Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (2008-2012)
PREMIUM
Số trang
121
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1096

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (2008-2012)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ KIM NHUNG

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THÁI NGUYÊN

VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

(2008 – 2012)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thái Nguyên - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ KIM NHUNG

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THÁI NGUYÊN

VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

(2008 – 2012)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh

Thái Nguyên - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS

Nguyễn Xuân Minh đã tận tình hƣớng dẫn và động viên tinh thần cho tác giả

trong quá trình hoàn thành luận văn.

Tác giả xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử trƣờng

ĐHSP Thái Nguyên, Phòng tƣ liệu Viện sử học Việt Nam, Thƣ viện Quốc

gia… đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.

Tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè,

đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn

thành Luận văn này.

Tác giả xin cảm ơn những đánh giá, nhận xét của Hội đồng khoa học

bảo vệ Luận văn.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Thái Nguyên với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (2008-2012), dƣới

sự hƣớng dẫn của TS Nguyễn Xuân Minh là kết quả nghiên cứu của cá nhân

tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những chỗ sử dụng kết quả

nghiên cứu của các tác giả khác đều đƣợc tác giả trích dẫn rõ ràng.

Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng chấm Luận văn và Nhà trƣờng

về sự cam đoan này.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Nhung

XÁC NHẬN CỦA TRƢỞNG KHOA CHUYÊN MÔN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn ............................................................................................................ i

Lời cam đoan........................................................................................................ ii

Mục lục................................................................................................................iii

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài .................................. 4

4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................... 5

5. Đóng góp của đề tài.......................................................................................... 5

6. Cấu trúc đề tài .................................................................................................. 6

Chƣơng 1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN HỘI

LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THÁI NGUYÊN................................................ 7

1.1. Vài nét về tỉnh Thái Nguyên ......................................................................... 7

1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế...................................................... 7

1.1.2. Điều kiện xã hội ....................................................................................... 11

1.2 Khái quát quá trình ra đời và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Thái Nguyên....................................................................................................... 13

Chƣơng 2. HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH THÁI NGUYÊN VỚI

PHONG TRÀO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ...................................... 22

2.1. Chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh

Thái Nguyên về xây dựng nông thôn mới ......................................................... 22

2.1.1. Chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng về xây dựng nông thôn mới.............. 22

2.1.2. Sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về xây dựng nông thôn mới........ 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

iv

2.2. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tham gia xây dựng nông thôn mới ... 52

Chƣơng 3. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG PHONG TRÀO

PHỤ NỮ THÁI NGUYÊN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .................... 59

3.1. Thành tựu .................................................................................................... 59

3.1.1. Về hoạt động tuyên truyền, vận động ..................................................... 59

3.1.2. Về hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

gắn với xây dựng nông thôn mới ....................................................................... 61

3.1.3. Về hoạt động xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh

thần của hội viên phụ nữ .................................................................................... 63

3.1.4. Về hoạt động dạy nghề, tƣ vấn, hỗ trợ phụ nữ; chuyển giao và ứng

dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ

công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. ................................... 65

3.1.5. Về hoạt động xây dựng và phản biện xã hội........................................... 67

3.1.6. Về hoạt động xây dựng và tổ chức Hội, chú trọng đào tạo, nâng cao

chất lƣợng cán bộ Hội các cấp ........................................................................... 68

3.2. Hạn chế........................................................................................................ 69

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78

PHỤ LỤC.......................................................................................................... 84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCĐ Ban chỉ đạo

CP Chính phủ

CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

NQ Nghị quyết

LHPN Liên hiệp Phụ nữ

TW Trung ƣơng

UBND Ủy ban nhân dân

QĐ Quyết định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định về vai trò của phụ nữ: "Non sông

gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già ra sức dệt thêu mà thêm tốt

đẹp rực rỡ" [38, Tr.10]. Ngƣời còn trao tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng:

"Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang". Xuyên suốt lịch sử giữ nƣớc

và xây dựng đất nƣớc, phụ nữ Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng. Dù

trong hoàn cảnh nào, thời đại nào, ngƣời phụ nữ Việt Nam cũng luôn vừa là

hậu phƣơng, vừa là tiền tuyến vững chắc. Ngày nay, đất nƣớc đang trong thời

kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, càng không thể thiếu vắng vai trò

của ngƣời phụ nữ.

Trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, cũng không thể thiếu bàn tay

của ngƣời phụ nữ. Xây dựng nông thôn mới là quá trình phát triển nông thôn

một cách có định hƣớng, phù hợp với giai đoạn đất nƣớc đẩy nhanh tiến trình

công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hơn 70% sống ở khu vực nông thôn, hơn ai

hết, phụ nữ vừa là chủ thể vừa là ngƣời trực tiếp thụ hƣởng những thành quả

tốt đẹp do nông thôn mới mang lại. Nhiệm vụ phụ nữ trong xây dựng nông

thôn mới là tăng cƣờng năng lực và đóng góp phát triển nông thôn bền vững.

Sự vào cuộc tích cực của chị em sẽ tác động rất lớn tới thành công của chƣơng

trình. Vì vậy, xác định tham gia xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm và

nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội Phụ nữ trong giai đoạn hiện nay.

Nhận thức đƣợc điều đó, Đảng và Nhà nƣớc ngày càng quan tâm phát

huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ để Hội thực sự là tổ chức đoàn kết các

tầng lớp phụ nữ, phát động và hƣớng dẫn các phong trào để năng lực của phụ

nữ đƣợc tăng cƣờng. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu của công cuộc công nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

2

hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế, "tình hình phụ nữ và

công tác phụ nữ còn đặt ra với nhiều thách thức mới" [20, Tr.1]. Do vậy,

nghiên cứu, tổng kết, đánh giá những thành công, hạn chế trong quá trình tổ

chức và hoạt động của Hội sẽ làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng, qua đó

rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, góp phần hoàn thiện chủ trƣơng,

chính sách của Đảng.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ, có nhiều tộc ngƣời sinh

sống. Trong bất cứ thời kì lịch sử nào, phụ nữ Thái Nguyên cũng có những

đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết Hội

nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá X về nông nghiệp, nông dân,

nông thôn mà cốt lõi là xây dựng nông thôn mới, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Thái Nguyên đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng trong quá trình tổ chức vận

động phụ nữ "chung sức xây dựng nông thôn mới". Nhƣng ở Thái Nguyên

"bạo lực gia đình có nhiều diễn biến phức tạp, nhận thức về bình đẳng giới

còn hạn chế do trình độ dân trí không đồng đều, đời sống nhân dân gặp nhiều

khó khăn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số" [10,

Tr.1].

Vì vậy, tìm hiểu việc tổ chức thực hiện phong trào xây dựng nông thôn

mới của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 2008 đến năm 2012 nhằm tổng kết

thực tiễn, chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế, đúc rút kinh nghiệm; khẳng định,

vị trí, vai trò quan trọng của Tỉnh Hội Phụ nữ với tƣ cách là một bộ phận trong

hệ thống chính trị của tỉnh, là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Với những lí do trên, tôi chọn đề tài: "Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái

Nguyên với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (2008 – 2012)" làm Luận

văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3

- Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt

Nam nói chung đã có nhiều công trình đƣợc công bố:

Năm 1970, Nxb Phụ nữ cho xuất bản cuốn "Văn kiện Đảng về công tác

vận động phụ nữ (1930 – 1969", Đây là cuốn sách tập hợp các trích đoạn các

văn kiện hay nghị quyết của Đảng về công tác vận động phụ nữ từ khi thành

lập Đảng đến năm 1969. Cuốn sách trình bày các quan điểm, đƣờng lối của

Đảng về cuộc vận động phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng.

Năm 1995, Nxb Phụ nữ lạ cho ra đời cuốn sách "Những quan điểm cơ

bản trong công tác vận động phụ nữ". Các tác giả đã phân tích những quan

điểm cơ bản của Đảng trong công tác vận động phụ nữ tham gia cuộc đấu

tranh giải phóng dân tộc.

- Luận văn thạc sĩ:

"Đảng với cuộc vận động phụ nữ 1930 – 1945" (2008) của Nguyễn Thị

Hà, lƣu tại Thƣ viện Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, là một

công trình nghiên cứu có hệ thống quá trình phát triển phong trào phụ nữ

trong cuộc vận động giải phóng dân tộc giai đoạn 1930 – 1945.

Tác giả Trần Thị Minh Hải trong tác phẩm "Đảng với cuộc vận động phụ

nữ từ năm 1986 đến năm 2009’’ (2010), đã nêu lên những quan điểm của chủ

nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vận động phụ nữ; làm rõ sự

lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác vận động phụ nữ,từ đó rút ra

những kinh nghiệm phục vụ thực tiễn.

Trong Luận văn thạc sĩ "Tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ

tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010" (2011), tác giả Đoàn Thị Yến

đã trình bày quá trình xây dựng hệ thống tổ chức và hoạt động của Hội Liên

hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh từ năm 1997

đến năm 2010.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

4

Năm 2002, BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên cho phát hành

cuốn Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Thái Nguyên (1930 - 2000)" . Các tác giả

trình bày khái quát về lịch sử phát triển phong trào phụ nữ tỉnh từ năm 1930

đến năm 2000. Tổ chức và hoạt động của Hội cũng đƣợc đề cập tƣơng đối có

hệ thống.

Ngoài những công trình khoa học nêu trên, còn có nhiều cuộc hội thảo

khoa học và các hoạt động liên quan đến đề tài Luận văn. Đáng chú ý là, ngày

29/3/2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Gia Lâm (Thành phố Hà Nội) phối

hợp với Phòng Kinh tế huyện tổ chức Hội thảo khoa học: " Vai trò phụ nữ

trong Chương trình xây dựng nông thôn mới". Hội thảo làm rõ những khó

khăn, thuận lợi trong việc phát huy vai trò của cán bộ, hội viên khi tham gia

chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; những cách làm hay và kết quả bƣớc

đầu trong thực hiện chƣơng xây dựng nông thôn mới.

Ngày 6/7/2012, tại Thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên), Văn

phòng điều phối Trung ƣơng Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông

thôn mới phối hợp với tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo về chƣơng trình

xây dựng nông thôn mới các tỉnh phía Bắc. Hội thảo có ý nghĩa quan trọng

trong việc tìm ra giải pháp tháo gỡ vƣớng mắc, giúp các tỉnh có cơ sở pháp lí

chỉ đạo thống nhất để thực hiện thành công mục tiêu của chƣơng trình.

Tất cả những công trình khoa học nêu trên đã đề cập ở mức độ khác nhau

về hoạt động và vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng do Đảng tổ

chức và lãnh đạo. Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có một công trình khoa học

nào đề cập có hệ thống về vấn đề Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên với

phong trào xây dựng nông thôn mới dƣới góc độ khoa học Lịch sử.

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

5

Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình tham gia cuộc vận động xây dựng

nông thôn mới của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn không gian: Tỉnh Thái Nguyên với diện tích 3.541,67 km, gồm

9 đơn vị hành chính, 180 xã.

Giới hạn thời gian: Từ khi có Nghị quyết Trung ƣơng lần thứ 7 (8/2008)

đến năm 2012. Tuy nhiên, để làm nổi bật hoạt động của phụ nữ Thái Nguyên

trong phong trào xây dựng nông thôn mới, Luận văn đề cập hoạt động của Hội

trong những năm trƣớc đó.

4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tài liệu

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tham khảo các nguồn tài liệu sau:

- Các văn kiện của Đảng, các bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh,

các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên.

- Các báo cáo tổng kết, sơ kết của Tỉnh Hội Phụ nữ Thái Nguyên.

- Các sách và bài báo khoa học có liên quan đến đề tài.

- Tài liệu khảo sát thực tế tại tỉnh Thái Nguyên.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng phƣơng pháp luận sử

học Mác – Lênin; sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp

logic là chủ yếu. Ngoài ra, các phƣơng pháp so sánh, thống kê cũng đƣợc vận

dụng trong Luận văn.

5. Đóng góp của đề tài

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!