tiêu quan trọng trong xây dựng và phát triển
đất nước, luôn là vấn đề được Đảng và nhà nước quan tâm phát triển, ngay cả trong
thời kì đất nước có chiến tranh bảo vệ hòa bình. Quá trình quan hệ, hợp tác để phát
triển văn hóa giáo dục luôn được đề cao trong các hội nghị của Đảng và nhà nước.
Các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là Liên Xô không chỉ giúp đỡ chúng ta về kinh
tế, quân sự mà văn hóa, giáo dục luôn luôn là mục tiêu hàng đầu trong các chính
sách, điều khoản hợp tác giữa các nước. Các bên đều xác định chính giáo dục là
nguồn động lực thúc đẩy đào tạo nhân tài cho đất nước, giúp đất nước đi lên, chống
lại ngoại xâm, phát triển kinh tế. Lịch sử quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Liên
Xô đã được khá nhiều các chuyên gia, nhà nghiên cứu đề cập đến trong các sách,
báo, tạp chí, luận văn… nhưng nghiên cứu về hợp tác giữa Việt Nam với Liên Xô
trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục (1954 – 1975) vẫn chưa có công trình nào nghiên
cứu cụ thể, chú trọng nhiều.
6
Xuất phát từ nhận thức và thực tế trên, tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Hợp
tác Việt Nam và Liên Xô trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục (1954 – 1975)” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về đề tài hợp tác giữa Việt Nam và các nước Xã hội chủ nghĩa
đã có khá nhiều nghiên cứu. Song, hợp tác trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục giữa
Việt Nam với Liên Xô giai đoạn 1954 – 1975 là một đề tài còn nhiều khoảng trống
trong nghiên cứu, các tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ lưu trữ.
Tiêu biểu, đã có một số đề tài nghiên cứu chẳng hạn, bài viết Đào tạo cán bộ Việt
Nam ở Liên Xô – Vài nhận định ngắn của PGS. TS Lê Văn Thịnh (2/2012). Bài viết
đã bàn về hoạt động giúp đỡ đào tạo cán bộ Việt Nam của Liên Xô được hướng vào
trọng tâm là đào tạo các chuyên gia trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, khoa học kỹ thuật…nhằm giúp Việt Nam xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa.
Các hoạt động này được gia tăng phát triển mạnh mẽ trên cơ sở các hiệp định ký
kết giữa hai chính phủ.
Bên cạnh đó, bài viết của Thạc sĩ Trần Văn Hòa, Khoa Xây dựng Đảng, Sự
ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Bài viết đã bàn về chủ trương, Đường lối của Đảng trên
cơ sở đường lối vận động quốc tế, trong từng bước phát triển của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, nghiên cứu diễn biến tình hình, có biện pháp, giải pháp phù
hợp, hạn chế những yếu tố tiêu cực, tranh thủ mọi yếu tố có lợi, tích cực thuyết
phục, vận động các nước xã hội chủ nghĩa anh em đồng tình, giúp đỡ nhân dân Việt
Nam; đặt trọng tâm vào hai nước xã hội chủ nghĩa lớn là Liên Xô và Trung Quốc.
Liên quan đến đề tài này, đã có Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Hoài
Quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên Xô trong lĩnh vực đào tạo (1950-1991) qua tài
liệu lưu trữ đang bảo quản tại TTLTQGIII (2016). Luận văn đã chủ yếu trình bày,
thống kê, phân tích, nguồn tài liệu liên quan đến quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên
Xô trong lĩnh vực đào tạo và đánh giá giá trị của khối tài liệu này đối với công tác
nghiên cứu. Đồng thời luận văn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp đối với công
tác tổ chức khoa học tài liệu và phát huy giá trị khối tài liệu về quan hệ hợp tác Việt
Nam – Liên Xô tại Trung tâm trong thời gian tới.
7
Ngoài các công trình nghiên cứu và bài viết của các tác giả cụ thể nói trên về
quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Liên Xô còn phải kể đến các hoạt động công
bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ theo chuyên đề trong quan hệ hợp tác ngoại giao Việt -
Nga đang được lưu trữ tại hai quốc gia. Trực tiếp về quan hệ hợp tác đào tạo Việt
Nam – Liên Xô năm 2009, nhân kỉ niệm 59 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao
hai nước (30/01/1950-30/01/2009), Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Việt Nam
phối hợp với Cục Lưu trữ Liên bang Nga tổ chức Triển lãm với chủ đề “Hợp tác
Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo”. Gần 300 tài liệu, hình ảnh,
hiện vật được chọn lọc từ các Lưu trữ của Việt Nam, Liên bang Nga và của các cá
nhân đã từng học tập, công tác tại Liên bang Xô viết trước đây và Liên bang Nga
ngày nay. Trên cơ sở các tài liệu và hiện vật được trưng bày tại Triển lãm,
TTLTQGIII đã biên soạn thành cuốn sách “Hợp tác Việt Nam và Liên bang Nga
trong lĩnh vực đào tạo qua triển lãm tài liệu lưu trữ” được Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia – Sự thật xuất bản năm 2011. Cuốn sách giới thiệu đến bạn đọc các văn
bản ngoại giao kí kết hợp tác đào tạo công dân hai nước, hoạt động chuyên gia của
nhiều ngành nghề, lĩnh vực.
Như vậy, các công trình nghiên cứu, bài viết và ấn phẩm nêu trên đã hướng
tới việc giới thiệu về quan hệ hợp tác ngoại giao Việt Nam – Liên Xô nói chung
cũng như đã đi sâu làm rõ một số lĩnh vực hợp tác giữa các nước, trong đó có lĩnh
vực văn hóa, giáo dục – vấn đề nghiên cứu của tác giả trong đề tài này. Tuy nhiên
để đi sâu giới thiệu và làm rõ nội dung quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Liên Xô
trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục trong giai đoạn 1954 - 1975 cho đến nay chưa có
một tài liệu cụ thể nào đề cập tới. Những công trình đó là cơ sở để tôi kế thừa và
tham khảo nhằm hoàn thành tốt đề tài khóa luận của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện với hai mục tiêu chính sau:
Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ hợp tác văn hóa, giáo dục giữa Liên
Xô với Việt Nam nhằm làm sáng tỏ các giai đoạn phát triển, sự biến đổi trong quan
hệ hợp tác văn hóa, giáo dục giữa các nước, vai trò, nhiệm vụ, kết quả, thành tựu,
những khó khăn và triển vọng trong quan hệ hợp tác văn hóa, giáo dục giữa các
nước.
8
Ngoài ra, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, kế thừa những
mặt tích cực của mối quan hệ hợp tác văn hóa, giáo dục này. Đề xuất những điểm
mới trong hợp tác văn hóa, giáo dục giữa các nước cũng như tiếp thu những nền
giáo dục tiên tiến hiện đại trên thế giới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Hợp tác văn hóa, giáo dục giữa Liên Xô với Việt
Nam (1954-1975)
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Về phạm vi thời gian: Mốc bắt đầu được lựa chọn là 1954, mốc kết thúc là
mốc 30/04/1975.
- Về phạm vi không gian: Việt Nam, Liên Xô trong giai đoạn 1954 - 1975
5. Nguồn tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi sẽ sử dụng một số nguồn tư liệu tham khảo chính
sau đây:
Thứ nhất, nguồn tư liệu là các văn kiện ngoại giao gồm Hiệp định, kế
hoạch,… giữa hai nước.
Thứ hai, một số xuất bản phẩm nghiên cứu lịch sử ngoại giao Việt Nam,
quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên Xô bao gồm các cuốn sách: “Việt Nam – Liên
Xô – 30 năm quan hệ (1950-1980)” do Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcova và Nhà
xuất bản Sự thật, Hà Nội hợp tác xuất bản năm 1983; “Đối ngoại Việt Nam qua các
thời kì lịch sử (1945-2012)” của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013;
"Lịch sử giáo dục Việt Nam” của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm năm 2013 và
cuốn “Lịch sử ngoại giao Việt Nam 1945-2000” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia ấn hành năm 2015…
Thứ ba, các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết của các tác giả trên các
báo, tạp chí, kỷ yếu hội nghị khoa học, hội thảo chuyên đề liên quan đến quan hệ
Việt Nam – Liên Xô trong đó có nội dung hợp tác văn hóa, giáo dục giữa các nước.
Ngoài ra, còn có một số trang thông tin uy tín và kiểm định đúng về chất
lượng trên các web trong và ngoài nước.