Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1954

Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ NHƢ TRANG

HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

CÓ ĐIỀU KIỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ NHƢ TRANG

HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN

CÓ ĐIỀU KIỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ

Mã số: 60380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

TS. LÊ MINH HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là một công trình nghiên cứu của riêng

tôi, các số liệu trong luận văn trung thực, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn

chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Họ và tên tác giả

Trần Thị Nhƣ Trang

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI

SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN 5

1.1. Khái niệm, phân loại điều kiện trong hợp đồng có điều kiện 5

1.1.1. Khái niệm điều kiện trong hợp đồng có điều kiện 5

1.1.2. Đặc điểm của điều kiện trong hợp đồng có điều kiện 8

1.1.3. Khái niệm hợp đồng dân sự có điều kiện 16

1.1.4. Các loại điều kiện trong hợp đồng có điều kiện 18

1.2. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện 22

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng tặng cho tài sản 22

1.2.2. Khái niệm điều kiện trong tặng cho có điều kiện và hợp đồng tặng

cho tài sản có điều kiện 24

1.2.3. Đặc điểm của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện 26

1.3. Mối quan hệ giữa thời điểm giao kết, việc thực hiện nghĩa vụ là

điều kiện và hiệu lực của hợp đồng tặng cho có điều kiện 29

1.3.1. Thời điểm giao kết hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện dưới tác

động của điều kiện 29

1.3.2. Hiệu lực của hợp đồng tặng cho dưới tác động của điều kiện 31

Kết luận Chương 1 40

CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG

CHO TÀI SẢN CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN

THIỆN 41

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có

điều kiện 41

2.1.1. Bất cập của thực tiễn xét xử trong việc xác định điều kiện trong hợp

đồng tặng cho có điều kiện 41

2.1.2. Việc đánh giá tính hợp pháp của điều kiện trong hợp đồng tặng cho 45

2.1.3. Vướng mắc trong việc đánh giá yếu tố lỗi trong việc không

thực hiện điều kiện và đối với hậu quả việc tặng cho 49

2.1.4. Vướng mắc trong việc xác định tính chất của loại điều kiện

(làm phát sinh hiệu lực hay hủy bỏ hay để đòi lại tài sản) để

từ đó xác định hiệu lực của hợp đồng tặng cho có điều kiện 53

2.1.5. Bất cập trong việc xử lý vấn đề sở hữu tài sản tặng cho

trong mối quan hệ với việc thực hiện điều kiện của hợp

đồng và hiệu lực của hợp đồng tặng cho 57

2.2. Hƣớng hoàn thiện các quy định của pháp luật về tặng cho tài

sản có điều kiện 67

2.2.1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định trong Bộ luật dân

sự về tặng cho tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản có điều

kiện và điều kiện của hợp đồng nói riêng 68

2.2.2. Khắc phục sự mâu thuẫn của các ngành luật liên quan đến

thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng, thời điểm phát

sinh quyền sở hữu 74

2.2.3. Hoàn thiện pháp luật về đăng ký, đặc biệt là có quy định cụ

thể về việc đăng ký đối với giao dịch có điều kiện nói chung

và tặng cho có điều kiện nói riêng 77

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong số các hình thức để chuyển quyền sở hữu tài sản, hợp đồng tặng cho tài

sản là một giao dịch dân sự phổ biến. Hợp đồng tặng cho tài sản vốn được xem là

một nội dung pháp lý phức tạp trong chế định hợp đồng và hợp đồng tặng cho tài

sản có điều kiện lại càng phức tạp hơn khi các bên tham gia còn đưa thêm điều kiện

nhằm mục đích làm phát sinh hay chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Có thể thấy rằng, việc tặng cho tài sản thường được giao kết và thực hiện trên

tình cảm, sự quen biết, tinh thần tương thân tương ái giữa các bên tham gia quan hệ

hợp đồng. Trong mối quan hệ này, thường chỉ là một bên (bên tặng cho) có nghĩa

vụ và không có sự đền bù ngang giá theo quy luật giá trị. Tuy nhiên, cùng với sự

phát triển của đời sống kinh tế xã hội, mặc dù việc tặng cho vẫn thường dựa trên

mối liên hệ gia đình, thân thích hoặc quan hệ tình cảm giữa các bên, người tặng cho

không yêu cầu người thụ nhận phải đền bù ngang giá đối với tài sản tặng cho,

nhưng có thể người tặng cho sẽ yêu cầu người được tặng cho thực hiện nghĩa vụ,

hay làm một việc gì đó, và đây được coi là điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp

đồng. Chẳng hạn trong nhiều trường hợp, bên tặng cho là người sở hữu tài sản có

giá trị như nhà ở, xe ô tô, vàng, kim khí quý đá quý, nhưng lại có hoàn cảnh neo

đơn, không có người thân để nương tựa, nhờ vả cũng không có ai chăm sóc khi tuổi

già, sức yếu là nhu cầu chính đáng và hợp pháp.

Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực nêu trên, Bộ luật Dân sự

Việt Nam năm 2005 đã quy định về loại hợp đồng tặng cho đặc biệt này. Nhưng vấn

đề này chỉ được quy định duy nhất tại một điều luật chưa đủ sức để điều chỉnh hết

các vấn đề phức tạp về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện, đồng thời, cách quy

định có nhiều điểm còn bất cập, chưa phản ánh hết các vấn đề pháp lý phức tạp của

hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện, thiếu tính khả thi, chưa bảo vệ tốt quyền, lợi

ích hợp pháp của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng cũng như trong quá

trình giải quyết tranh chấp đối với loại hợp đồng này. Thực tiễn áp dụng pháp luật

để giải quyết tranh chấp về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện có nhiều vướng

mắc. Thực tế cho thấy rằng các tranh chấp về hợp đồng tặng cho tài sản có điều

kiện diễn ra rất phức tạp, có không ít vụ án phải xét xử nhiều lần với nhiều cấp xét

xử khác nhau, nhưng quan điểm giải quyết không thống nhất, thậm chí trái ngược

nhau gây nên nhiều tranh luận, bàn cãi.

2

Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về hợp đồng tặng

cho tài sản có điều kiện để làm rõ cơ sở lý luận về “điều kiện tặng cho”, thời điểm

có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện, trên cơ sở nghiên cứu thực

tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án đối với loại hợp đồng này là một trong những

yêu cầu cấp thiết của khoa học pháp lý. Với lý do trên, tác giả chọn “Hợp đồng

tặng cho tài sản có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam” làm đề tài

nghiên cứu luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.

Ở Việt Nam, vấn đề về hợp đồng nói chung và hợp đồng tặng cho nói riêng đã

được một số nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau

như: Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án,

NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010 (tác phẩm này chuyên sâu bình luận những

bản án đã được công bố liên quan đến các khía cạnh pháp lý của chế định hợp đồng,

tại tác phẩm này tác giả chỉ đề cập đến giao dịch dân sự có điều kiện và khái quát sơ

về “điều kiện” trong giao dịch có điều kiện); Nguyễn Hải An, Pháp luật về tặng cho

quyền sử dụng đất tại Việt Nam, NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, (tác phẩm

này nghiên cứu chủ yếu về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất trong đó có nêu sơ

lược về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện); Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các

hợp đồng thông dụng trong Luật Dân sự Việt Nam, Nxb.Trẻ, Thành phố Hồ Chí

Minh, 2001; Nguyễn Mạnh Bách, Luật Dân sự Việt Nam lược giải-các hợp đồng

dân sự thông dụng, Nxb.Chính trị quốc gia, 1997; Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định

hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005, Nxb.Tư pháp, 2007. Những tác phẩm này lại

không đề cập đến hợp đồng tặng cho tài sản cũng như hợp đồng tặng cho tài sản có

điều kiện.

Riêng vấn đề về điều kiện trong hợp đồng có điều kiện được cũng được một số

nhà nghiên cứu đề cập đến trong một số bài viết, tác phẩm như: trong Luận án tiến

sỹ luật học, “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” của tác

giả Lê Minh Hùng; trong bài viết “Về “điều kiện” trong hợp đồng có điều kiện” trên

Tạp chí Luật học, số 2/1998; “Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng” trên Báo Pháp

luật Việt Nam, Số chuyên đề 01 tháng 11/2004; “Giao kết hợp đồng – Một số vấn

đề lý luận và thực tiễn ” của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh trong sách chuyển khảo

“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay”;

“Bản chất của hợp đồng tặng cho” của tác giả Dương Anh Sơn trên Tạp chí Khoa

học pháp lý, số 4(47)/2008…

3

Qua tìm hiểu của tác giả thì hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu một

cách cơ bản, hệ thống và chuyên sâu về vấn đề hợp đồng tặng cho tài sản có điều

kiện.

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Tặng cho tài sản có điều kiện là một vấn đề phức tạp, có thể được nghiên cứu

dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong phạm vi luận văn Thạc sĩ luật học, tác giả chỉ

tập trung nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của điều kiện trong giao dịch, hợp đồng

có điều kiện và trong hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện, đặc điểm của hợp

đồng tặng cho có điều kiện (thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng, phát sinh sở

hữu tài sản tặng cho trong mối liên hệ với việc thực hiện điều kiện của hợp đồng

tặng cho). Luận văn không nghiên cứu về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân

sự.

4. Mục đích nghiên cứu đề tài.

Việc nghiên cứu nhằm để làm rõ bản chất pháp lý của điều kiện trong hợp

đồng tặng cho, của loại hợp đồng tặng cho có điều kiện. Từ đó, tìm ra những điểm

thiếu sót, chưa phù hợp hay còn gây tranh cãi về vấn đề này. Đồng thời, trên cơ sở

nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến hợp đồng tặng cho tài sản có

điều kiện để đánh giá lại sự phù hợp của các quy định pháp luật có liên quan đến

tặng cho có điều kiện để đề xuất kiến nghị hoàn thiện chế định này.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác

- Lê-nin, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp

phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp… để thực hiện đề tài.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn là công trình nghiên cứu cơ bản, có tính hệ thống về vấn đề tặng cho

có điều kiện. Các kiến nghị của tác giả Luận văn nếu được các cơ quan có thẩm

quyền nghiên cứu, tiếp thu sẽ góp phần giải quyết những vướng mắc về lý luận,

những bất cập của các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn giải quyết các

tranh chấp liên quan đến tặng cho có điều kiện nói riêng và giao dịch, hợp đồng có

điều kiện nói chung. Bên cạnh đó, Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho giảng

viên, sinh viên, những người làm công tác thực tiễn và những người quan tâm đến

vấn đề điều kiện trong hợp đồng giao dịch, hợp đồng tặng cho có điều kiện.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!