Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

hói quen tiêu dùng và mức độ nhận biết trái cây Trung Quốc độc hại của người dân Tp. Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THÓI QUEN TIÊU DÙNG VÀ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
TRÁI CÂY TRUNG QUỐC ĐỘC HẠI CỦA NGƯỜI
DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trung Hiếu
Nguyễn Văn Thể
Huỳnh Trần Mỹ Dung
Trương Thị Như Ý
Người hướng dẫn: ThS. Ngô Kim Trâm Anh
TP. Hồ Chí Minh, 2013
MỤC LỤC
LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI.............................................................................. 1
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI................................................................................................. 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
Ý NGHĨA ĐỀ TÀI.................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................ 5
1.1.Thị trƣờng ngƣời tiêu dùng và hành vi mua của ngƣời tiêu dùng........ 5
1.2.Mô hình hành vi mua của ngƣời tiêu dùng ............................................. 5
1.3.Các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng tới hành vi ngƣời tiêu dùng ................. 7
1.4.Tâm lý ......................................................................................................... 14
1.5.Quá trình quyết định mua của ngƣời tiêu dùng ..................................... 17
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG TRÁI CÂY TẠI TP. HỒ CHÍ
MINH......................................................................................................................... 20
2.1.Thị trƣờng trái cây Việt Nam, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh ........... 20
2.2.Trái cây ngoại trên thị trƣờng trái cây TP. Hồ Chí Minh..................... 22
2.3.Sự độc hại của một số loại trái cây Trung Quốc..................................... 29
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT ............................................ 42
3.1.Mô tả thống kê mẫu................................................................................... 42
3.2.Phân tích thói quen mua trái cây của ngƣời tiêu dùng
tại TP. Hồ Chí Minh ........................................................................................ 43
3.3.Phân tích về mức độ nhận biết trái cây Trung Quốc
độc hại của ngƣời tiêu dùng............................................................................ 46
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP........................................................... 47
4.1.Kết luận....................................................................................................... 47
4.2.Giải pháp .................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 57
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................... 59
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... 63
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình Trang
Hình 3.1: Thống kê mẫu giới tính 42
Hình 3.2: Thống kê tuổi của mẫu 43
Hình 3.3: Thống kê trình độ của mẫu 43
Hình 3.4: Địa điểm trái cây Trung Quốc có thể đƣợc bày bán 47
Bảng Trang
Bảng 3.1: Giới tính và tiêu chí chọn mua trái cây 44
Bảng 3.2: Độ tuổi và tiêu chí chọn mua trái cây 45
Bảng 3.3: Trình độ và tiêu chí chọn mua trái cây 46
1
I. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Mặc dù thị trường trái cây Việt Nam đang phát triển mạnh với những sự quan tâm của
nhà nước, các bộ ban ngành cùng các doanh nghiệp và đặc biệt là người tiêu dùng,
nhưng qua tìm hiểu tại một số thư viện tại Tp. Hồ Chí Minh và trên internet thì nhóm
nghiên cứu nhận thấy vẫn chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu về thị trường trái
cây Việt Nam hay thói quen của người tiêu dùng đối với việc sử dụng trái cây (Có thể
có những nghiên cứu về đề tài này, nhưng vì một số lý do mà kết quả không được
công bố hoặc nhóm nghiên cứu không thể tìm được). Có chăng cũng chỉ là những bài
báo viết về các hướng phát triển cho trái cây nội địa hoặc giải pháp giúp trái cây Việt
cạnh tranh tốt hơn được đăng trên những website laodong.com.vn, dantri.com.vn,
nld.com.vn, vietnamnet.vn, saigonnews.vn,…
Lý do hình thành đề tài
Đất nước ta sau hai mươi năm đổi mới, hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế
toàn cầu, nhất là khi gia nhập WTO nền kinh tế đang chuyển mình vươn tay ra cùng
thế giới. Trong nhiều năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước
phát triển vượt bậc, giành được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển
xã hội. Chất lượng hàng hóa ngày càng cao hơn, nhiều sản phẩm đã có sức cạnh tranh
trên thị trường quốc tế. Cùng với sự phát triển “thần tốc” của kinh tế đã kéo theo mức
thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, mức sống của người dân ngày càng
cao. Chính vì vậy, nhu cầu ăn uống cũng tăng theo, đặc biệt là nhu cầu về trái cây. Với
một thị trường tiêu thụ nội địa hơn 80 triệu dân có đời sống ngày càng được cải thiện
thì không chỉ trái cây nội địa mà còn có các loại trái cây từ các nước khác được bày
bán tại khắp nơi. Nhưng các công bố gần đây của cơ quan chức năng về tình hình rau
quả Trung Quốc ngập tràn thị trường Việt Nam và những vụ gắn mác giả nhãn hiệu
trái cây từ Mỹ, Thái Lan,… của trái cây Trung Quốc, tình trạng trái cây nhiễm hóa
chất độc hại làm người tiêu dùng lo lắng vì không biết chọn thế nào để được trái cây
sạch. Hiện nay, khi trái cây vào thị trường, việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, nhãn
hàng hóa do lực lượng Quản lý thị trường đảm nhiệm. Còn việc kiểm tra về chất lượng
và vệ sinh an toàn thực phẩm thì chỉ căn cứ trên tờ khai hải quan và giấy chứng nhận
kiểm dịch thực vật, chứ hầu như không có việc lấy mẫu bất kỳ để kiểm tra, nên việc tư
2
thương trà trộn hàng là rất khó kiểm soát. Công tác kiểm định chất lượng trái cây
ngoại nhập khá lỏng lẻo bởi chính những người kiểm định cũng không hiểu biết hết về
các loại trái cây. Thông thường, công tác kiểm định chỉ dừng lại ở việc kiểm tra nguồn
gốc xuất xứ, bao bì, nhãn mác chứ không giám sát được quá trình sản xuất. Đáng ngại
hơn, người kiểm định nhiều khi cũng không biết người trồng có sử dụng hóa chất gì,
thuốc bảo vệ thực vật nào trong quá trình trồng và bảo quản để phân tích xem có dư
lượng chất độc hại hay không.
Mặc dù cơ quan chức năng đã khẳng định an toàn, nhưng nghi vấn về các chất độc hại
của rau củ, trái cây, đặc biệt là trái cây Trung Quốc vẫn ngày càng gia tăng và trở
thành mối lo ngại của hầu hết người tiêu dùng. Tại thành phố Hồ Chí Minh - thành phố
đông dân và phát triển nhất nước ta tập trung nhiều trường đại học, khu công nghiệp
nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân, sinh viên, công nhân, viên chức rất
cao; đặc biệt là nhu cầu về trái cây. Là sinh viên, nhóm nghiên cứu hiểu được sự lo
lắng, hoang mang của người tiêu dùng; đó chính là lý do nhóm nghiên cứu thực hiện
đề tài “KHẢO SÁT VỀ THÓI QUEN TIÊU DÙNG VÀ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
TRÁI CÂY TRUNG QUỐC ĐỘC HẠI CỦA NGƢỜI DÂN TP. HỒ CHÍ MINH”
nhằm tìm ra thói quen mua sắm mặt hàng trái cây của người dân Tp. Hồ Chí Minh,
đồng thời đánh giá khả năng và mức độ nhận biết trái cây Trung Quốc của người dân,
từ đó đưa gia những lời khuyên, giải pháp hữu ích giúp người tiêu dùng tránh mua
phải trái cây kém chất lượng, độc hại, góp phần hạn chế tiêu thụ trái cây Trung Quốc
và tăng thị phần trái cây Việt Nam trên thị trường nội địa.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tìm ra thói quen mua sắm mặt hàng trái cây của người dân thành phố Hồ Chí
Minh. Đồng thời đánh giá thái độ của người dân thành phố Hồ Chí Minh đối với
trái cây Trung Quốc.
Đánh giá khả năng và mức độ nhận biết trái cây Trung Quốc của người dân thành
phố Hồ Chí Minh. Giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn sự độc hại của trái cây
Trung Quốc đối với sức khỏe con người.
Đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp người tiêu dung tránh mua phải hàng trái
cây Trung Quốc kém chất lượng. Góp phần hạn chế mức tiêu thụ trái cây Trung
3
Quốc, tăng thị phần trái cây Việt Nam trên thị trường nội địa, đặc biệt là thị
trường thành phố Hồ Chí Minh.
III. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đầu tiên đề tài nghiên cứu sơ bộ, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm
khẳng định và bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo và xây dựng
bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng.
Sau đó là giai đoạn nghiên cứu chính thức, sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành dựa trên kết quả các bảng khảo
sát người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp.
Dữ liệu được xử lý bằng SPSS for Window 16.0 với các công cụ thống kê mô tả,
kiểm định
Sơ đồ quá trình nghiên cứu đề tài
Lý thuyết hành vi
người tiêu dùng
Bảng câu hỏi Thảo luận tay
đôi (n=5)
Chỉnh sửa bảng
câu hỏi
Nghiên cứu chính thức.
Sử dụng bảng câu hỏi
để khảo sát
Sử dụng phần mềm SPSS
16.0 phân tích, đánh giá
kết quả thu được
Kết luận và giải pháp
4
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên đối tượng là người tiêu dùngcác sản phẩm trái cây.
Đề tài được thực hiện tại một số chợ, siêu thị Co.opmart, Big C,…trong phạm vi
một số quận huyện của Tp.Hồ Chí Minh (Quận Bình Thạnh, Thủ Đức, quận 3,
quận Gò Vấp, quận 4)
Đề tài được thực hiện trong khoảng 5 tháng thời gian từ 11/2012 → 04/2013.
IV. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Thông qua cuộc khảo sát, tìm ra thói quen mua sắm trái cây của người dân thành
phố Hồ Chí Minh và mức độ nhận biết trái cây độc hại xuất xứ từ Trung Quốc của
họ. Những kết quả cụ thể mà nghiên cứu mang lại có ý nghĩa thực tiễn đối với
chính người tiêu dùng, các hộ nông dân trồng trái cây, các công ty chế biến và
cung ứng trái cây Việt Nam.
Đối với các doanh nghiệp trái cây Việt Nam:
- Giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ thói quen mua trái cây của người dân Thành
phố Hồ Chí Minh, từ đó đề ra được các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm đưa
sản phẩm nội chất lượng đến tay người tiêu dùng.
- Thông qua kết quả nghiên cứu, các công ty có thể biết tiêu chí chọn mua trái cây
của người dân là gì để từ đó đáp ứng.
- Giúp cho các doanh nghiệp trong nước gia tăng thị phần của mình tại thị trường
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đối với người trồng trái cây trong nước
Khi các doanh nghiệp trái cây trong nước tìm ra các cách để đưa sản phẩm trái cây
nội đến với người tiêu dùng thì lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, từ đó đầu ra sẽ ổn định
do đó thu nhập cũng ổn định hơn.
Đối với người tiêu dùng trong nước nói chung và thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng:
Kết quả nghiên cứu cũng cho chúng ta thấy được khả năng nhận biết trái cây
Trung quốc độc hại của người dân. Từ đó các cơ quan quản lí, các cấp chức năng,
các cơ quan truyền thông có thể có những giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề
này. Việc tiêu thụ nhiều trái cây độc hại xuất xứ từ Trung Quốc không những ảnh
hưởng nhất thời cho nền kinh tế mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Dựa vào mục đích và nội dung của đề tài mà nhóm nghiên cứu muốn hướng đến,
nhóm nghiên cứu chọn cơ sở lý luận là nội dung của “Hành vi người tiêu dùng -
Thạc sỹ Đỗ Thị Đức - Nhà xuất bản Thống kê – 2003” làm cơ sở , từ đó có thể
phân tích và làm rõ hơn được những khía cạnh nội dung mà đề tài hướng đến.
Dưới đây, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích cơ sở lý thuyết theo “Hành vi người tiêu
dùng – Th.S Đỗ Thị Đức”.
1.1. Thị trƣờng NTD và hành vi mua của NTD:
1.1.1. Khái niệm về NTD và Hành vi mua của NTD:
Ngƣời tiêu dùng (NTD):
Gồm các cá nhân hoặc hộ gia đình hoặc một nhóm người;
Là người mua sắm sản phẩm/dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân;
Là người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng, họ mua và trực tiếp sử dụng sản phẩm,
không sử dụng sản phẩm đã mua vào bất kỳ mục đích bán lại nào.
Thị trƣờng NTD:
Thị trường NTD bao gồm tất cả các cá nhân, hộ tiêu dùng và các nhóm
người hiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích thỏa
mãn nhu cầu cá nhân, thị trường NTD: có quy mô lớn, nhu cầu-mong muốn đa
dạng và luôn biến đổi (theo thời gian, do tác động của văn hóa, từ bản thân NTD,
môi trường bên ngoài….)
1.1.2. Khái niệm hành vi ngƣời tiêu dùng (HVNTD):
Là hành động của NTD liên quan đến việc mua sắm và tiêu dùng sản phẩm/dịch
vụ: tìm kiếm, lựa chọn, mua sắm, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ để thỏa mãn nhu
cầu, đánh giá và loại bỏ sản phẩm/dịch vụ.
Là những quyết định của NTD liên quan tới việc sử dụng nguồn lực (tài chính,
thời gian, công sức, kinh nghiệm) tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu – mong
muốn cá nhân.
1.2. Mô hình hành vi mua của ngƣời tiêu dùng
Mô hình hành vi mua của NTD bao gồm 3 nhân tố cơ bản: các tác nhân kích
thích, hộp đen ý thức và các phản ứng đáp lại của NTD.
Tác nhân kích thích: