Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người theo luật hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ BÍCH TRUYỀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Anh Tuấn
Học viên: Nguyễn Thị Bích Truyền
Lớp: Cao học Luật, khóa I – Bình Thuận
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người theo luật hình sự Việt Nam” là
công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. Phan Anh Tuấn. Những thông tin, tài liệu trong luận văn được thu thập một
cách khách quan, trung thực, số liệu minh chứng có nguồn gốc rõ ràng. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa
học nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thị Bích Truyền
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật hình sự
CQĐT : Cơ quan điều tra
CSHS : Chính sách hình sự
CTTP : Cấu thành tội phạm
HĐTP : Hội đồng thẩm phán
TANDTC : Tòa án nhân dân Tối cao
TNHS : Trách nhiệm hình sự
VKS : Viện kiểm sát
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TRƯỜNG HỢP HỖN HỢP LỖI TRONG CÁC TỘI XÂM
PHẠM SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI...............................................................6
1.1. Quy định của pháp luật hình sự về trường hợp hỗn hợp lỗi trong các
tội xâm phạm sức khỏe của con người ............................................................6
1.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng trường hợp hỗn hợp lỗi
trong các tội xâm phạm sức khỏe của con người..........................................11
1.3. Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình sự
về trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe của con người.
..........................................................................................................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................25
CHƯƠNG 2. TRƯỜNG HỢP HỖN HỢP LỖI TRONG CÁC TỘI XÂM
PHẠM NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI ....................................27
2.1. Quy định của pháp luật hình sự về trường hợp hỗn hợp lỗi trong các
tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người......................................27
2.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn xác định hỗn hợp lỗi trong các tội
xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người ...........................................28
2.3. Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật về
trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của
con người .........................................................................................................34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................................37
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Quyền sống, quyền được tôn trọng, bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự là một trong những quyền tự nhiên, quan trọng nhất mà ai cũng có
như một lẽ đương nhiên. Các thiết chế xã hội đặc biệt là Nhà nước có trách nhiệm
tôn trọng, bảo vệ quyền sống, quyền được tôn trọng, bảo vệ về tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người, chống lại bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến các
quyền này. Luật Quốc tế về nhân quyền đưa ra các tiêu chí về quyền con người và
các đảm bảo quyền con người, trong đó có quyền sống, quyền được tôn trọng, bảo
vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong bản tuyên ngôn độc
lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình đã khẳng định: “Mọi
người sinh ra có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc…”. Với tinh
thần đó, pháp luật nước ta luôn khẳng định bảo vệ quyền con người tại Hiến pháp:
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm…”.
Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 đã quy
định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và
hình phạt tương ứng áp dụng đối với những người phạm tội. Các quy định của
BLHS đã góp phần tích cực trong bảo vệ quyền được sống, quyền được tôn trọng,
bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người, góp phần làm ổn
định trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, từ thực tiễn của cuộc sống mỗi ngày diễn ra hết sức sôi động, tình
hình tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người diễn
ra rất đa dạng, phức tạp, trong khi đó chính sách hình sự (CSHS) nói chung và hệ
thống pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm nước ta nói riêng vẫn còn
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, đảm bảo đủ cơ sở pháp lý cho các
hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, đáp ứng theo yêu cầu cải cách tư pháp,
xây dựng Nhà nước pháp quyền, đem lại bình yên cho cuộc sống. Trong đó, trường
hợp hỗn hợp lỗi trong nhóm tội phạm này là một vấn đề phức tạp, khó xác định và
có thể áp dụng khác nhau trong thực tiễn. Việc xác định có hỗn hợp lỗi hay không,
áp dụng như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến việc định tội danh, định khung hình
phạt và quyết định hình phạt.
2
Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự của con người theo luật hình sự Việt Nam” để làm luận văn
Thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu liên quan đến đề tài hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự con người được một số nhà khoa học đề cập đến trong
các công trình sau:
- Các giáo trình luật hình sự của các cơ sở đào tạo luật có thể kể đến như: (1)
Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Chung,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội; (2) Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, NXB Công an nhân dân, Hà Nội; (3) Trường
Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần Chung),
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; (4) Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Chung, NXB Hồng
Đức, Hội Luật gia Việt Nam …Trong nội dung các giáo trình này đã phân tích một
số vấn đề lý luận về hỗn hợp lỗi. Các nội dung trên của các giáo trình là tài liệu
tham khảo quan trọng để tác giả xây dựng phần lý luận về hỗn hợp lỗi trong nhóm
các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người của Luận văn.
- Các sách bình luận khoa học luật hình sự có đề cập đến các tội xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và hỗn hợp lỗi trong các
tội này có thể đến như : (1) Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học Bộ luật Hình
sự - Phần các tội phạm, Tập III, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thành
phố Hồ Chí Minh; (2) Nguyễn Đức Mai (2010), Bình luận khoa học Bộ luật Hình
sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; (3) Trần
Văn Biên, Đinh Thế Hưng (2017), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB. Thế Giới, Hà Nội; (4) Nguyễn Đức Mai và
những người khác (2018), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, sửa đổi, bổ sung
năm 2017, NXB. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội; (5) Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ
biên) (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung
năm 2017, Quyển 2, Phần các tội phạm, NXB. Tư pháp, Hà Nội; (6) Phạm Mạnh
Hùng (2019), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung
năm 2017, Phần các tội phạm, NXB. Lao động, Hà Nội ... Các sách bình luận này
giúp cho việc nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm tính mạng, sức
3
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người và hỗn hợp lỗi trong các tội này đầy đủ và
chính xác hơn.
- Các bài viết có liên quan đến đề tài có thể kể đến: (1) Đỗ Đức Hồng Hà
(2005), “Phân biệt các loại tội cố ý gây thương tích trong trường hợp nạn nhân là
người có lỗi và cũng có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người phạm tội
hoặc người thân thích của người phạm tội”, Tòa án nhân dân, Số 24, tr.10-12; (2)
Tăng Thị Thanh Sang, Đặng Thị Phương Linh (2015), Tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội đối với việc xác định lỗi ở các tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe trong Bộ luật hình sự, Kiểm sát, Số 17, tr.36-38; 52...
Các công trình nói trên đã đề cập các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự con người dưới góc độ pháp lý hình sự nhưng chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về trường hợp hỗn hợp lỗi
trong nhóm tội phạm này, đặc biệt là phân tích, đánh giá từ góc độ thực tiễn áp dụng
pháp luật. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người theo Luật hình sự Việt Nam” làm luận
văn thạc sĩ luật học còn nhiều vấn đề còn tiếp tục nghiên cứu, không trùng lặp về
nội dung với các luận văn thạc sỹ Luật học khác theo định hướng ứng dụng đã công
bố và có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các quy định của pháp luật về
trường hợp hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của
con người dưới khía cạnh lập pháp hình sự và thực tiễn áp dụng các quy định này,
từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về trường hợp
hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
theo luật hình sự Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
- Nghiên cứu quy định pháp luật về hỗn hợp lỗi trong các tội xâm phạm sức
khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong BLHS năm 2015.