Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hội nghị Pa-Ri về Việt Nam: vài điều suy ngẫm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 4 (91) Hội nghị Pa-ri
12/2012 99 1 100 12/2012
HỘI NGHỊ PA-RI VỀ VIỆT NAM:
VÀI ĐIỀU SUY NGẪM
Phạm Ngạc*
Tóm tắt
Thời gian qua đã có nhiều bài viết về Hội nghị Pa-ri (1968-1973),
bản thân tác giả bài viết này là người trực tiếp ghi biên bản và phiên
dịch cho Hội nghị Pa-ri, được tiếp xúc với từng câu, từng chữ của Hiệp
định và làm liên lạc giữa hai bên đàm phán trong thời gian Hội nghị
cũng như những năm sau đó. Do vậy, tác giả bài viết muốn ghi lại những
“góc cạnh” của cuộc chiến đấu hầu như không cân sức nhưng đã kết
thúc “rất có hậu” này…
Vì Độc lập, Tự do
Mỗi dân tộc tùy hoàn cảnh của mình đều trải qua công cuộc đấu
tranh giành độc lập tự do. Do xu thế chính trị quốc tế thuận lợi, năm
1960, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 1514 trao trả
độc lập cho 23 nước châu Phi và các nước này lần lượt được kết nạp vào
Liên Hợp Quốc. Đến nay đã có 193 quốc gia độc lập tham gia Liên Hợp
Quốc.
* Nguyên Đại sứ Việt Nam tại 5 nước Bắc Âu, nguyên Vụ trưởng Vụ Các Tổ chức quốc
tế, Bộ Ngoại giao.
Dân tộc Việt Nam đã đấu tranh rất sớm cho quyền lợi đó với cuộc
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 32), chiến thắng của Lý Thường Kiệt với
tuyên ngôn “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư” (năm 1077), rồi đến năm
1945, Việt Nam đã là nước đầu tiên phá xiềng xích của chủ nghĩa thực
dân, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với mục tiêu Độc lập,
Tự do, Hạnh phúc.
Nhưng do hoàn cảnh địa - chính trị, Việt Nam lại phải tiếp tục chiến
đấu chống lại các thế lực thực dân đế quốc để giành quyền dân tộc cơ bản.
Khát vọng Độc lập, Tự do trở thành sức mạnh vô địch. Nhân dân Việt
Nam đã chiến thắng tại Điên Biên Phủ, gây hiệu ứng dây chuyền góp phần
làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân Pháp và các thế lực thực dân khác.
Chiến tranh lạnh và học thuyết Đô-mi-nô đã dẫn tới việc Mỹ can
thiệp, tiến hành chiến tranh xâm lược và chia cắt đất nước Việt Nam.
Trong những năm tháng quyết liệt nhất của chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nêu cao khẩu hiệu “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do” động
viên toàn dân, toàn quân chiến đấu chống xâm lược, giành độc lập, thống
nhất Tổ quốc.
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, Mỹ phải chấp nhận
đàm phán để chấm dứt chiến tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra phương
châm chiến lược: “Vì Độc lập, vì Tự do. Đánh cho Mỹ cút, đánh cho
Ngụy nhào”. Độc lập, Tự do là quyền mặc nhiên của mọi dân tộc (Tiệt
nhiên định phận tại thiên thư - Lý Thường Kiệt). Quyền cơ bản đó ngày
càng được cộng đồng quốc tế công nhận và ủng hộ nên đã trở thành sức
mạnh của thời đại. Mục tiêu Độc lập, Tự do, Mỹ cút, Ngụy nhào của Việt
Nam vừa là cơ bản, vừa là giải pháp thỏa đáng nên có sức mạnh vô địch,
dồn đối phương vào thế cô lập, suy yếu và chấp nhận thực tế. Phương
châm chiến lược sáng suốt đó đã chỉ đạo nhân dân ta giành được thắng
lợi cả trên chiến trường và trên bàn hội nghị.
, 12/2012:
99-106.