Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hợp đồng kinh tế trong điều kiện cơ chế quản lý kinh tế hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
36
Kích thước
270.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1680

Hợp đồng kinh tế trong điều kiện cơ chế quản lý kinh tế hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI NÓI ĐẦU

Bất kỳ một hình thái kinh tế nào, việc phát triển nền kinh tế là một trong

những vấn đề cốt lõi thúc đẩy xã hội đó đi lên cũng như đảm bảo cho chế độ đó

tồn tại là phát triển do vậy mục tiêu phát triển nền kinh tế là rất quan trọng

(6/1986).

Trong văn kiện Đại hội Đảng VI (6/1986) đã đề ra: "Giai đoạn này là giai

đoạn phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị

trường, có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN" và hàng loạt các

văn bản pháp luật đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đã được Nhà nước ta ban

hành, trong đó có pháp luật HĐKT được Hội đồng Nhà nước ban hành (nay là

UBTVQH) thông qua ngày 25/9/1989. Có hiệu lực từ ngày 19/9/1989. Có thể

nói với tư cách là kiến trúc thượng tầng, pháp lệnh HĐKT năm 1989 đã có

những đóng góp tích cực trong công cuộc xoá bỏ cơ chế kinh tế cũ thiết lập cơ

chế kinh tế mới, là sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta. Cho đến nay

chúng ta đã đi qua một chặng đường phát triển hơn mười năm và đã có nhiều

thay đổi trong nền kinh tế và hệ thống pháp luật. Mặt khác, các quan hệ kinh tế

đang ngày càng trở nên đa dạng hoá và phức tạp khiến cho nhiều quy định pháp

lệnh HĐKT và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành trở nên không còn phù

hợp. Bên cạnh đó sự ra đời của nhiều văn bản pháp luật quan trọng đã xuất hiện

nhiều điểm không thống nhất với nhau như Bộ Luật dân sự và Luật Thương mại.

Nó làm giảm hiệu quả việc điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội

và còn một số vấn đề mâu thuẫn trong HĐKT.

Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật nói chung mà trước hết là

hệ thống pháp luật về kinh tế nói riêng có vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lý nhất

định và là hành lang cho các chủ thể kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đồng thời pháp luật là công cụ để quản lý nền kinh tế.

1

Với công cuộc đổi mới nền kinh tế như hiện nay cũng như đổi mới pháp

luật về HĐKT em đã chọn đề tài: "Hợp đồng kinh tế trong điều kiện cơ chế

quản lý kinh tế hiện nay".

Bằng phương pháp luận CNXHKH, phương pháp duy vật biện chứng, duy

vật lịch sử cùng với một số phương pháp nghiên cứu so sánh phân tích, sẽ cố

gắng chỉ ra những quan điểm bất cập trong pháp luật HĐKT hiện hành và một

số kiến nghị đối với việc sửa đổi pháp luật về HĐKT.

Trên cơ sở đó bản báo cáo này tập trung vào những vấn đề sau:

- Khái quát pháp luật về HĐKT;

- Yêu cầu đổi mới pháp luật về HĐKT;

- Đổi mới pháp luật về HĐKT.

Tuy nhiên đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng đây là

một đề tài khó, đòi hỏi người nghiên cứu phải có trình độ hiểu biết rộng về mọi

lĩnh vực liên quan đến HĐKT. Với trình độ còn hạn hẹp của một sinh viên, chắc

chắn bản báo cáo này sẽ còn nhiều thiết sót,... Vì vậy rất mong các thầy cô giáo

và các bạn sẽ bổ sung thêm ý kiến cùng tôi để hoàn thiện nội dung đề tài này.

2

Chương I

KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP

ĐỒNG KINH TẾ Ở NƯỚC TA

Pháp luật về HĐKT nói riêng hay hợp đồng nói chung không phải đương

nhiên mà có, mà nó phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài của quan hệ

kinh tế. Ban đầu, hợp đồng biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người giữ

hàng hoá tồn tại một cách khách quan, sau đó mối quan hệ kinh tế đó trở thành

một quan hệ pháp luật khi được pháp luật tác động vào. Do đó để tìm hiểu sự ra

đời của HĐKT cần tìm hiểu sự ra đời của hợp đồng nói chung (hay chính là Hợp

đồng dân sự).

Hợp đồng không xuất hiện ngay từ khi có con người, mà phần lớn qua

những bước phát triển nhất định thì mới có đủ điều kiện cho sự ra đời của Hợp

đồng.

Mác nói: "Tự chúng hàng hoá không thể đi tới thị trường và trao đổi với

nhau được. Vậy chúng ta phải quay sang phía những người sử dụng hàng hoá,

hàng hoá là những đồ vật cho nên đứng trước con người chúng không có cách gì

để chối lại được. Nếu hàng hoá không muốn đi thì người ta có thể dùng tới sức

mạnh tức là nắm lấy nó. Muốn cho những vật đó quan hệ với nhau nhưng những

hàng hoá phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó

như thế nào để người này phải do ý chí của người kia tức là mỗi người trong 2

người đều phải nhờ vào một hành động tự nguyện chung đối với cả hai bên mới

có thể chiếm hữu hàng hoá của người khác - cách nhượng lại hàng hoá của

3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!