Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hợp nhất, sáp nhập ngân hàng - Nguyên nhân và những hệ quả của nó: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Thị Minh Hiếu
PREMIUM
Số trang
137
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1737

Hợp nhất, sáp nhập ngân hàng - Nguyên nhân và những hệ quả của nó: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Thị Minh Hiếu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

----------oo0oo----------

UYỄ Ị ẾU

Ợ Ấ , S Ậ

UYÊ Ữ QUẢ Ủ Ó

UẬ S Ế

– 2013

----------oo0oo----------

UYỄ Ị ẾU

Ợ Ấ , S Ậ

UYÊ Ữ QUẢ Ủ Ó

UẬ S Ế

CHUYÊN NGÀNH Ế – NGÂN HÀNG

à S 60.31.12

Ẫ : S. Ê Ẩ Ơ

. – 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của

mình, cụ thể:

Tôi tên là: NGUYỄN THỊ MINH HIẾU

Sinh ngày 30 tháng 8 năm 1987 tại TP.Hồ Chí Minh

Quê quán: TP.Hồ Chí Minh

Hiện cư ngụ tại: 46 B đường số 2, Cư xá Lữ Gia, P.15, Q.11, TP. Hồ Chí

Minh

Hiện công tác tại: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn.

Là học viên cao học khóa 13 của Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí

Minh

Mã số học viên: 020113110077

Cam đoan đề tài: “Hợp nhất, sáp nhập ngân hàng – Nguyên nhân và

những hệ quả của nó”

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thẩm Dương

Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.

Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có

tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ

nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú

thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.

TP.HCM, ngày 15 tháng 05 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Hiếu

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐCTC Định chế tài chính

HĐQT Hội đồng quản trị

NHNN Ngân hàng Nhà Nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTW Ngân hàng Trung ương

TCTD Tổ chức tín dụng

ACB Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Ngân hàng

thương mại cổ phần Á Châu

AMC Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

DATC Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng của

doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính

Eximbank, EIB Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Ngân hàng

thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam

FDIC Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ

Ficombank Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Ngân hàng

thương mại cổ phần Đệ Nhất

Habubank, HBB Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Ngân hàng

thương mại cổ phần Nhà Hà Nội

M&A (Mergers & Acquisitions) Hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua bán công ty,

ngân hàng

OTC Thị trường chứng khoán phi tập trung

PR Quan hệ công chúng

Sacombank Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Ngân hàng

thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

SCB Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Ngân hàng

thương mại cổ phần Sài Gòn

SeABank Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Ngân hàng

thương mại cổ phần Đông Nam Á

SHB Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Ngân hàng

thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

Southernbank, PNB Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Ngân hàng

thương mại cổ phần Phương Nam

TinNghiaBank Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Ngân hàng

thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa

USD Đô la Mỹ

VND Đồng Việt Nam

VAFI Hiệp Hội các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam

doanh nghiệp của Bộ Tài Chính

VAMC Công ty quản lý tài sản do NHNN quản lý (dự

kiến sẽ thành lập trong năm 2013)

VIB Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Ngân hàng

thương mại cổ phần Quốc tế

Vietcombank, VCB Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Ngân hàng

thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam

Vietinbank Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Ngân hàng

thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Vinashin Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Tập đoàn Công

nghiệp Tàu thủy Việt Nam

VNBA Tên viết tắt bằng Tiếng Anh của Hiệp hội ngân

hàng Việt Nam

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH

Trang

Bảng 2.1 – Các thương vụ M&A giữa ngân hàng Việt và ngân hàng nước ngoài ...40

Bảng 2.2 – Nợ xấu của các ngân hàng cuối quý I/2013 và cuối năm 2012..............50

Bảng 2.3 – Các thông tin tài chính cơ bản của ba ngân hàng trước hợp nhất...........61

Bảng 2.4 – So sánh các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của SCB trước và sau hợp nhất .63

Bảng 2.5 – Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của SCB năm 2013 ................................66

Bảng 2.6 – Tỷ lệ thay đổi số dư của các nhóm nợ trước và sau thương vụ sáp nhập

của SHB ....................................................................................................................72

Bảng 2.7 – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2012 của SHB hậu

sáp nhập.....................................................................................................................76

Biểu đồ 2.1 – Biểu đồ biểu diễn sự tác động giữa tỷ lệ nợ xấu bình quân với khả

năng sinh lợi của NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 ................................51

Biểu đồ 2.2 – Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của SCB ................................................65

Biểu đồ 2.3 – Cơ cấu cho vay theo nhóm nợ của SCB.............................................65

Biểu đồ 2.4 – Cơ cấu nợ xấu của SHB năm 2012 so với năm 2011.........................72

Biểu đồ 3.1 – Cơ cấu tỷ trọng nợ xấu của một số ngành (đơn vị: %).....................103

Hình 1.1 – Mô tả chức năng trung gian tín dụng của NHTM.....................................2

Hình 1.2 – Mô tả chức năng trung gian thanh toán của NHTM .................................3

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HỢP NHẤT, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG............... 1

1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................................................... 1

1.1.1. Vai trò của ngân hàng thương mại................................................................... 1

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại .............................................................. 1

1.1.1.2. Đặc điểm kinh doanh và vai trò của ngân hàng thương mại ..................... 1

1.1.2. Sự phát triển của ngân hàng thương mại ......................................................... 4

1.1.2.1. Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại ...................................................... 4

1.1.2.2. Các phương thức phát triển kinh doanh ngân hàng thương mại.............. 8

1.2. HỢP NHẤT, SÁP NHẬP ................................................................................. 9

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và bản chất ..................................................................... 9

1.2.2. Nguyên nhân hợp nhất, sáp nhập ngân hàng ................................................. 11

1.2.3. Nguyên tắc hợp nhất, sáp nhập, mua lại ngân hàng....................................... 12

1.2.4. Các loại hợp nhất, sáp nhập, mua lại ngân hàng............................................ 13

1.2.5. Các bước kỹ thuật hợp nhất, sáp nhập ngân hàng.......................................... 14

1.2.5.1. Các bước kỹ thuật hợp nhất ngân hàng ................................................... 14

1.2.5.2. Các bước kỹ thuật sáp nhập ngân hàng ................................................... 18

1.2.6. Các lợi ích và rủi ro khi hợp nhất, sáp nhập ngân hàng................................. 24

1.2.7. Hệ quả của các thương vụ hợp nhất, sáp nhập ngân hàng ............................. 26

1.2.7.1. Xét về mặt tích cực ................................................................................... 26

1.2.7.2. Xét về mặt tiêu cực ................................................................................... 28

1.3. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ HỢP NHẤT, SÁP NHẬP NGÂN

HÀNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI............................................... 29

1.3.1. Một số vụ M&A ngân hàng điển hình trên thế giới....................................... 29

1.3.2. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ............................................................................... 30

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam............................................................... 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................ 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỢP NHẤT, SÁP NHẬP CỦA

HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM.............................................................. 36

2.1. BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ

THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM..................................................................... 36

2.1.1. Sơ lược về các hoạt động M&A trong nền kinh tế Việt Nam ....................... 36

2.1.2. Bối cảnh kinh tế và thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam36

2.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC HỢP NHẤT, SÁP NHẬP NGÂN

HÀNG TẠI VIỆT NAM ......................................................................................... 39

2.2.1. Nâng cao sức mạnh toàn diện của ngân hàng ................................................ 39

2.2.2. Tình hình tài chính bất ổn .............................................................................. 41

2.2.2.1. Tâm lý ỷ lại của các NHTM vào sự bảo trợ của NHNN .......................... 42

2.2.2.2. Sự quản trị không tốt của các NHTM....................................................... 43

2.2.2.3. Áp lực của Chính phủ buộc các NHTM tăng vốn..................................... 45

2.2.3. Nhà nước chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng phù hợp với xu hướng

của thế giới................................................................................................................ 47

2.3. NGUYÊN NHÂN LÀM CHẬM QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP NHẤT,

SÁP NHẬP NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM........................................................ 47

2.3.1. Khung pháp lý cho hoạt động M&A ngân hàng chưa hoàn chỉnh ................ 47

2.3.2. Hệ thống thông tin thị trường chưa minh bạch .............................................. 48

2.3.3. Tư duy và truyền thông về hợp nhất, sáp nhập ngân hàng chưa tốt .............. 49

2.3.4. Tình trạng nợ xấu nghiêm trọng .................................................................... 50

2.3.5. Sự thiếu hợp tác từ phía cổ đông lớn của các ngân hàng yếu kém................ 51

2.3.6. Hoạt động môi giới chuyên nghiệp về M&A còn thiếu và kém hiệu quả ..... 52

2.3.7. Công tác thanh tra, giám sát của NHNN chưa thường xuyên và hiệu quả .... 52

2.4. HỆ QUẢ CỦA CÁC THƯƠNG VỤ HỢP NHẤT, SÁP NHẬP NGÂN

HÀNG TẠI VIỆT NAM ......................................................................................... 53

2.4.1. Xét về mặt tích cực ........................................................................................ 54

2.4.1.1. Những hệ quả tích cực đối với nền kinh tế và xã hội ............................... 54

2.4.1.2. Những hệ quả tích cực đối với các bên tham gia thương vụ.................... 60

2.4.2. Xét về mặt tiêu cực ........................................................................................ 69

2.4.2.1. Những hệ quả tiêu cực đối với nền kinh tế và xã hội ............................... 69

2.4.2.2. Những hệ quả tiêu cực đối với các bên tham gia thương vụ.................... 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................ 77

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VÀ CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG HỢP

NHẤT, SÁP NHẬP CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM.................. 78

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC HỢP NHẤT, SÁP NHẬP CỦA HỆ

THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM..................................................................... 78

3.1.1. Định hướng phát triển của hệ thống các TCTD Việt Nam đến năm 2020 .... 78

3.1.2. Chiến lược hợp nhất, sáp nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam............... 79

3.1.2.1. Mục tiêu .................................................................................................... 79

3.1.2.2. Nội dung thực hiện ................................................................................... 80

3.1.2.3. Thời gian thực hiện................................................................................... 82

3.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VÀ CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG HỢP NHẤT, SÁP

NHẬP CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM........................................ 82

3.2.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy hợp nhất, sáp nhập ngân hàng diễn ra nhanh chóng

................................................................................................................................... 82

3.2.1.1. Thay đổi tư duy về hoạt động hợp nhất, sáp nhập ngân hàng ................. 82

3.2.1.2. Tìm đối tác có triết lý kinh doanh phù hợp với ngân hàng đề nghị ......... 83

3.2.1.3. Chủ động minh bạch hóa thông tin tài chính ........................................... 84

3.2.1.4. Sử dụng các công ty tư vấn, môi giới hoạt động hợp nhất, sáp nhập ...... 85

3.2.2. Nhóm giải pháp cải tiến giúp hậu hợp nhất, sáp nhập ngân hàng thành công...

................................................................................................................................... 86

3.2.2.1. Nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật trong quá trình hợp nhất, sáp nhập

ngân hàng ............................................................................................................... 86

3.2.2.2. Lựa chọn thương hiệu và chiến lược Marketing hậu hợp nhất, sáp nhập90

3.2.2.3. Tổ chức, sắp xếp lại nhân sự hậu hợp nhất, sáp nhập ngân hàng ........... 92

3.2.2.4. Dàn xếp sự khác biệt về văn hóa doanh nghiệp hậu hợp nhất, sáp nhập 93

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ

NƯỚC ĐỂ HỖ TRỢ THÚC ĐẨY, CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG HỢP NHẤT,

SÁP NHẬP CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ............................... 95

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ................................................................................ 95

3.3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam95

3.3.1.2. Minh bạch hóa hệ thống thông tin thị trường tại Việt Nam................... 101

3.3.1.3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong công tác xử lý nợ xấu và những

tiêu cực từ vấn đề sở hữu chéo............................................................................. 101

3.3.1.4. Khuyến khích các công ty tư vấn, môi giới hoạt động M&A phát triển một

cách có hệ thống và toàn diện.............................................................................. 106

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ............................................................ 106

3.3.2.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo hệ thống ngân hàng Việt Nam trong định

hướng và lộ trình thúc đẩy hoạt động M&A ....................................................... 106

3.3.2.2. Tăng cường và cải tiến chất lượng công tác thanh tra, giám sát ngân

hàng bao gồm hoạt động M&A............................................................................ 110

3.3.2.3. Đẩy mạnh truyền thông về M&A ngành ngân hàng............................... 111

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................... 112

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Xét về mặt lý luận: Trên thế giới, M&A nói chung hay hợp nhất, sáp nhập

ngân hàng nói riêng là một hoạt động rất phổ biến, một xu thế tất yếu. Vì vậy, Việt

Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế ấy do đã hội nhập sâu rộng với thế giới.

Tuy nhiên, lý luận về hoạt động này vẫn còn chưa đầy đủ và hoàn chỉnh.

Xét về mặt thực tiễn: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy

thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 – 2009 đã tác động đến nền kinh tế và hệ thống

ngân hàng Việt Nam. Những hạn chế, bất ổn của hệ thống ngân hàng ngày càng bộc

lộ rõ hơn. Suốt thập niên qua, hệ thống đó đã bùng nổ về số lượng nhưng không đi

kèm với chất lượng, hoạt động tồn tại nhiều yếu kém và quy mô vốn còn khá nhỏ so

với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Do đó, việc tái cấu trúc hệ thống

ngân hàng là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng xuất phát

từ tái cơ cấu từng ngân hàng đơn lẻ, trong đó có rất nhiều phương diện cần tái cơ

cấu như tái cơ cấu vốn, hoạt động, nhân sự, công nghệ, v.v… M&A nói chung hay

hợp nhất, sáp nhập nói riêng chính là phương thức chủ yếu để tái cơ cấu vốn cho

ngân hàng, đồng thời góp phần tái cấu trúc các mảng còn lại. Chính phủ cũng như

Ngân hàng Nhà nước đã quan tâm và xem đây là giải pháp nổi bật giúp tái cấu trúc

hệ thống ngân hàng, từ đó khuyến khích và chính thức áp dụng tại Việt Nam thông

qua việc ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, điều chỉnh hoạt

động này.

Do tính thời sự và cấp thiết của vấn đề vừa nêu trong bối cảnh nền kinh tế

hiện tại của chúng ta, tác giả đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “HỢP

NHẤT, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG – NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG HỆ QUẢ

CỦA NÓ” hầu mong có thể đóng góp phần nào cho nỗ lực củng cố và phát triển hệ

thống ngân hàng, trái tim của nền kinh tế quốc gia.

2. Mục đích nghiên cứu

 Mục đích nghiên cứu: Nhằm mục đích hỗ trợ tích cực cho các ngân

hàng thương mại Việt Nam thực hiện thành công quá trình hợp nhất, sáp nhập trong

bối cảnh kinh tế hiện tại của quốc gia để phù hợp với xu hướng phát triển của thế

giới, luận văn đã đề ra các mục tiêu nghiên cứu sau:

 Lý luận về hợp nhất, sáp nhập ngân hàng: Hệ thống hóa các vấn đề lý

thuyết cơ bản liên quan đến ngân hàng thương mại, vai trò và sự phát triển; các lý

luận chi tiết về hợp nhất, sáp nhập ngân hàng, đồng thời đúc kết ra những bài học

quý báu về hoạt động này để áp dụng thành công tại Việt Nam.

 Thực trạng hoạt động hợp nhất, sáp nhập của hệ thống ngân hàng Việt

Nam: Tìm hiểu, phân tích rồi đánh giá thực trạng này lần lượt qua các tiểu mục sau:

+ Bối cảnh nền kinh tế và thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng;

+ Nguyên nhân dẫn đến việc hợp nhất, sáp nhập ngân hàng;

+ Nguyên nhân làm chậm quá trình hợp nhất, sáp nhập ngân hàng;

+ Hệ quả của các thương vụ hợp nhất, sáp nhập ngân hàng xét về mặt

tích cực lẫn tiêu cực đối với nền kinh tế, xã hội nói chung và đối với các ngân hàng

tham gia nói riêng.

 Giải pháp thúc đẩy và cải tiến hoạt động hợp nhất, sáp nhập của hệ

thống ngân hàng Việt Nam: Trên cơ sở lý luận, thực trạng vừa nghiên cứu và định

hướng chiến lược hợp nhất, sáp nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm

2020, tác giả đưa ra hai nhóm giải pháp (nhóm giải pháp thúc đẩy và nhóm giải

pháp cải tiến). Để các giải pháp này khả thi khi áp dụng vào thực tiễn, tác giả đề

xuất một số kiến nghị hành động với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

 Đóng góp mới của luận văn: Đề xuất với Chính phủ về việc khuyến

khích các công ty tư vấn, môi giới hoạt động M&A phát triển một cách có hệ thống,

toàn diện và thành công hơn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hai trong số ba hoạt động cơ bản của M&A ngân hàng trong hệ thống ngân

hàng Việt Nam: hoạt động hợp nhất ngân hàng và hoạt động sáp nhập ngân hàng,

còn hoạt động thứ ba là mua bán ngân hàng không thuộc đối tượng và phạm vi

nghiên cứu của đề tài.

Thời gian nghiên cứu: Luận văn chủ yếu nghiên cứu trong khoảng thời gian

từ năm 2011 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã vận dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: thống

kê, tổng hợp, so sánh, phân tích,…

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Vận dụng các phương pháp nghiên cứu, kết hợp với kiến thức của bản thân

cùng với các thông tin, số liệu thu thập được, tác giả đã thực hiện đề tài “HỢP

NHẤT, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG – NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG HỆ QUẢ

CỦA NÓ”. Trên cơ sở lý luận, thực trạng hoạt động hợp nhất, sáp nhập của hệ

thống ngân hàng Việt Nam được phân tích, đánh giá khá chi tiết và toàn diện. Từ

đó, bộ giải pháp hữu ích, khả thi, mang tính thực tiễn cao dành cho các ngân hàng

thương mại được tác giả đưa ra nhằm thúc đẩy và cải tiến hoạt động hợp nhất, sáp

nhập này. Thêm vào đó là những kiến nghị được tác giả đề xuất với Chính phủ và

Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại thực hiện thành

công bộ giải pháp vừa nêu.

6. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính

của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận về hợp nhất, sáp nhập ngân hàng.

Chương 2: Thực trạng hoạt động hợp nhất, sáp nhập của hệ thống ngân hàng

Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp thúc đẩy và cải tiến hoạt động hợp nhất, sáp nhập của

hệ thống ngân hàng Việt Nam.

1

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ HỢP NHẤT, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG

1.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Vai trò của ngân hàng thương mại

1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại

Khái niệm về ngân hàng thương mại (NHTM) thường được tiếp cận theo nhiều

cách khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Cụ thể ở Mỹ,

NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động

trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Riêng ở Ấn Độ, NHTM là cơ sở nhận các

khoản ký thác để cho vay, tài trợ đầu tư. Còn tại Việt Nam, NHTM là loại hình ngân

hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng (bao gồm huy động vốn dưới mọi

hình thức; cho vay ngắn, trung, dài hạn; chiết khấu chứng từ có giá; bao thanh toán;

cho thuê tài chính; thấu chi; cho vay trả góp; cho vay tiêu dùng và cung cấp mọi dịch

vụ ngân hàng khác) và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Tuy nhiên, giữa những khái niệm vừa nêu đều có một điểm tương đồng là dựa

vào chức năng, phương thức hoạt động của NHTM. Do đó, một khái niệm chung về

NHTM được đưa ra cụ thể như sau NHTM là một định chế tài chính (ĐCTC) trung

gian tiêu biểu, được đặc trưng bởi hình thức hoạt động kinh doanh tiền tệ. Hoạt động

chủ yếu của nó là thu hút vốn thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết

kiệm và những khoản tiền gửi khác từ các chủ thể kinh tế; rồi dùng nguồn vốn này để

cấp tín dụng và đầu tư tài chính trên thị trường. Đồng thời, nó còn cung ứng dịch vụ

trung gian thanh toán. Vì vậy, NHTM luôn đóng vai trò quan trọng giúp khơi thông

nguồn vốn nhàn rỗi, đáp ứng nhu cầu đầu tư và góp phần đảm bảo cho sự vận hành

nhịp nhàng, hiệu quả của nền kinh tế.

1.1.1.2. Đặc điểm kinh doanh và vai trò của ngân hàng thương mại

 Đặc điểm kinh doanh:

NHTM kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng thông qua hoạt động huy động

vốn để cho vay kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra; thực hiện các

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!