Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hội thảo Cơ hội và thách thức trong thời kỳ Covid-19 góc nhìn từ giảng dạy và thực tiễn / Nhiều tác giả
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KỶ YẾU HỘI THẢO
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG
THỜI KỲ COVID-19
GÓC NHÌN TỪ GIẢNG DẠY VÀ THỰC TIỄN
ISBN: 978-604-79-2816-3
i
MỤC LỤC
CHỦ ĐỀ 1: TÁC ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA COVID-19 ....................................... 1
1. TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG – DƯỚI GÓC NHÌN PHÁP
LÝ
Huỳnh Thị Kim Lan ......................................................................................................................... 2
2. ĐẠI DỊCH COVID-19: THÁCH THỨC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN
PHÁP SPS TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI
Phan Đặng Hiếu Thuận.................................................................................................................. 10
3. CÁC GIẢI PHÁP CỦA NGÀNH THUẾ TRONG GIAI ĐOẠN COVID-19
Nguyễn Minh Thơ........................................................................................................................... 22
4. ẢNH HƯỞNG COVID-19 ĐẾN HỆ SINH THÁI CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Phan Thị Minh Huệ ........................................................................................................................ 31
5. ĐỔI MỚI MÔ HÌNH KINH DOANH NHẰM ỨNG BIẾN VỚI COVID-19: GÓC NHÌN
PHÂN TÍCH TỪ MÔ HÌNH KINH DOANH BMC
Võ Hồ Hoàng Phúc.......................................................................................................................... 40
6. COVID - 19 VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI VIỆT
NAM
Cao Minh Trí, Phạm Thị Xuân Thủy, Trần Thị Như Quỳnh, Huỳnh Châu Anh Thư........... 55
7. TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ
GIẢI PHÁP
Lê Thị Ngọc Tú, Trương Ngọc Anh Vũ ........................................................................................ 75
8. ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN TÂM TRẠNG VÀ CUỘC SỐNG CỦA THANH
NIÊN
Nguyễn Tuấn Anh, Đỗ Thị Thu Hằng........................................................................................... 89
CHỦ ĐỀ 2: COVID-19 VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI TRONG TRƯỜNG ĐẠI
HỌC ............................................................................................................................103
9. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆT
NAM
Trịnh Thuỳ Anh, Bùi Quang Hùng, Nguyễn Phạm Kiến Minh................................................ 104
10. COVID-19 – LÀM GÌ ĐỂ BIẾN THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI? Ý TƯỞNG VỀ PHÁT
TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO MÔ-ĐUN
Dương Hồng Thẩm ....................................................................................................................... 116
11. ĐA DẠNG HÓA PHƯƠNG THỨC GIẢNG DẠY: CƠ HỘI TỪ COVID-19
Vũ Hữu Thành .............................................................................................................................. 129
12. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TRỰC TUYẾN TRONG QUÁ
TRÌNH CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC GIẢNG DẠY DO ĐẠI DỊCH COVID-19
Nguyễn Đức Trung ....................................................................................................................... 142
ii
13. ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY AGILE TRONG ĐẠI HỌC
Nguyễn Ngọc Đan Thanh ............................................................................................................. 159
14. CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÃ CÓ NHỮNG ĐỘNG THÁI TÍCH CỰC NÀO
TRONG THỜI KỲ COVID-19?
Nguyễn Thị Thủy .......................................................................................................................... 170
15. CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC LIỆU MÔN HỌC THỐNG KÊ ỨNG
DỤNG TRONG THỜI KỲ COVID-19
Trần Tuấn Anh ............................................................................................................................. 178
16. ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Hoàng Đinh Thảo Vy.................................................................................................................... 189
17. NHỮNG ĐỔI THAY VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG
THỜI ĐẠI SỐ VÀ COVID-19
Huỳnh Kim Tôn ............................................................................................................................ 201
CHỦ ĐỀ 3: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY ..........209
18. THE POSSIBILITY OF APPLYING ONLINE EDUCATION IN BLENDED EMBA
PROGRAM IN VIETNAM AND THE WORLD
Trinh Thuy Anh, Nguyen Pham Kien Minh, Huynh Kim Ton, Doan Thi Thanh Thuy........ 210
19. NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI HỌC ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP
HỌC BLENDED LEARNING
Cao Minh Trí, Hồ Gia Linh, Lê Đức Huy .................................................................................. 225
20. AN NINH MẠNG TRONG GIÁO DỤC THỜI KỲ COVID-19: MỘT SỐ HÌNH THỨC
PHẠM TỘI VÀ ĐỀ XUẤT PHÒNG TRÁNH
Dương Hương Giang .................................................................................................................... 241
21. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KẾT HỢP
(BLENDED) ĐỐI VỚI MÔN HỌC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA KHOA QUẢN TRỊ KINH
DOANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
Vũ Thanh Hiếu.............................................................................................................................. 248
22. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI
PHƯƠNG THỨC GIẢNG DẠY KẾT HỢP TRONG THỜI GIAN DỊCH BỆNH COVID-19
Huỳnh Gia Xuyên ......................................................................................................................... 264
23. GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN TRONG THỜI KỲ COVID-19
Lê Thị Huệ Linh............................................................................................................................ 276
CHỦ ĐỀ 4: TÁC ĐỘNG CỦA COVID – 19 ĐẾN HÀNH VI NGƯỜI HỌC..............291
24 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ COVID 19
Hoàng Thị Hoà và Nguyễn Hoàng Sinh...................................................................................... 292
25. RÀO CẢN CỦA CHUYỂN ĐỔI PHƯƠNG THỨC HỌC TẬP CHÍNH QUY THÀNH
TRỰC TUYẾN TRONG ĐẠI DỊCH
Nguyễn Thị Bích Trâm................................................................................................................. 308
iii
26. HỌC TẬP TRỰC TUYẾN TRONG THỜI KỲ COVID-19: NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC
Đoàn Thị Thanh Thúy.................................................................................................................. 319
27. HỌC TRỰC TUYẾN NHƯ THẾ NÀO SẼ HIỆU QUẢ HƠN TRONG ĐẠI DỊCH COVID
19? Nghiên cứu so sánh thành phố Tp.HCM và Tỉnh Phú Yên
Nguyễn Trần Cẩm Linh, Dương Chí Viễn ................................................................................. 337
28. NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP: TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC MỞ TPHCM
Đoàn Thị Thanh Thúy và Nguyễn Hoàng Phúc ......................................................................... 352
29. COVID VÀ HÀNH VI HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM
Cao Minh Trí, Nguyễn Thị Ngọc Thuý, Trương Diệu Hiền**, Lê Hà Thái Bảo**, Nguyễn Vũ Thu
Hiền**, Trần Thị Thanh Vy** ....................................................................................................... 369
30. HỌC TẬP TÍCH CỰC CÓ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI SINH VIÊN?
Hoàng Đinh Thảo Vy.................................................................................................................... 391
Hội thảo Cơ hội và thách thức trong thời kỳ CoVid-19 – Góc nhìn từ giảng dạy và thực tiễn
14/05/2021
| Trang 1
CHỦ ĐỀ 1:
TÁC ĐỘNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
COVID-19
Hội thảo Cơ hội và thách thức trong thời kỳ CoVid-19 – Góc nhìn từ giảng dạy và thực tiễn
14/05/2021
| Trang 2
TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG
– DƯỚI GÓC NHÌN PHÁP LÝ
L’IMPACT DE L’ÉPIDÉMIE DE COVID-19 SUR LES TRAVAILLEURS
– D’UN POINT DE VUE JURIDIQUE
Huỳnh Thị Kim Lan
Tóm tắt: Dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng khắp các quốc gia trên thế giới đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới năm 2020. Trong đó, doanh nghiệp và
người lao động là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi nền kinh tế thế giới suy
thoái. Việc thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh Covid
-19, bao gồm không tụ tập đông người, giãn cách xã hội hay thậm chí phong tỏa,…Việc
áp dụng các biện pháp này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đồng thời để duy trì
hoạt động, các doanh nghiệp buộc phải sắp xếp lại lao động. Bằng phương pháp nghiên
cứu chính là thống kê số liệu, phân tích cơ sở pháp lý, bài viết này sẽ chỉ ra việc doanh
nghiệp sắp xếp lại lao động có đảm bảo tuân thủ pháp luật hay không trong bối cảnh đại
dịch Covid bùng phát.
Abstract: Coronavirus (Covid-19) a eslacté et s’est répandu dans les pays du monde.
Cete épidemie a gravement affecté l’économie mondiale en 2020. Dans laquelle, les
entreprises et les employés ont été les plus affectés lors de la récession économique
mondiale. Pour restreindre la propagation de l’épidémie de Covid-19, il y a beaucoup
de solutions, y compis le non-rassemblement, l’isolement social ou même les
blocages,… L’application de ces solutions a posé des difficultés aux entreprises. Pour
maintenir leurs activités, les entreprises sont obligées de réorganiser leur main-d'œuvre.
Cet article analysera la base jurridique pour indiquer que la réorganisation du travail des
Khoa Luật, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Email: [email protected]
SĐT: 036 501 2081
Hội thảo Cơ hội và thách thức trong thời kỳ CoVid-19 – Góc nhìn từ giảng dạy và thực tiễn
14/05/2021
| Trang 3
entreprises est garantie ou non conforme à la loi dans le contexte du déclenchement de
la pandémie de Covid.
Từ khóa: Dịch Covid-19, người lao động, việc làm, thất nghiệp
ĐẶT VẤN ĐỀ
Người lao động là lực lượng sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, chiếm số
lượng đông đảo nhất trong xã hội. Chính vì tầm quan trọng của lực lượng lao động nên
những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến người lao động là mối quan tâm đặc biệt
của nhiều quốc gia, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid19, giải pháp ứng phó được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là cắt giảm lao động, cụ thể
như giảm thời giờ làm việc, điều chỉnh giảm thu nhập người lao động hoặc đơn phương
chấm dứt hợp đồng với người lao động. Liệu rằng, trong quan hệ lao động, khi ứng phó
dịch bệnh bằng các biện pháp trên, các doanh nghiệp đã thực hiện đúng quy định pháp
luật.
1. Bối cảnh thị trường lao động, việc làm trên thế giới
Dịch bệnh Covid-19 là dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi
rút Corona (tên gọi khác là virus SẢRS-CoV-2), bùng phát ở Trung Quốc từ tháng
11/2019.1 Với tốc độ lây lan nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, tính đến hiện tại dịch
Covid-19 đã lan rộng đến 215 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2
Đại dịch Covid-19 đã ảnh
hưởng nặng nề đến sự phát triển của các quốc gia trên thế giới khiến nền kinh tế toàn
cầu suy thoái nghiêm trọng, trong đó lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất có thể
kể đến như sản xuất, dịch vụ nhà hàng, khách sạn và bất động sản,…
Để hạn chế sự lây lan dịch bệnh Covid -19, những biện pháp cần thiết đã được
thực hiện, bao gồm không tụ tập đông người, giãn cách xã hội hay thậm chí phong
tỏa,…Việc thực hiện những biện pháp này đã và đang tác động tiêu cực đến thị trường
lao động trên toàn cầu. Cụ thể, theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), đại dịch Covid1 Phạm Thu Lan, Đại dịch Covid : Việc làm của người lao động và tương lai phát triển của Việt Nam,
http://www.congdoan.vn/tin-tuc/nghien-cuu-trao-doi-524/dai-dich-covid19-viec-lam-cua-nguoi-laodong-va-tuong-lai-phat-trien-cua-viet-nam-500232.tld, truy cập ngày 14/04/2021
2 Lê Thị Thanh Bình, Tác động của đại dịch Covid-19 tới lao động, việc làm ở một số nhóm dễ bị tổn
thương, https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Tac-dong-cua-dai-dich-Covid19-125, truy cập ngày 14/04/2021
Hội thảo Cơ hội và thách thức trong thời kỳ CoVid-19 – Góc nhìn từ giảng dạy và thực tiễn
14/05/2021
| Trang 4
19 đã tác động đến 81% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương 3,3 tỷ người hiện
đang chịu tác động do nơi làm việc bị đóng cửa một phần hoặc toàn bộ. Trong đó, 1.25
tỷ người lao động đang làm việc trong các lĩnh vực có khả năng gia tăng tỷ lệ sa thải
cũng như giảm lương và số giờ làm việc.3
Cũng theo tổ chức quốc tế này, tính đến quý II/2020, tổng số giờ làm việc của
người lao động toàn cầu bị cắt giảm do ảnh hưởng của Covid-19 là 14%, tương đương
với 400 triệu lao động toàn thời gian (ước tính lao động làm việc 48 giờ/ tuần). Những
con số này cho thấy sức tàn phá của dịch bệnh Covid-19 vượt xa tác động của cuộc chiến
tranh thế giới thứ hai và gần đây là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 –
2009. Báo cáo cũng đưa ra ước tính ban đầu về tỷ lệ thất nghiệp khu vực, theo đó tỷ lệ
thất nghiệp có thể tăng từ 4,4% năm 2019 lên mức 5,2% - 5,7% trong năm 2020.4
2. Tác động của dịch Covid-19 đến người lao động tại Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có công tác phòng chống
dịch Covid-19 hiệu quả nhất. Tuy nhiên, Việt Nam không nằm ngoài danh sách các quốc
gia chịu ảnh hưởng bởi vi rút SARS-CoV-2. Tháng 01/2020, dịch Covid-19 xuất hiện
tại Việt Nam, ba tháng sau tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp,
nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng. Lúc này, nhiều các biện pháp phòng chống dịch
bệnh được đưa ra, bao gồm khai báo, vệ sinh, diệt trùng có dịch, hạn chế đi lại và tụ tập
đông người, hạn chế nhập cảnh với người nước ngoài, cách ly những người tiếp xúc với
người bệnh và đặc biệt là việc thực hiện giãn cách xã hội trong tháng 04/2020…, cùng
với đó là tiêu dùng nội địa và quốc tế giảm, từ đó giảm sản xuất, giảm cung cấp dịch vụ.
Dẫn đến nhiều doanh nghiệp buộc phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm
giờ làm việc, giãn việc, nghỉ phép năm, nghỉ không lương chờ việc, thậm chí không ít
người lao động bị mất việc làm.
Tác động đến làm việc của người lao động. Theo Thống kế của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, chỉ trong hai tháng đầu năm 2020 đã có 16.151 doanh nghiệp tạm ngừng kinh
3 ILO: Covid-19 tác động nghiêm trọng tới việc làm và số giờ làm việc,
https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/WCMS_740943/lang
--vi/index.htm, truy cập ngày 14/04/2021
4 Nhật Anh, Đại dịch Covid-19 làm mất 81 triệu việc làm, gây xáo trộn thị trường lao động,
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/dai-dich-covid-19-lam-mat-81-trieu-viec-lam-gay-xao-tron-thitruong-lao-dong-628266/, truy cập ngày 14/04/2021
Hội thảo Cơ hội và thách thức trong thời kỳ CoVid-19 – Góc nhìn từ giảng dạy và thực tiễn
14/05/2021
| Trang 5
doanh có thời hạn và 2.807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
5 Việc nhiều doanh
nghiệp phải dừng hoạt động, thậm chí phá sản, giải thể, điều này ảnh hưởng đến việc
làm của người lao động. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến quý III năm 2020, cả nước
có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong đó
bao gồm người bị mất việc làm, người phải nghỉ giãn việc/ nghỉ việc luân phiên, bị giảm
giờ làm hay giảm thu nhập.6
Tác động tới thu nhập của người lao động. Thu nhập bình quân tháng của lao
động quý II/2020 đạt 5,2 triệu đồng, giảm 525 nghìn đồng so với quý I/2020.
7 Đến thời
điểm quý III năm 2020, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,5 triệu đồng,
tăng 258 nghìn đồng so với quý trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là
6,3 triệu đồng cao hơn 1,4 lần so với lao động nữ (4,6 triệu đồng); thu nhập bình quân
của lao động khu vực thành thị là 7,0 triệu đồng, cao hơn 1,5 lần lao động khu vực nông
thôn (4,8 triệu đồng). Xét thu nhập bình quân tháng của lao động phi chính thức là 5,5
triệu đồng, thấp hơn thu nhập bình quân tháng của lao động chính thức (8,4 triệu đồng)
1,5 lần.8
Tăng tỷ lệ người lao động thất nghiệp. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến
phức tạp, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động kinh doanh một phần hoặc toàn bộ,
thu hẹp hoạt động sản xuất, cắt giảm lao động, dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng.
Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của quý III năm 2020 là 2,5%, tương
ứng với hơn 1,2 triệu người lao động (người từ 15 tuổi trở lên đạt 54,4 triệu người tính
đến tháng 9 năm 2020). Tình trạng thất nghiệp gia tăng, dẫn đến tăng số lượng người
lao động nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trong tháng 2/2020, có trên 47.000
5 Phạm Thu Lan, Đại dịch Covid : Việc làm của người lao động và tương lai phát triển của Việt Nam,
http://www.congdoan.vn/tin-tuc/nghien-cuu-trao-doi-524/dai-dich-covid19-viec-lam-cua-nguoi-laodong-va-tuong-lai-phat-trien-cua-viet-nam-500232.tld, truy cập ngày 14/04/2021
6 Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Hương Giang, Đại dịch Covid-19 tác động đến lao động việc
làm ở Việt Nam qua phân tích số liệu thống kê, https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-vanhan-van/Dai-dich-Covid-19-tac-dong-den-lao-dong-viec-lam-o-Viet-Nam-126, truy cập ngày
14/04/2021
7 Lê Nguyễn, Việc làm thời Covid-19: Cơ hội từ thích ứng, https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/vieclam-thoi-covid-19-co-hoi-tu-thich-ung-559264.html, truy cập ngày 14/04/2021
8 Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Hương Giang, Đại dịch Covid-19 tác động đến lao động việc
làm ở Việt Nam qua phân tích số liệu thống kê, https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-vanhan-van/Dai-dich-Covid-19-tac-dong-den-lao-dong-viec-lam-o-Viet-Nam-126, truy cập ngày
14/04/2021
Hội thảo Cơ hội và thách thức trong thời kỳ CoVid-19 – Góc nhìn từ giảng dạy và thực tiễn
14/05/2021
| Trang 6
người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2019 (gần
28.000 người).9
3. Những vấn đề pháp lý liên quan đến người lao động trong đại dịch Covid-19
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng và phải
cân nhắc nhiều giải pháp để tồn tại, bao gồm chuyển người lao động làm một công việc
khác, giảm giờ làm việc, giãn việc, khuyến khích nghỉ phép năm, nghỉ không lương chờ
việc, thậm chí chấm dứt hợp đồng đối với một số lao động.
3.1. Trường hợp chuyển người lao động sang làm một công việc khác
Để tồn tại trong đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp buộc phải thay đổi hoạt
động sản xuất kinh doanh và cũng vì lẽ đó doanh nghiệp có nhu cầu chuyển người lao
động làm những công việc khác so với công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền chuyển
người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong bối cảnh dịch Covid19 diễn ra vì dịch bệnh này được xác định là dịch bệnh nguy hiểm (Điều 29). Tuy nhiên,
khi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng
lao động cần phải đảm bảo các điều kiện về thời hạn chuyển người lao động làm công
việc khác, thời hạn báo trước cho người lao động và tiền lương đối với công việc mới.
3.2. Trường hợp cho người lao động ngừng việc
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, giảm thời giờ làm việc, nghỉ giãn cách,
nghỉ luận phiên thuộc trường hợp người lao động phải ngừng việc do dịch bệnh nguy
điểm và cũng vì lý do nền kinh tế suy thoái, được quy định tại điều 99 Bộ luật Lao động
năm 2019. Về tiền lương ngừng việc, được xác định tùy thuộc vào thời gian ngừng việc.
Cụ thể, trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc
được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu. Còn trường hợp người lao đồng
ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở lên thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận
nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức
lương tối thiểu.
9 Phạm Thu Lan, Đại dịch Covid : Việc làm của người lao động và tương lai phát triển của Việt Nam,
http://www.congdoan.vn/tin-tuc/nghien-cuu-trao-doi-524/dai-dich-covid19-viec-lam-cua-nguoi-laodong-va-tuong-lai-phat-trien-cua-viet-nam-500232.tld, truy cập ngày 14/04/2021
Hội thảo Cơ hội và thách thức trong thời kỳ CoVid-19 – Góc nhìn từ giảng dạy và thực tiễn
14/05/2021
| Trang 7
3.3. Trường hợp cho người lao động nghỉ việc không hưởng lương
Với các biện pháp hạn chế đi lại và tụ tập đông người, giãn cách xã hội, cùng với
giảm nhu cầu tiêu dùng, sản xuất, cung cấp dịch vụ, nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp
cho người lao động ngừng việc để chờ dịch bệnh Covid-19 đi qua. Điều 30 Bộ luật Lao
động năm 2019 quy định người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận
về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (Khoản 1 điểm h). Như vậy, việc tạm
hoãn thực hiện hợp đồng này phải được sự đồng ý của người lao động thì mới được áp
dụng. Về tiền lương, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao
động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Tạm hoãn thực
hiện hợp đồng lao động trong bối cảnh dịch Covid-19 bản chất là người sử dụng lao
động và người lao động thỏa thuận cho người lao động nghỉ việc không hưởng lương
với điều kiện được sự đồng ý của người lao động.
3.4. Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động
Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến người lao động được thể hiện rõ qua tỷ
lệ người lao động thất nghiệp, mất việc làm. Trước những ảnh hưởng nặng nề của Covid19, nhiều doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hợp đồng với người lao động. Người sử
dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động hoặc
chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do kinh tế.
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động với điều kiện người sử dụng lao động
phải báo trước cho người lao động một thời hạn nhất định tương ứng với ít nhất 45 ngày,
30 ngày hoặc 03 ngày làm việc tùy vào thời hạn của hợp đồng lao động. Trường hợp
này khi nghỉ việc, ngoài tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp,.. người lao động còn được hưởng trợ cấp thôi việc được chi trả bởi người sử
dụng lao động (Điều 36, Điều 46 Bộ luật Lao động 2019).
Trường hợp chấm dứt hợp đồng vì lý do kinh tế được quy định tại Điều 42 Bộ
luật Lao động 2019. Dịch Covid-19 tác động làm khủng hoảng nền kinh tế, dẫn đến
nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động
có thể chấm dứt hợp đồng với người lao động. Trường hợp này Luật không đặt ra điều
kiện phải có sự đồng ý của người lao động, tuy nhiên người sử dụng lao động có trách
Hội thảo Cơ hội và thách thức trong thời kỳ CoVid-19 – Góc nhìn từ giảng dạy và thực tiễn
14/05/2021
| Trang 8
nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động. Đồng thời, khi người lao
động nghỉ việc, ngoài tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,..
người lao động còn được hưởng trợ cấp mất việc làm được chi trả bởi người sử dụng lao
động (Điều 47 Bộ luật Lao động 2019). Những khoản tiền trên được ưu tiên thanh toán
cho người lao động trong trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, phá sản (Điều 48 khoản
2 Bộ luật Lao động năm 2019).
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên cho thấy, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát,
các hình thức sắp xếp lại lao động của người sử dụng lao động (như chuyển người lao
động làm một công việc khác, cho người lao động ngừng việc, cho người lao động nghỉ
việc không lương hoặc chấm dứt hợp đồng,…) là hợp pháp. Các hình thức sắp xếp lao
động này được người sử dụng lao động thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý rõ ràng và đảm
bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, mặc dù những biện pháp này đã ít nhiều ảnh
hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật Lao động năm 2019
ILO: Covid-19 tác động nghiêm trọng tới việc làm và số giờ làm việc,
https://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/Pressreleases/
WCMS_740943/lang--vi/index.htm, truy cập ngày 14/04/2021
Lê Nguyễn, Việc làm thời Covid-19: Cơ hội từ thích ứng, https://dangcongsan.vn/cungban-luan/viec-lam-thoi-covid-19-co-hoi-tu-thich-ung-559264.html, truy cập ngày
14/04/2021
Lê Thị Thanh Bình, Tác động của đại dịch Covid-19 tới lao động, việc làm ở một số
nhóm dễ bị tổn thương, https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhanvan/Tac-dong-cua-dai-dich-Covid-19-125, truy cập ngày 14/04/2021
Nhật Anh, Đại dịch Covid-19 làm mất 81 triệu việc làm, gây xáo trộn thị trường lao
động, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-xa-hoi/dai-dich-covid-19-lam-mat-81-trieuviec-lam-gay-xao-tron-thi-truong-lao-dong-628266/, truy cập ngày 14/04/2021
Hội thảo Cơ hội và thách thức trong thời kỳ CoVid-19 – Góc nhìn từ giảng dạy và thực tiễn
14/05/2021
| Trang 9
Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Hương Giang, Đại dịch Covid-19 tác động đến
lao động việc làm ở Việt Nam qua phân tích số liệu thống kê,
https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/Dai-dich-Covid19-tac-dong-den-lao-dong-viec-lam-o-Viet-Nam-126, truy cập ngày 14/04/2021
Phạm Thu Lan, Đại dịch Covid : Việc làm của người lao động và tương lai phát triển
của Việt Nam, http://www.congdoan.vn/tin-tuc/nghien-cuu-trao-doi-524/dai-dichcovid19-viec-lam-cua-nguoi-lao-dong-va-tuong-lai-phat-trien-cua-viet-nam500232.tld, truy cập ngày 14/04/2021
Hội thảo Cơ hội và thách thức trong thời kỳ CoVid-19 – Góc nhìn từ giảng dạy và thực tiễn
14/05/2021
| Trang 10
ĐẠI DỊCH COVID-19: THÁCH THỨC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ KHI
ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SPS TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ HIỆN ĐẠI
Phan Đặng Hiếu Thuận
Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về các vấn đề thương mại quốc tế trong bối cảnh COVID19 cùng với sự lây lan của các loại bệnh có nguồn gốc từ động vật và các thiết chế quốc
tế điều chỉnh vấn đề này. Trên cơ sở điểm qua những quy định pháp lý hiện hành về các
vấn đề dịch bệnh trong hoạt động thương mại quốc tế, từ đó đề xuất một số biện pháp
kiểm soát tốc độ lây lan của dịch bệnh thông qua thương mại đồng thời đảm bảo cho các
hoạt động mua bán, trao đổi động vật và các chế phẩm của chúng cũng như động vật
hoang dã trong phạm vi an toàn.
Từ khóa: đại dịch COVID-19, thương mại quốc tế, vệ sinh dịch tễ, dịch bệnh có
nguồn gốc động vật
Abstract: This information note explores international trade issues in the context of
COVID-19 pandemic associated with the spread of diseases of animal origin and the
international framework in place to address them. Based on the existing guidance and
the status of international legal framework for the health risks arising from zoonotic
diseases through international trade, it seeks to map actions being taken to control the
spread of these diseases through trade and so as to ensure safe trade in animals and
animal products, including in wildlife.
Key words: COVID-19 pandemic, international trade, sanitory and phytosanitory,
zoonotic diseases
Khoa Luật, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Email: [email protected]