Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
106
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1432

Hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng ngừa tội phạm tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy giữa Việt Nam và Lào

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

THÂN THỊ THU HIỆP

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG

PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TÀNG TRỮ, VẬN

CHUYỂN VÀ MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự. Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Kim Oanh

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận văn thạc sỹ “Hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng

ngừa tội phạm tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy giữa Việt

Nam và Lào” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học

của Ts Võ Thị Kim Oanh. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn

chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Thân Thị Thu Hiệp

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS Bộ luật hình sự

BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự

PCMT Phòng chống ma túy

TPMT Tội phạm ma túy

XHCN Xã hội chủ nghĩa

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân

TTATXH Trật tự an toàn xã hội

BĐBP Bộ đội biên phòng

CSĐT Cảnh sát điều tra

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:

1. Bảng 1. Kết quả đấu tranh năm 2008

2. Bảng 2. Kết quả đấu tranh năm 2009

3. Bảng 3. Kết quả đấu tranh năm 2010

4. Bảng 4. Kết quả đấu tranh năm 2011

5. Bảng 5. Kết quả đấu tranh năm 2012

6. Bảng 6. Kết quả đấu tranh6 tháng đầu năm 2013

7. Bảng 7. Số liệu, biểu đồ so sánh tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển,

mua bán trái phép chất ma túy trên tuyến Việt-Lào với các tuyến Việt-Trung,

VN-CPC, Hà Nội, TP.HCM

8. Bảng 8. Số liệu tỷ lệ tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma

túy với các tội phạm khác về ma túy

9. Bảng 9: Số liệu tỷ lệ tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma

túy với các tội phạm khác về ma túy

PHỤ LỤC 2:

1. Hình 1.1: Biểu đồ số vụ vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma

túy tuyến Việt – Lào qua các năm

2. Hình 2: Biểu đồ so sánh số vụ vận chuyển, mua bán, tàng trữ trái phép

chất ma túy tuyến Việt – Lào với tổng số vụ xảy ra trên cả nước

3. Hình 3: Đồ thị so sánh tuyến Việt – Lào với các tuyến khác năm 2008 và

năm 2012

4. Hình 4: So sánh số vụ tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy

trên tuyến Việt-Lào so với các tuyến khác trên cả nước

5. Hình 5: biểu đồ so sánh tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán

trái phép chất ma túy trên tuyến Việt-Lào với các tuyến Việt-Trung, VN-CPC,

Hà Nội, TP.HCM

6. Hình 6: Biểu đồ tỷ lệ tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma

túy với các tội phạm khác về ma túy

7. Hình 7:Biểu đồ tỷ lệ tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma

túy với các tội phạm khác về ma túy

8. Hình 8: Biểu đồ tỷ lệ khối lượng thuốc phiện tàng trữ, vận chuyển và mua

bán trái phép bị bắt giữ trên tuyến Việt-Lào so với cả nước

9. Hình 9: Biểu đồ tỷ lệ khối lượng heroin tàng trữ, vận chuyển và mua bán

trái phép bị bắt giữ trên tuyến Việt-Lào so với cả nước

10. Hình 10: Biểu đồ tỷ lệ số lượng MTTH dạng viên tàng trữ, vận chuyển và

mua bán trái phép bị bắt giữ trên tuyến Việt-Lào so với cả nước

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

CHƢƠNG 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG

HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN

VÀ MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY ......................................................6

1.1 Khái niệm chung về hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng ngừa tội

phạm tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy ...........................6

1.2. Nội dung và hình thức hợp tác quốc tế phòng ngừa tội phạm tàng trữ,

vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy giữa Việt Nam và Lào..................23

1.3. Cơ sở pháp lý của hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Lào trong hoạt

động phòng ngừa tội phạm tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất

ma túy .......................................................................................................................29

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT

ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN VÀ

MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO..........37

2.1. Tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm tàng trữ, vận chuyển

và mua bán trái phép chất ma túy từ Lào vào Việt Nam từ năm 2007 -

6/2013........................................................................................................................37

2.2. Thực trạng hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng ngừa tội phạm tàng

trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy giữa Việt Nam và Lào

(từ năm 1998 đến nay) ............................................................................................52

2.3. Nguyên nhân hạn chế hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng ngừa tội

phạm tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy giữa Việt

Nam và Lào..............................................................................................................61

CHƢƠNG 3: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP

TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM

TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN VÀ MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

GIỮA VIỆT NAM VÀ LÀO ..................................................................................65

3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng ngừa

tội phạm tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy giữa Việt

Nam và Lào..............................................................................................................65

3.2. Phƣơng hƣớng hợp tác quốc tế phòng ngừa tội phạm tàng trữ, vận

chuyển và mua bán trái phép chất ma túy giữa Việt Nam và Lào.....................73

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý có liên quan đến hợp tác quốc

tế đấu tranh phòng ngừa tội phạm tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái

phép chất ma túy giữa Việt Nam và Lào ..............................................................74

KẾT LUẬN..............................................................................................................83

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Báo cáo của đại diện Liên hợp quốc cho thấy, từ lâu các nước thuộc tiểu

vùng sông MêKông được mệnh danh là "Tam giác vàng" - một trong 3 trung tâm

sản xuất ma túy bất hợp pháp lớn nhất thế giới, là nguồn cung cấp hêrôin lớn thứ

hai trên thế giới, hiện nay đang được coi là điểm trung chuyển giữa các trung

tâm sản xuất ma túy ở Đông Á với các thị trường đang phát triển ở khu vực

Trung Đông. Khu vực “Tam giác vàng” còn là trung tâm chính về sản xuất và

buôn bán và sử dụng ma túy tổng hợp (ATS), với xu hướng ngày càng phức tạp;

tội phạm ma túy đang lợi dụng sự phát triển của ngành công nghiệp hóa chất để

tiến hành các hoạt động sản xuất, điều chế các loại ma túy tổng hợp bất hợp

pháp, sử dụng, buôn bán methamphetane dạng tinh thể đang có xu hướng gia

tăng mạnh mẽ.

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, gần khu vực Tam giác Vàng

(Myanma, Thái Lan, Lào) và Trăng Lưỡi Liềm Vàng (Thổ Nhĩ Kỳ, Apganistan,

Pakistan và Iran) là những điểm nóng về buôn bán và vận chuyển ma túy ở Châu

Á. Việt Nam nằm ở vị trí: phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía

Tây nam giáp Campuchia và phía Đông giáp biển Đông, với tổng số Km đường

biên giới trên bộ dài 4635 km, đường biên giới trên biển dài 3260 km.

Riêng Việt Nam và Lào có chung đường biên giới dài hơn 2.300km, trải dài

suốt 10 tỉnh biên giới của hai nước. Phần lớn tuyến biên giới giữa Việt Nam và

Lào đều đi qua núi và rừng rậm nhiệt đới; khu vực các cửa khẩu có độ cao trung

bình khoảng 500m, có nơi cao trên 1.000m. Giữa hai nước có những dãy núi cao

hình thành một đường biên giới tự nhiên, phía Bắc từ A Pa Chải trở xuống là dãy

Pu Xam Sẩu, phía Nam từ Thanh Hóa trở vào là dãy Trường Sơn. Một số đèo đã

trở thành các cửa khẩu nối liền hai nước, còn trên các đoạn biên giới khác, hầu

hết là núi non hiểm trở, đi lại khó khăn.

Do những đặc điểm về địa lý và áp lực về ma túy từ khu vực “Tam giác

vàng” nên dọc tuyến biên giới đường bộ, chạy qua 10 tỉnh của Việt Nam và 10

tỉnh của Lào trong những năm qua luôn được các cơ quan chức năng của cả 2

nước xác định là địa bàn trọng điểm, phức tạp về hoạt động của tội phạm ma túy

(TPMT).

2

Vấn nạn tàng trữ, vận chuyển và mua bán ma túy giữa hai nước đang là mặt

trận hết sức nóng bỏng. Mua bán các loại ma túy truyền thống và ma túy tổng

hợp vẫn diễn biến nghiêm trọng, đe dọa tới vấn đề an ninh, ổn định và phát triển

kinh tế của khu vực. Tội phạm ngày càng gia tăng vận chuyển ma túy trên các

tuyến trao đổi thương mại và hàng hóa hợp pháp, với thủ đoạn hết sức tinh vi,

manh động và phức tạp hơn.

Trong những năm tới, hoạt động của loại tội phạm ma túy xuyên quốc gia

vẫn còn diễn biến phức tạp. Bọn tội phạm lợi dụng chính sách mở cửa của Nhà

nước ta để vào Việt Nam lẩn trốn cũng như các đối tượng trong nước ra nước

ngoài câu kết hoạt động phạm tội. Hoạt động buôn bán, vận chuyển ma túy từ

nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại sẽ rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng.

Trước tình hình đó, để nâng cao hiệu quả đấu tranh PCMT giữa hai nước

Việt - Lào; thực tiễn cho thấy lợi ích của công tác hợp tác quốc tế phòng ngừa tội

phạm ma túy sẽ mang đến hiệu quả cao nhất.

Hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội phạm ma túy tạo điều kiện thuận

lợi cho hai nước đấu tranh có hiệu quả với những tổ chức tội phạm ma túy lớn,

xuyên quốc gia mà trong khuôn khổ từng nước không thể giải quyết được. Hợp

tác quốc tế cũng là cơ hội trao đổi thông tin, kinh nghiệm và các phương thức

đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy, cách tuyên truyền và vận động nhân

dân nâng cao ý thức về hiểm họa ma túy, các hình thức cai nghiện, phục hồi sức

khỏe cho người nghiện ma túy có hiệu quả... Hợp tác quốc tế cho phép tiết kiệm

được nguồn lực của mỗi quốc gia trong việc giải quyết tội phạm và tệ nạn ma

túy. Một cách khái quát, hợp tác quốc tế PCMT tạo nên sức mạnh tổng hợp

thông qua việc phát huy thế mạnh riêng của mỗi nước và sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn

nhau giữa các quốc gia.

Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng

ngừa tội phạm tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma túy giữa Việt

Nam và Lào” làm luận văn cao học để nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề phòng ngừa tội phạm tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép

chất ma túy đã được nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác

nhau. Một số luận văn Thạc sỹ ở trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

nghiên cứu tình hình tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma

túy như sau:

3

- Luận văn Thạc sỹ: " Đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy do

người chưa thành niên thực hiện tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả

Trần Trọng Dũng, năm 2000;

- Luận văn Thạc sỹ: " Đấu tranh phòng chống tội mua bán trái phép chất

ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Đoàn Thị Ngọc Hà,

năm 2007;

- Luận văn Thạc sỹ: " Hoạt động của Hải Quan trong đấu tranh phòng

chống tội vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh" của tác giả Nguyễn Quý Thắng năm 2009

- Luận văn thạc sỹ: Phòng ngừa tội tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái

phép chất ma túy do phạm nhân thực hiện tại các trại giam ở khu vực Đông Nam

bộ” của tác giả Nguyễn Quang Vũ, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

năm 2012

Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu này không khai thác ở góc độ hợp tác quốc

tế trong phòng chống tội phạm tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất

ma túy giữa Việt Nam và Lào. Vì vậy, trong thời gian qua chưa có nghiên cứu

toàn diện, chuyên sâu nào về vấn đề này để qua đó đề ra giải pháp góp phần

nâng cao hiệu quả trong hợp tác quốc tế nói chung và giữa hai nước Việt Nam -

Lào nói riêng trong phòng ngừa tội phạm tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái

phép chất ma túy.

Đề tài Hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng ngừa tội phạm tàng trữ, vận

chuyển và mua bán trái phép chất ma túy giữa Việt Nam và Lào không trùng lặp

với những công trình nghiên cứu đã có và có tính ứng dụng cao, đồng thời đề tài

có kế thừa những thành tựu đã đạt được của các công trình nghiên cứu có liên

quan.

3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu

a. Mục đích nghiên cứu

Tác giả đi sâu phân tích làm lý luận và thực trạng hợp tác quốc tế trong hoạt

động phòng ngừa tội phạm tàng trữ, vận chuyển và mua bán trái phép chất ma

túy giữa Việt Nam và Lào. Đánh giá tình hình tội phạm, nhu cầu hợp tác giữa hai

nước trong hoạt động phòng ngừa tội phạm ma túy để từ đó sẽ đề ra các giải

pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế giữa hai nước trong thời gian tới.

b. Đối tượng nghiên cứu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!