Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh
PREMIUM
Số trang
303
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1701

Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguyễn Đăng Mạnh

Hồi ký

Hà Nội 2008

1

Mục lục

Mở đầu................................................................................................................... 2

Phần một - Gia đình. Những ngày thơ ấu. Thời học sinh và quá trình công tác .. 4

Chương I: Gia đình – Những ngày thơ ấu......................................................... 5

Chương II: Thời học sinh................................................................................ 11

Chương III: Quá trình công tác ....................................................................... 34

Phần hai - Hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học . Một số thành tựu............ 61

Chương IV: Từ dạy học đến nghiên cứu, phê bình văn học ........................... 62

Chương V: Những bước thăng trầm của công cuộc đổi mới và những vụ

“đánh đấm” “qui kết, chụp mũ” của cánh bảo thủ và cơ hội chủ nghĩa. ........ 76

Chương VI: Một số thành tựu nghiên cứu, phê bình văn học......................... 97

Phần ba - Tư liệu riêng về một số nhà văn Việt nam hiện đại.......................... 119

Chương VII: Hồ Chí Minh............................................................................ 121

Chương VIII: Tố Hữu ................................................................................... 132

Chương IX: Xuân Diệu ................................................................................. 143

Chương X: Hoàng Cầm................................................................................. 172

Chương XI: Hoài Thanh................................................................................ 175

Phần bốn - Tư liệu riêng về một số nhà văn Việt nam hiện đại (Tiếp theo)..... 186

Chương XII: Nguyễn Công Hoan ................................................................. 187

Chương XIII: Nguyễn Tuân.......................................................................... 190

Chương XIV: Nguyên Hồng ......................................................................... 216

Chương XV: Nam Cao.................................................................................. 225

Chương XVI: Tô Hoài .................................................................................. 230

Chương XVII: Thanh Tịnh............................................................................ 241

Phần năm - Tư liệu riêng về một số nhà văn Việt nam hiện đại (Tiếp theo).... 245

Chương XVIII: Nguyễn Đình Thi................................................................. 246

Chương XIX: Nguyễn Khải .......................................................................... 258

Chương XX: Nguyên Ngọc........................................................................... 264

Chương XXI: Hoàng Ngọc Hiến .................................................................. 267

Chương XXII: Dương Thu Hương ............................................................... 277

Chương XXIII: Lưu Công Nhân................................................................... 283

Chương XXIV: Hữu Thỉnh ........................................................................... 288

Chương XXV: Nguyễn Huy Thiệp ............................................................... 291

Chương XXVI: Trần Đăng Khoa.................................................................. 295

Kết luận ............................................................................................................. 299

2

Mở đầu

( Tuổi “ tuyển hồi” )

Những ngày gần đây, tôi bỗng cảm thấy mình đã già thật rồi. Bẩy mươi

sáu tuổi, chả già thì còn trẻ với ai! Không, tôi muốn nói tâm lý người già kia.

Đúng thế, gần đây tôi tự thấy có tâm lý người già. Nghĩa là thích nhớ về quá

khứ, thích săn sóc đến những kỷ niệm. Có mấy biểu hiện thế này: đầu năm nay,

đột nhiên tôi muốn về quê để dự hội làng. Hội làng Thổ Khối quê tôi tổ chức

vào đầu xuân. Hội to lắm, có tế lễ, có rước xách linh đình. Làng tôi ở ngay ngoại

thành Hà Nội, qua cầu Chương Dương rẽ phải chỉ mấy cây số là tới. Tuy thế, có

bao giờ tôi nghĩ đến chuyện về làng xem hội đâu. Thế mà năm nay... Cũng năm

nay tôi còn có nhu cầu về thăm lại nơi mình sinh ra. ( làng Quần Phương Hạ,

nay thuộc xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định). Ông bố tôi thời

Pháp thuộc từng làm lục sự ở Hải Hậu một thời gian. Khi gia đình chuyển đi nơi

khác, tôi mới lên chín tuổi. Tính đến nay, đúng 66 năm. 66 năm, bỗng có nhu

cầu trở lại! Ngoài ra tôi còn có hứng thú thu thập các tấm ảnh chụp ngày xưa và

ngồi cặm cụi cả buổi để phân loại, chọn lọc, sắp xếp theo chủ đề này khác.

Nhớ hồi tôi được giao làm Tuyển tập Nguyễn Tuân, cụ Nguyễn có nói nửa

đùa nửa thật với tôi : “ Thế là mình đã đến tuổi “ tuyển hồi ” ( tuổi làm tuyển tập

và viết hồi ký). Lúc ấy (1980), Nguyễn Tuân mới 70 tuổi. Tôi bây giờ đã 76.

Cũng sắp in Tuyển tập và đã có người xui viết hồi ký.

* *

*

Viết hồi ký để làm gì nhỉ? Viết hồi ký thì ích gì cho mình và cho người

khác? Hình như tỏ bầy hết sự thật của đời mình cũng là một khoái thú riêng của

con người ta. Khoái thú được giải toả. Có ai đó nói rằng, mọi khoái cảm trên đời

đều là sự trút ra khỏi bản thân mình (décharger) một cái gì đó. Với mình thì thế.

Nhưng còn với người? Người ta thích đọc hồi ký của những danh nhân, của

những nhà hoạt động chính trị tầm cỡ quốc gia, quốc tế hay của những nhà văn

hoá lớn... Biết được bí mật của cuộc đời danh nhân là biết được những thông tin

có ý nghĩa quốc gia đại sự, biết được kinh nghiệm của nền văn hoá một dân tộc.

Vậy tôi viết hồi ký với tư cách gì? Chỉ để cho mình được giải toả cũng

được chứ sao! Ngoài ra, liệu còn có ích cho ai nữa không? Tôi không tin lắm.

Cũng có thể có tác dụng trong một phạm vi hẹp, trước hết đối với những người

thân, ngoài ra là những ai coi cuộc đời riêng của tôi cũng có một cái gì đó đáng

tò mò và sự nghiệp viết lách của tôi không đến nỗi hoàn toàn vô giá trị. Nghĩa là

cũng muốn tìm hiểu, cũng muốn giải thích.

Ngoài ra tôi tuy không phải nhân vật lịch sử, nhưng sự tình cờ đã đưa đẩy

tôi được chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như Cách mạng tháng Tám

hay Cải cách ruộng đất...vv., và biết được một ít chuyện riêng của một số danh

nhân như Hồ Chí Minh, Tố Hữu, và nhiều nhà văn hoá lớn như Nguyễn Tuân,

3

Xuân Diệu, Tô Hoài, Nguyên Hồng...vv.. Tất nhiên những sự kiện này và những

nhân vật kia người ta đã nói nhiều, viết nhiều rồi theo cách nhìn quan phương

chính thống. ở đây tôi chỉ nói những hiểu biết trực tiếp của riêng tôi với cách

nhìn rất chủ quan của tôi. Nhưng chính vì thế mà, biết đâu đấy, lại có thể đem

đến những thông tin riêng, những ý vị riêng.

4

Phần một - Gia đình. Những ngày thơ

ấu. Thời học sinh và quá trình công

tác

5

Chương I: Gia đình – Những ngày thơ ấu

Giấy khai sinh của tôi ghi: sinh ngày 18 - 3 - 1930 tại làng Quần Phương

Hạ, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Nguyên Quán: làng Thổ Khối, tổng Cự

Linh, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. ( nay thuộc phường Cự Khối, quận Long

Biên, Hà Nội).

Làng Thổ Khôi nằm vắt ngang đê sông Hồng, ruộng ít, dân làng ít người

sống bằng nghề nông, chủ yếu đi học, làm quan, làm viên chức, làm thuyền thợ

hay buôn bán. Làng chỉ có một nghề truyền thống là làm vàng mã. Gái làng suốt

ngày ngồi bẻ nan thoăn thoắt, phết hồ, dán giấy, làm thành những thoi vàng, thoi

bạc dùng cho cõi âm. Làng ít ruộng nên dân xuất ngoại rất nhiều, ở đâu cũng có

: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Yên, Nam Định, Thanh, Nghệ, Tĩnh, Sài Gòn...vv..

Khi tôi sinh ra thì bố tôi đang giữ chức lục sự ( Coi việc án từ ở các phủ

huyện thời Pháp thuộc ) ở huyện Hải Hậu. Ông đọc được chữ Hán và biết làm

thuốc. Ông có nhiều sách chữ Hán, đều là sách thuốc Tầu. Có lúc tôi thấy ông

mời hẳn một thày lang đến nhà để học nghề. Ông cũng thích làm thơ. Nhiều

đêm, đã khuya, thấy ông thức dậy, thắp đèn làm thơ. Hồi ấy ông làm việc ở phủ

Thái Ninh, tỉnh Thái Bình. ở đây có một viên tổng đốc về hưu tên là Nguyễn

Năng Quốc. Ông này thường gọi một số viên chức trong phủ đến nhà uống rượu,

ngâm thơ. Ông bố tôi xem chừng rất hào hứng chuẩn bị cho những buổi thơ phú

thù tạc như thế. Tôi không hiểu thơ phú của ông có hay ho gì không, chỉ thấy tài

hoa của ông thể hiện rất rõ ở các thú chơi như trồng hoa, thư pháp, đồ cổ, nuôi

gà chọi, chim hoạ mi, các loại chó cảnh, mèo cảnh... Ông đặc biệt sành sỏi về

nghệ thuật tỉa thuỷ tiên. Hàng năm cứ đến giáp Tết âm lịch ông lại lên Hà Nội

mua về một sọt thuỷ tiên củ. Ông chọn lấy những củ cho là đẹp rồi ngồi cả buổi

gọt tỉa bằng một mũi dao trổ. Phải tỉa như thế nào đó để khi thuỷ tiên trổ lá, trổ

hoa thì dò hoa mọc thẳng vút trên cái nền lá quấn quýt uốn râu rồng. Lại phải

làm sao cho hoa nở theo ý muốn của mình đúng vào đêm giao thừa. Trời lạnh thì

áp đèn để thúc. Trời nóng thì lại phải cuốn giò hoa bằng giấy bản dấp nước để

hãm. Có lần ông đã đem thuỷ tiên đi thi ở đình Hàng Bạc, Hà Nội và được ăn

giải nhì. Lần ấy, tôi có được ông cho đi theo. Tôi nhớ giải là một bức trạm nổi

trên gỗ thiếp vàng một đôi chim đậu trên một nhành mai. Ông cũng rất sành sỏi

trong nghệ thuật trồng lan. Trên dàn hoa thì treo la liệt phong lan, dưới sân thì

bầy hàng trăm chậu địa lan đặt trên đôn sứ hay bệ gạch. Tôi nhớ lõm bõm những

cái tên địa lan rất đẹp: Đại Kiều, Tiểu Kiều, Bạch Ngọc, Mặc lan...vv.. Một

trong những kỷ niệm của tôi thời nhỏ là luồn lỏi giữa những chậu lan, tìm bắt

những con dế chui dưới chậu lan hay các khe của những bệ gạch. Ông cũng rất

mê chim hoạ mi. Trong nhà, ngoài hiên la liệt những lồng chim. Cái to, cái nhỏ,

có cái cao hàng vài ba thước, tất cả đều quang dầu. Suốt ngày ríu ran tiếng chim

hót. Ông đặc biệt thích thú nuôi chim chọi. Phải biết chọn chim theo hình tướng

: đầu thế nào, mắt thế nào, thân thế nào, chân, cựa thế nào...vv... Lại phải nuôi

6

kèm chim mái để “ xuỳ” cho chim đực chọi nhau. Nuôi chim thì hết sức cầu kỳ.

Gần đến mùa thi thì nước uống phải là nước sâm, thức ăn là gạo tấm tẩm lòng

đỏ trứng gà rồi xấy khô. Tẩm đi tẩm lại đến khi nào hạt tấm có màu nâu xẫm

mới thôi. Rồi phải tẩm bổ thêm cào cào, châu chấu, dế, thậm chí cả đông trùng

hạ thảo... Hàng năm những cuộc thi chọi chim hoạ mi thường được tổ chức ở

đình Ngọc Hà, Hà Nội. Ông bố tôi cũng nhiều lần đưa chim đi thi và được giải.

Bố tôi tính lành nhưng ham chơi. Cái gì cũng thích. Trà Tàu, thuốc lào,

thuốc phiện, chơi hoa, chơi chim, chọi gà, nuôi mèo, nuôi chó, chơi hoành phi

câu đối, đồ cổ, hát ả đào. Trong nhà, trong tủ bầy đủ cả: điếu ống, điếu bát, bàn

đèn, các kiểu tẩu hút thuốc phiện, ấm chén cổ, lọ hoa, độc bình, đàn nguyệt, đàn

đáy, trống chầu, dùi trống có khắc thơ Đường... Ông mê hát ả đào và mê cả cô

đầu nữa. Mẹ tôi có lần nói, ông ấy mê gái đến không biết sợ là gì nữa. Có năm

bệnh dịch phát triển ở địa phương. Đường xá vắng tanh, nhất là ban đêm. Người

ta sợ quan ôn đi lùng bắt phu xuống âm phủ. Thế mà ông ấy vẫn cứ đi đến xóm

hát như thường, không sợ gì cả.

Mẹ tôi đúng là điển hình của một bà vợ viên chức. Chẳng làm gì cả. Nấu

ăn đã có đầy tớ. Bế bồng, chăm bẵm con nhỏ, đã có vú em. Chỉ thỉnh thoảng đi

chợ, có con sen cắp rổ đi theo. Thường thường khi bố tôi đi làm thì bà cùng một

số vợ viên chức khác họp nhau đánh tổ tôm, tài bàn. Bà rất thích nghe đọc

truyện cổ và thuộc rất nhiều truyện nôm như Kiều, Nhị độ mai, Hoàng Trừu,

Tống Trân Cúc Hoa, Phan Trần... Cho đến nay tôi vẫn còn nhớ hình ảnh này

của bà: Cơm trưa xong, nằm nghiêng trên tấm phản quang dầu, nhai trầu và hút

thuốc lá sâu kèn, nghe con gái - Chị cả tôi - đọc tiểu thuyết cổ, hết Chinh Đông,

Chinh Tây, lại đến Tam quốc chí, Hán Sở tranh hùng, Phấn trang lâu, Bình Sơn

Lãnh yến...vv.. Hàng năm bà thường đưa các con đi chơi các hội chùa: hội Phủ

Giầy, Chợ Viềng Hải Lạng, đền Sòng, Phố Cát, hội Trường Yên...vv..

Tôi không thể không nói đến một người trong gia đình rất có ảnh hưởng

tới tôi thời thơ ấu: bà chị cả tôi. Bà tên là Nguyễn Kim Hồi, hơn tôi đúng một

giáp. Chị tôi thời con gái rất xinh đẹp, nhưng tính cách hết sức táo tợn. Cho đến

nay, tôi chưa từng gặp một người con gái nào táo tợn đến mức ấy: dám vào lớp

học đang giờ giảng bài, xin phép thầy giáo rồi đi thẳng đến một cậu học trò vừa

trêu ghẹo mình, tát trái cho một cái rồi đàng hoàng đi ra; bố đi vắng, mời bạn

trai đến nhà, đốt pháo đón mừng; thuê thuyền đi chơi trên sông với bạn trai; con

gái mới mười sáu, mười bảy mà rất hách dịch: bắt đầy tớ lớn tuổi hơn mình xoè

bàn tay ra, lấy thước kẻ đánh vì tội giặt quần áo, rũ không sạch mùi xà phòng;

các em lười học thì phạt bằng cách vẽ vòng tròn dưới đất, bắt đứng đó không

được bước ra ngoài khi chưa cho phép. Tính cách như thế khiến các em sợ hơn

cả bố mẹ. Đặc biệt, con gái mà đi đánh ghen hộ mẹ: đưa đầy tớ đến nhà hát,

đánh chửi cô đầu. Chị tôi rất mê thơ lãng mạn và các loại tiểu thuyết của Tự lực

văn đoàn, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thanh Châu, Ngọc

Giao, Lan Khai, Lê Văn Trương…vv.. Hứng lên, ngồi một mình cũng cao giọng

ngâm thơ sang sảng… Hồi gia đình tôi chuyển sang Phủ Nghĩa Hưng, Nam

Định, có thuê một ngôi nhà lầu : chị tôi mua đủ thứ sách báo chất lên một căn

7

buồng trên gác: Ngày nay, Tiểu thuyết thứ bảy, Hà Nội báo, Loa, Tri Tân, Thanh

Nghị … và các loại thơ ca, tiểu thuyết kể trên. Bố tôi rất quan liêu, tuy cấm con

gái không được đọc tiểu thuyết, nhưng không bao giờ lên gác để biết có cả một

kho sách báo trên đó. Kho sách báo này đã là một thư viện phong phú và đầy

hấp dẫn đối với tôi từ tuổi thiếu niên nhi đồng.

Tôi học tiểu học ở trường huyện. Học thì lười, chỉ ham chơi. Rất mê

truyện kiếm hiệp, truyện cổ Tầu. Thích vẽ tranh phỏng theo những tranh minh

hoạ trong các truyện, thích nhất vẽ hiệp sĩ múa gươm, phi thân lên mái nhà, và

những ông tướng Tầu: Quan Công, Trương Phi, Lã Bố… ấy thế mà cũng có

nhiều thằng bạn rất phục. Chúng phải đổi vài ba tờ giấy trắng để lấy một bức vẽ

của tôi.

Tôi từ nhỏ đã không thích sinh hoạt tập thể. Bố mẹ tôi muốn cho tôi sinh

hoạt trong đội Sói con ( louveteau) của trường huyện: cắm trại, mặc đồng phục,

hát đồng ca, nấu ăn chung, vui chơi tập thể…vv.. Tôi ở với họ nửa buổi rồi thừa

lúc họ không để ý, lủi trốn về nhà. Tôi không thích sinh hoạt tập thể, có lẽ một

phần vì ít tiếp xúc với người ngoài, nhát, vụng về trong giao tiếp, làm gì cũng

lúng túng, chậm chạp. Nhưng quả thực từ nhỏ tôi đã có thói quen sống và chơi

một mình. Mẹ tôi sinh tất cả mười một lần, nhưng chỉ nuôi được 6: hai trai, bốn

gái. Anh tôi từ nhỏ đã được gửi cho một ông cậu làm giáo viên ở tỉnh Bắc Ninh

kèm cặp cho. ở nhà còn lại toàn con gái, tôi chơi với ai được! Đành chỉ chơi một

mình. Nghĩa là ngồi một mình, tưởng tượng ra đủ thứ chuyện phỏng theo những

sách vở đọc được, đặc biệt là các truyện võ hiệp, truyện cổ Tầu, truyện tình lãng

mạn…Tất nhiên bao giờ cũng biến mình thành một nhân vật chính trong đó.

Phải nói rằng tôi từ nhỏ đã có một đầu óc rất giàu tưởng tượng đến mức như là

bệnh hoạn, cứ nhắm mắt lại là lập tức như lạc vào một thế giới hoang đường

nào.

Nếu không ngồi chơi một mình thì đi lang thang vớ vẩn ở phố huyện hay

trên những cánh đồng, bờ đê, đường làng, ngõ xóm, bắt cào cào, châu chấu,

chuồn chuồn, chui vào các đền miếu quanh vùng, trèo cây, hái quả, vừa đi vừa

tưởng tượng. Tôi rất thích quả bàng chín. Nó có một vị ngọt ngọt chua chua rất

riêng và một hương thơm riêng. Về sau này, ngẫm ra, tôi gọi đấy là hương vị

của mùa thu. Ăn một quả bàng chín như nuốt vào trong bụng hương vị của mùa

thu. Không hiểu sao tôi cũng rất thích mùi thuốc pháo và mùi hơi ét xăng ô tô.

Hễ có xe ô tô đi qua trước nhà, thế nào cũng phải chạy ra hít lấy hít để… Sau

này đọc bài Tựa Tây Sương Ký của Thánh Thán, thấy ông kể ra la liệt các thứ

khoái trên đời, trong đó có cái khoái ngửi mùi thuốc pháo. Té ra cái khoái của

tôi cũng không phải là cá biệt.

Thấm vào tâm hồn tôi cho đến mãi bây giờ là cái gọi là không khí những

phố huyện, phố phủ ngày xưa: ấy là một đoạn đường đất hoặc rải đá khoảng ba

bốn trăm mét, hai bên có vài hàng cơm, hàng phở, quán nước, một trạm dây

thép, một trạm y tế, vài cửa hiệu tạp hoá, xa xa nơi đầu phố hay cuối phố là một

trường tiểu học. To tát oai nghiêm hơn cả là dinh quan huyện, ngoài cổng có

lính gác. Ra vào cửa quan là mấy thầy thừa, thầy lục, mấy ông xã, ông lý ở các

8

làng lên hầu kiện, mấy anh nho lại áo the, khăn xếp, cắp ô. Tỏ ra bận rộn hơn cả

là mấy chú lính cơ, lính lệ chạy ra chạy vào. Văn minh nhất huyện là mấy thầy

giáo cấp một thường vận Âu phục, đi đứng nghiêm trang. Quan huyện thì dường

như là người của một thế giới khác. Đi đâu có trống báo hiệu và chỉ thấy một

chiếc xe ô tô hòm kính lướt nhanh qua phố huyện.

Nói chung phố huyện là một cảnh sống đơn điệu, quẩn quanh, nhạt tẻ.

Buồn vắng hơn nữa là về ban đêm. Các cửa hàng đèn dầu leo lét, tù mù giữa

cảnh đêm tối thăm thẳm.

Phố huyện thường xa thành phố, gần nông thôn. Kề ngay phố huyện là

đồng ruộng, làng mạc, là bờ tre, nương dâu, là cánh cò, cánh vạc, con trâu kéo

cày, là những dân quê lam lũ chân lấm tay bùn… Cho nên từ huyện lên tỉnh thì

cũng coi như là từ nhà quê ra tỉnh.

Môi trường sống thời thơ ấu có ảnh hưởng rất quan trọng đối với năng lực

cảm thụ văn chương của tôi. Từ những thú chơi cổ điển của ông bố tôi, tôi rất dễ

cảm nhận được vẻ đẹp “ vang bóng một thời” của văn Nguyễn Tuân. Và cảnh

làng quê, cảnh phố huyện đã khiến tôi dễ nhập thân ngay vào thế giới nghệ thuật

của những Thạch Lam, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Đỗ Đức Thu, Bùi

Hiển, Tô Hoài, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hoàng Cầm…vv.., thế giới của những

phố huyện nghèo, của những nhân vật quan lại, lính tráng, viên chức nhỏ, hương

lý, của những cảnh sông dài trời rộng, những bến sông hoang vắng, của linh hồn

đồng quê cổ kính, bình dị miền Bắc bàng bạc một chất thơ buồn… Đó cũng là

cái buồn của ca dao, của chèo. Đọc một câu ca dao, nghe một làn điệu chèo, bao

giờ tôi cũng thấy hiện lên trong trí tưởng tượng của mình cảnh đồng quê heo hút

ngày xưa khiến nhiều khi chảy nước mắt.

Trí nhớ của con người ta có những quy luật riêng của nó mà con người

không ý thức được, không làm chủ được. Có những hình ảnh rất xa xưa và

không có ý nghĩa gì cả, tự nhiên cứ hiện lên trong trí nhớ của ta, có thể gọi là

những hồi ức ngoài ý muốn (mémoires involontaires). Tôi thường có những hồi

ức như vậy. Chẳng hạn, bỗng nhớ một ông già tên là Xã An, mặc quần trắng, áo

dài trắng, có những cái khuy cài nâu nâu màu hổ phách. Không hiểu sao lại nhớ

cụ thể cả tên ông ta, tuy không biết ông là ai. Gần đây hỏi chị tôi, chị tôi cho

biết, ông Xã An là chủ ngôi nhà cha mẹ tôi thuê hồi bố tôi làm việc ở huyện Hải

Hậu (Nam Định). Lúc đó tôi chỉ độ năm, sáu tuổi. Trong trí nhớ của tôi cũng

hay hiện lên hình ảnh một khu vườn rau vào mùa thu. Có những luống cải thưa

thớt, xác xơ, mấy cái ngồng cải cao vọt lên với những bông hoa nở vàng. Vài

con bướm trắng bay chập chờn quanh những bông hoa. Rồi hình ảnh người vú

em, tuy đã luống tuổi, nhưng chúng tôi vẫn gọi là Chị – Chị Đại. Chị có một cái

nốt ruồi lớn ở dưới mắt phải. Chị vừa quét sân vừa đọc ngân nga mấy câu lục bát

để đùa ghẹo tôi:

Nước Hải Lạng vừa trong vừa mát,

Đường Hải Lạng lắm cát dễ đi

Cô Sĩ kia xinh đẹp làm chi

Để cho câu M. trở đi trở về…

9

Lúc này, bố tôi đã chuyển về làm việc ở phủ Nghĩa Hưng (Nam Định).

Tôi đã hơn 10 tuổi. Vào dịp đầu xuân, Hải Lạng (thuộc phủ Nghĩa Hưng) mở

hội, có đấu cờ người. Mỗi quân cờ là một cô gái đồng trinh cầm một cái biển có

ghi chữ Tướng, Sĩ, Tượng…vv… Những cô được chọn cầm biển tướng, sĩ là

những cô xinh đẹp hơn cả. Hầu như năm nào tôi cũng cùng gia đình đi xem hội

làng Hải Lạng. Chúng tôi đi thuyền xuôi từ thị trấn Nghĩa Hưng tới Hải Lạng, kề

ngay bến sông. Một hình ảnh khác cũng thường trở đi trở lại trong trí nhớ của

tôi: một người đàn bà ăn mày, rách rưới, mắt loà, bước rờ rẫm lên hè nhà tôi

trông ra chợ phủ Thái Ninh, vừa bước đi, miệng vừa ngốn một ngọn rau muống.

Lúc này bố tôi đã chuyển tới làm việc ở phủ Thái Ninh (Thái Bình). Tôi đã 13,

14 tuổi…vv… Những hình ảnh ấy chẳng có ý nghĩa gì. Chúng chỉ gợi lên không

khí của một thời rất xa xưa một đi không trở lại. Và tôi cảm thấy buồn, một nỗi

buồn vu vơ. Những cảnh ấy nay còn không? Những con người ấy chắc đã chết

cả rồi! Hồn họ đang ở đâu? “Hồn ở đâu bây giờ!” (Vũ Đình Liên)

Nhưng có những kỷ niệm cũng rất vụn vặt thôi, và cũng hiện lên trong trí

nhớ tôi một cách tự phát, mà sao cứ ám ảnh sâu sắc và có tác động rất lớn, rất

lâu dài tới tâm lý, tính cách của tôi. Nói đến những kỷ niệm ấy, tôi thấy nhất

thiết phải kể đến chi tiết này- một chi tiết rất nhỏ, có thể nói là chẳng có nghĩa lý

gì, vậy mà sao nó cứ theo đuổi tôi đến tận bây giờ và có lẽ cho tới khi nhắm mắt.

Một chi tiết thực sự có ảnh hưởng đến cá tính, tính cách của tôi: hồi đó tôi mới

khoảng 11, 12 tuổi gì đó, có một lần ông bố tôi sai tôi múc cho ông một thau

nước rửa mặt. Tôi múc vài gáo nước vào thau rồi bưng đến cho ông. Nhìn vào

thau, thấy ít nước quá, ông nhăn mặt: “Cái thằng, sao bủn xỉn, bần tiện thế!”.

Đấy, chi tiết chỉ có thế thôi, thế mà tôi cứ ấm ức, xấu hổ và rất tự ái, thấy mình

bị coi là bần tiện, là bo bíu, là tiểu nhân, là không đường hoàng, nói chung là

đáng khinh bỉ, chẳng làm nên trò trống gì …Từ đó, có thể nói, mọi hành vi của

tôi trong sinh hoạt đời thường hay trong công tác, trong cách ứng xử với người

này người khác, trong hoạt động văn học…vv... đều là những cố gắng sao cho

người đời đừng khinh mình là keo bẩn, tiểu nhân, không đường hoàng… Dù

nghèo túng không bao giờ lèm nhèm trong chuyện tiền bạc. Việc không làm

được thì tránh không làm. Phát biểu hay viết lách về cái gì, phải biết đến nơi đến

chốn, biết đến đâu, nói đến đấy và phải có ý kiến riêng, không được thế thì thôi,

không nói, không viết. Không cầu cạnh người sang, người trên để họ có thể

khinh mình. Trời cho cái gì thì hưởng cái đó, không cay cú, cố đấm ăn xôi,

không xin xỏ, hay tranh cuớp của ai… Nói chung tôi quan niệm được làm chủ

bản thân mình là sướng nhất. Vì thế không làm bất cứ điều gì vượt quá thân

phận, tầm vóc, khả năng của mình để rơi vào bị động, mất tự do, tự chủ và bị

thiên hạ khinh bỉ. Tôi rất thích dùng hai chữ sang trọng là vì thế. Sang trọng đối

lập với nhếch nhác, hèn hạ. Nghèo mà vẫn sang. “Phó thường dân” cũng có thể

sang. Thậm chí kém cỏi vẫn có thể sang, nghĩa là tự chủ trong phạm vi khả năng

của mình, tránh không bị khinh tức là sang. Và tôi đã viết một bài “ Về khái

niệm sang trong đánh giá văn học”.

Một kỷ niệm khác cũng có ảnh hưởng lớn tới tâm lý, tính cách của tôi:

10

chuyện tập xe đạp. Không hiểu sao tôi lại khốn khổ đến vậy trong việc tập đi xe

đạp. Hồi mười ba, mười bốn tuổi, học cấp II ở thành phố Nam Định, tôi đã cùng

mấy thằng bạn ở chung một nhà trọ tập đi xe đạp. Trèo lên xe, đạp mấy vòng,

nhưng cứ hễ thằng bạn giữ hộ xe buông tay ra là ngã đổ kềnh ra đất. Tập mãi

không được, đã thế lại còn bị toạc một mảng thịt ở ống chân, đến nay vẫn còn

vết sẹo. Sợ quá không dám tập nữa. Một chuyện ai cũng làm được, kể cả đàn bà

con gái hay đứa trẻ sáu bẩy tuổi, vậy mà mình không làm được. Nhục quá! Hèn

kém quá! Điều này khiến tôi luôn có tâm lý bi quan về năng lực của mình.

Nghĩa là thấy mình bất tài, bất lực, chẳng làm nên trò trống gì. Cho nên bị ai coi

thường, tuy cũng tức, nhưng liền đó lại tự thấy: nó khinh mình cũng phải thôi.

Mình là thằng hèn kém, nó khinh cũng chẳng oan ức gì.

Không thể tưởng tượng được cái nhục không biết đi xe đạp của tôi kéo dài

cho mãi đến khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc (1954). Lúc ấy tôi đã 24

tuổi. Trong chiến tranh, mấy ai có xe đạp mà đi. vì thế không biết đi xe đạp,

chưa thấy bức xúc lắm, và cũng không ai biết. Nhưng hoà bình rồi. Không biết

đi xe đạp thì nguy quá. Mà lộ ra thì xấu hổ chết được! Tôi quyết định, nhất định

phải tập, mà phải tập một mình, tập dấu, tập bí mật. Đợi lúc đêm xuống, tôi thuê

một cái xe đạp, dắt đến một chỗ vắng vẻ có đường dốc, rồi ngồi lên xe thả cho

nó lao xuống và cứ thế đạp phứa đi. Sau nhiều lần ngã, tôi đi được xe đạp.

Sướng quá! Thế là có quyết tâm thì cũng không đến nỗi kém cạnh ai. (Hồi này

gia đình tôi ở một vùng ven thị xã Thái Nguyên)

Có lẽ vì chuyện này mà tôi một mặt vẫn bi quan về năng lực của mình,

nhưng mặt khác cho rằng có quyết tâm thì cũng có thể vượt lên được. Đồng thời

tôi có tâm lí dễ dị ứng với những người có thái độ tự mãn và rất thông cảm với

những người bị đời khinh bỉ. Sau này trong học tập và nghiên cứu khoa học, tôi

luôn luôn gắng sức, cố vượt lên bản thân mình một cách âm thầm lặng lẽ. Tuy

vậy khi có ai đó đánh giá cao tài trí của mình, tôi tuy cũng thích, nhưng không

bao giờ tỏ ra hí hửng, thậm chí vẫn cứ ngờ ngợ: “Chẳng lẽ mình mà cũng có tài

thật sao!”

Xin nói thêm về một nét tính cách này mà tôi tự nhận thấy đã có từ nhỏ:

thực chất thì hèn nhát, nhưng lại muốn tỏ ra là dũng cảm. Chẳng hạn, vào các

đền miếu bỏ hoang, phá phách các đồ thờ cúng, lấy những cây gươm thờ múa

may chơi. Có khi đái cả vào bát hương. Những trò quậy phá ấy chẳng chết ai,

vậy mà cũng làm cho một số đàn bà, con gái hoảng sợ và nể phục. Đúng là thứ

anh hùng rơm.

Sau này lớn lên, tôi thích ăn nói ngang ngược, nhưng chỉ dám nói trong

phạm vi một công chúng vốn hâm mộ mình hoặc đồng tình với mình hay không

có khả năng hại được mình. Viết lách cũng thế. Không muốn nói xuôi chiều,

thích gai góc một chút, nhưng cũng chỉ trong giới hạn không nguy hiểm lắm đến

bản thân mình và vừa đủ cho một số người yếu bóng vía phải nể trọng.

11

Chương II: Thời học sinh

Học xong bậc tiểu học ở phủ Thái Ninh, tôi lên thành phố Nam Định học

thành chung (trung học cơ sở). Tôi thi vào trường công không đỗ. Đúng là nhà

quê ra tỉnh, nghĩ lại thật xấu hổ. Lớ ngớ thế nào đi lạc lung tung rồi nhầm phòng

thi. Thành phố Nam Định với những toà “nhà Tây”, lúc đó, đối với tôi, sao mà

hoành tráng mênh mông thế. Tâm trạng bối rối hoang mang như vậy thì làm bài

tất không ra gì. Tôi trượt là phải. Không được học trường công, tôi xin học

trường tư. ấy là trường cố đạo Xanh Tô-ma (Saint Thomas d‘Aquin). Thực ra thì

tôi học trường ngoại trú Đức Bà (Externat Notre Dame) đặt ở phố Pigneau de

Béhaine (nay là phố Bến Ngự). Có lẽ đây là một phân hiệu ngoại trú của trường

Xanh Tô-ma chăng? Hiệu trưởng là một cố đạo Tây, người thấp lùn, râu tóc bạc

phơ, gọi là cố lùn. (đối lập với một cố đạo khác cũng ở thành phố Nam Định gọi

là Cố Cao.) Dạy học là những thày dòng (Frères) còn trẻ, mặc áo trùng thâm, cổ

cồn trắng. Trường học nuôi cả một đàn dê cung cấp cho các bếp ăn hàng ngày

của các cha cố. Nhiều frères rất chải chuốt và có vẻ trai lơ nữa. Sáng thứ hai,

học sinh phải xếp hàng chào cờ trước tượng Đức Bà. Vào lớp thì phải đứng dậy

cầu kinh vài phút trước khi học bài. Vài tuần lễ lại có một buổi giảng kinh

Thánh, giống như ngoại khoá. Nói chung các frères dạy nghiêm túc, chuyên

môn vững, nhất là về khoa học tự nhiên. Những học sinh như tôi, không theo

đạo, thì được ghi vào danh sách kẻ ngoại đạo, vô đạo (paien). Tuy thế không

thấy có sự phân biệt đối xử gì cả.

Những học sinh thành phố nói chung lanh lẹn, hoạt bát, ăn mặc đẹp và

sang hơn học sinh nhà quê như tôi. Chúng thường bắt nạt tôi. Có lần tôi phản

ứng lại đã bị chúng đánh cho một trận nên thân ngay giữa sân trường. Tất nhiên

uất lắm nhưng chẳng làm gì được chúng, chỉ tự mình khắc sâu thêm cái mặc

cảm về thân phận hèn kém, bị khinh bỉ.

Thời gian học ở Nam Định, tôi trọ ở nhà một ông gọi là ông giáo Cầu.

Chẳng biết ông dạy học ở đâu, bao giờ, dạy cái gì, chỉ biết ông đã nghỉ hưu lâu

rồi. Ông có quen biết bố tôi cũng không biết tự bao giờ. Ông người cao, râu tóc

đã bạc, ở với một bà vợ hai. Nhà có một đầy tớ trai tên là Hỵ. Vợ chồng ông

giáo hay cãi nhau, diếc móc nhau. Bà giáo khoảng 40 tuổi, người khoẻ mạnh và

khá đáo để. Hàng ngày tôi thường thấy ông giáo khăn áo chỉnh tề, xách ô đi đâu

đó. Khi trở về thường bị bà giáo diếc: Lại mò đến nhà thằng con rể ( lấy con gái

bà cả ) được nó đãi mấy mẩu kẹo lạc vụn chứ gì? Ông không nói gì, chỉ lừ mắt

nghiến răng, đe doạ suông thế thôi. Nhưng bà chẳng sợ gì cả, còn nguýt lại mấy

cái. Tôi đoán chừng ông giáo kiếm ăn bằng nghề viết đơn từ thuê cho những

người có chuyện kiện cáo gì đó. Hồi này, cuộc đại chiến thế giới thứ hai đang

diễn ra ác liệt. Tôi nhớ ông giáo thường gật gù vẻ đắc chí, nhắc đi nhắc lại một

câu như sấm ngôn:“ Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống”.

Nhà ông giáo là một căn hộ ở tầng hai, nằm trong một dẵy nhà cho thuê

gọi là dẫy chín gian, cũng ở đường Pigneau de Béhaine. Cùng ở trọ nhà ông giáo

12

Cầu còn có ba học sinh nữa cũng ở vùng quê lên trọ học, hình như đều là dân

phố huyện Hải Hậu và bố mẹ cũng có quen biết ông giáo Cầu từ trước.Trong số

này, tôi nhớ có một anh rất chăm học. Hồi ấy gọi là học gạo. Nhiều khi tôi thấy

anh học bài, mệt quá, gục ngay lên sách ngủ, nước rãi rớt cả ra sách. Còn tôi thì

vẫn lười học. Ngoài giờ lên lớp chỉ thích đi lang thang các phố xá, vườn hoa và

ra cả các vùng ngoại ô. Hồi ấy ( từ 1943 đến 1945 ), máy bay Mỹ đánh phá Nam

Định luôn. Mỗi lần có báo động, tôi lại cùng người dân các phố quanh vùng

chạy tản ra Bên Đồng ( địa danh của một vùng ngoại ô thành phố, có cái hồ lớn

gọi là hồ Rakét, có lẽ vì giống cái vợt bóng bàn – raquette ). Tôi để ý, lần nào

chạy báo động cũng có một gia đình Hoa kiều giầu có đi về phía cuối hồ, đến

một ngôi biệt thự sang trọng. Gia đình này có một cô gái độ 18, 19 tuổi, xinh

đẹp, mặc áo xường xám màu xanh lam, hở vai, xẻ tà, đi giày cao gót. Tôi cứ

lẳng lặng lẽo đẽo theo cô ta cho đến tận ngôi biệt thự. Chỉ là một thứ tình cảm

lãng mạn trẻ con vớ vẩn thế thôi – một thứ tình cảm mà sau này tôi thấy Hoàng

Cầm thường kể lại trong những bài thơ của mình – mối tình Em – Chị…

Em mười hai tuổi tìm theo Chị

Qua cầu bà Sấm bến cô Mưa…

ở thành phố Nam Định, tôi được chứng kiến cuộc đảo chính 9/3 của quân

Nhật. Đêm hôm ấy, đang ngủ bỗng nghe nổ một phát đại bác. Tất cả chỉ có thế

thôi. Sáng ra thành phố đã thuộc quân đội Nhật. Chúng chiếm đóng các công sở,

hò hét tập thể dục. Một vài Pháp kiều đi lại lén lút, sợ hãi.Tâm lý bọn tôi hồi ấy

rất khoái khi nghe chuyện bọn Tây đầm bị lính Nhật đánh đập, hạ nhục ngay

trên đường phố hay ở các hàng quán … Ngay sau cái đêm đảo chính ấy, tôi đi xe

kéo về Thái Bình ( nhà tôi lúc này đã chuyển về ở phủ Thái Ninh, tỉnh Thái

Bình.) Qua cầu Bo, thấy lính khố xanh, khố đỏ nhớn nhác hò nhau chạy trốn.

Cuộc đảo chính diễn ra chỉ có thế thôi. ở Nam Đinh bọn Nhật còn phải bắn một

phát đại bác, chứ ở Thái Bình nó không tốn một viên đạn.

Bây giờ tôi không còn nhớ được vì sao lại không học ở trường ngoại trú

Đức Bà nữa mà lại có thời gian học ở trường Pôn Dume ( Paul Doumer) cũng là

một trường tư thục ở thành phố Nam Định, đặt ở phố Pôn Be ( Paul Bert ) nay là

đường Trần Hưng Đạo. Tôi nhớ hiệu trưởng có tật ở lưng, gọi là ông Tiển gù.

Trường này học sinh rất táo tợn, thậm chí rất hung hãn. Tôi đã chứng kiến, ngay

trong giờ học, học sinh xông lên đánh thầy giáo. Chẳng biết ông giáo này phê

vào học bạ của học sinh thế nào mà nó đến trước mặt thầy xé toang cuốn học bạ,

sau đấy mấy đứa đồng bọn xô lên đánh thầy. Ông giáo này tên là Hãn, mặc soóc,

người cao lớn, sức lực, vậy mà sợ hãi quá phải tuông từ tầng hai xuống, chạy ra

ngoài đường, đến đồn cảnh sát cầu cứu.

Máy bay Mỹ đánh phá Nam Định ngày càng ác liệt. Có một trận bom ném

vào nhà máy rượu gần dãy nhà tôi ở. Nhà xây đã lâu, trần nhà đã lở lói sẵn, nay

bị hơi bom ép mạnh làm cho rơi xuống từng mảng.

Bố mẹ tôi sợ quá, chuyển tôi về học tại thị xã Thái Bình. ở thị xã Thái

Bình lúc này, không hiểu sao lắm trường tư thục thế: Trường Pascal, trường Port

Royal, trường Gia Long ở Hà Nội sơ tán về. Có thời gian tôi học ở trường Port

13

Royal. Sau này tôi được biết hiệu trưởng tên Giang là một trí thức cấp tiến. Một

hôm tôi thấy ông đến lớp tôi, giới thiệu với học sinh một thanh niên đến đọc thơ.

Người thanh niên này hình như là một sinh viên đại học gì đó, anh đứng trước

lớp, đọc rất hùng hồn, kèm theo điệu bộ, bài Ly rượu thọ của Tố Hữu. Sau này

tôi mới biết đó chính là anh Nguyễn Trác có một thời làm tổ trưởng tổ văn học

Việt Nam hiện đại của trường Đại học sư phạm Hà Nội mà tôi là một tổ viên.

Anh người hiền lành, ít nói, vậy mà ngờ đâu đã có một thời trai trẻ hết sức sôi

nổi, đầy cảm hứng lãng mạn.

ở trường Port Royal một thời gian, tôi lại chuyển sang học trường Gia

Long. Tôi nhớ hồi ấy có thầy Trương dạy toán, thầy Nghiêm Toản dạy Pháp

văn, thầy Nguyễn Lương Ngọc dạy sinh vật. Thầy Ngọc đẹp trai, hiền hậu, ít

nói, thường mặc bộ âu phục màu rêu nhạt, đi bách bộ một mình ở sân trường, có

vẻ đăm chiêu suy nghĩ điều gì. Sau này tôi biết hồi đó thầy đang hoạt động trong

nhóm Xuân thu nhã tập và thầy có những suy nghĩ về thơ ca, về đạo,về tư cách

trí thức… Thầy dạy chúng tôi về con gà, con vịt, con chim bồ câu…vv… Mỗi

bài dạy thầy lại kết thúc bằng một chuyện vui, chẳng hạn, có anh đi săn thấy vịt

người ta nuôi tưởng vịt giời, bắn chết, bị người ta bắt đền…ý thầy muốn nói vịt

nhà và vịt giời giống hệt nhau.

ở thị xã Thái Bình, tôi trọ học ở nhà một ông đồ nho. Bố mẹ tôi hồi ấy có

nhờ ông dạy thêm cho tôi chữ Hán. Lúc này thuyết Đại đông á của Nhật rất có

ảnh hưởng, đã đẻ ra phong trào học chữ Hán. Ông đồ bộ dạng rất hủ lậu. Vẫn

búi tó củ hành. Ông rất bẩn. Tôi nhớ ông có một cái tăm rất dài, dùng xong lại

dắt lên mái nhà để tiếp tục dùng mãi. Lối dạy của ông rất cổ lỗ “Nhân chi sơ là

người chưng xưa, tính bản thiện là tính vốn lành”… Mỗi lần ông giảng bài, tôi

rất sợ, vì mồm ông rất hôi. Không hiểu sao người thế mà lại có một bà vợ trẻ,

người nhẹ nhõm, lanh lẹn.

Càng gần đến cách mạng Tháng Tám, không khí xã hội càng khiến cho

lòng người không yên. Còi báo động liên miên. Chuyện bọn Nhật thu thóc tạ,

bắt dân nhổ lúa trồng đay, chuyện tội ác dã man của chúng. Tin tức hoạt động

của Việt Minh các nơi dội về: họp dân diễn thuyết, phát báo chí, truyền đơn, giết

Việt gian, phá kho thóc Nhật… vv… Và nạn đói khủng khiếp diễn ra ngay giữa

vùng lúa gạo Nam Định, Thái Bình…

Tôi không học nữa, trở về với gia đình ở phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình. ở

đây có một dạo, bố mẹ tôi bắt tôi học tư ông giáo Năng ở làng Thượng Phú,

cách nhà tôi ở phố phủ Thái Ninh độ vài cây số. Ông dạy tôi tiếng Pháp. Tôi nhớ

ông thường cho tôi dịch ra tiếng Pháp những câu ca dao có nội dung nói về nỗi

khổ của người dân nghèo, hoặc châm biếm nhân tình thế thái, chẳng hạn:

Cha đời cái áo rách này

Mất chúng mất bạn vì mày áo ơi!

Sau này, nghiên cứu văn thơ cách mạng thời kỳ 1930 – 1945, tôi mới biết

ông giáo Năng làng Thượng Phú té ra là Nguyễn Văn Năng, một chiến sĩ cộng

sản từng bị bắt giam và đã sáng tác một số bài thơ trong tù, như bài: Đi Hà

Giang,Tôi không chết, tôi còn sống mãi…vv…Hồi tôi học ông, chắc ông đang bị

14

quản thúc ở quê nhà.

Tôi ở Thái Bình vào đúng thời gian nạn đói ất Dậu ( mùa xuân năm

1945). Trong truyện Đôi mắt, Nam Cao từng nói đến nạn đói này mà ông cho là

“ có lẽ đến năm 2000, con cháu chúng ta vẫn còn kể lại cho nhau nghe để rùng

mình”. Quả là một nạn đói hết sức khủng khiếp. Hồi ấy tôi thường đi xe kéo từ

Nam Định qua bến Tân Đệ sang Thái Bình, đâu đâu cũng thấy xác người chết

đói: vệ đường, gốc cây, quán chợ. Sáng sớm, có khi thấy xác người nằm ngang

ngay giữa đường.

ở Thái Ninh, nhà tôi trông ngay ra chợ phủ. Buổi sáng mở cửa, thế nào

cũng có vài xác chết nằm ở vỉa hè. Từ các làng mạc người ta khiêng về bầy bán

ở chợ phủ đủ thứ: giường phản, đồ thờ, có khi dỡ cả khung nhà đi bán. Nhưng

chẳng có ai mua. Trận đói lại xảy ra đúng vào mùa rét. Bụng đói, cật rét! Hình

ảnh phổ biến lúc bấy giờ là đàn ông, đàn bà lấy chiếu khoác quanh mình và buộc

túm trên đầu, cứ thế lũ lượt đi ngoài đường, ăn xin hay xúm quanh những đống

rác trong chợ, nhặt nhạnh bòn mót những gì có thể cho vào mồm được. Tất

nhiên đói quá thì phải liều lĩnh làm càn: ăn cướp, ăn cắp, cứ xông vào các hàng

quà bánh, hàng gạo, hàng cám, bốc trộm nhét luôn vào mồm, mặc cho người ta

đánh đấm túi bụi. Hồi ấy bọn tuần phu, lính tráng bắt được trộm, cướp, không

mất công, vả lại cũng không có điều kiện giam giữ, họ lấy dao cắt luôn gân chân

cho què rồi thả ra.

Ngày trước cụ Ngô Tất Tố có viết một truyện gọi là Làm no, phát hiện

người ta ăn cả đất. Đúng là đói quá, cái gì cũng phải ăn: lá dâm bụt, bánh khô

dâu( một thứ phân bón ). Lúc ấy sao mà rau má, rau sam, rau dền đi đâu hết cả.

Nhiều người lội xuống ruộng, tìm những bông lúa mới trổ đòng đòng tống vào

miệng và gục luôn xuống không bao giờ dậy nữa. Người ta lũ lượt kéo nhau lên

miền ngược, hi vọng kiếm được cái ăn trong rừng như củ mài, củ sắn, rau

rừng…, nhưng dọc đường đi đã chết gần hết. Trong bài Phở, ông Nguyễn Tuân

có nói, trong nạn đói ất Dậu, ở bến Tân Đệ có hàng phở thịt người. Tôi thì chính

mắt đã trông thấy một người mẹ ăn thịt con. Người ta bắt vào phủ, chẳng biết xử

thế nào. Trông người đàn bà không còn ra bộ dạng con người nữa, dường như là

ma quỷ hiện hình lên vậy.

Lúc bấy giờ khẩu hiệu của Việt Minh phát ra: “ phá kho thóc Nhật, cứu

đói!” Đằng nào cũng chết, theo Việt Minh còn có hi vọng được sống. Nông dân

các nơi ào ào nổi dậy và cách mạng Tháng Tám thành công.

Những ngày Cách mạng Tháng Tám, tôi ở cùng với gia đình ở phủ Thái

Ninh, tỉnh Thái Bình. Một đêm tháng tám, tôi không nhớ là đêm nào, chắc là

trước ngày 19, bỗng nghe có tiếng súng nổ và thấy tiếng hô một, hai ngoài phố

phủ. Tôi chạy ra xem, thấy có một đoàn người độ vài ba chục xếp hàng đi dọc

đường phố, người cầm cờ, người vác súng,người cầm mã tấu, người mang gậy

gộc. Họ vừa đi vừa hô khẩu hiệu: Việt nam độc lập đồng minh muôn năm! Đả

đảo phát xít Nhật! Đả đảo Việt gian bán nước! Thỉnh thoảng lại bắn một phát

súng chỉ thiên. Không khí hết sức căng thẳng. Người hàng phố đóng cửa hết,

nhưng chắc đều đứng nép mình nhìn qua khe cửa.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!