Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Hỏi đáp về trang phục truyền thống Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HỎI ĐÁP VỀ
HOIĐAPVE •
TRANG PHỤC TRUYÊN THÔNG
VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN THỜI ĐẠI
Nhà 815, Mỹ Sinh 1 - Tu Liêm - Hà Nội.
Hiện thoại: 04.62872630.
HỎI ĐÁP VỀ TRANG PHỤC TRUYEN t h ô n g
VIỆT NAM
Phạm Anh Trang
Chịu trách nhiệm xuât bản
BÙI VIỆT BẮC
Biên tập: THANH TRÚC
Sửa bản in: THANH TRÚC
Trình bày: NS THÀNH NGHĨA
Bìa: ĐOÀN KHAC đ ộ
In 1000 cuốn, khổ 14.5*20.5 cm, tại Công ty cổ phẩn in thương mại Phú Yên.
Giấy ĐKKHXB số: 490-2010/CXB/75-16/TĐ.
Quyết định xuất bản số 638/QĐ-TĐ ngày 07/06/2010
In xong và nộp luu chiểu quỷ IV năm 2010.
PHẠM ANH TRANG
HỎI ĐÁP VỀ
TRANG PHỤC TRUYÊN THÔNG
VIẾT NAM ■
NHÀ XUẤT BẢN THỜI ĐẠI
/ lệt Nam là một đất nước da dân tộc. Mỗi dân tộc mang
đậm nét một bản sắc văn hóa độc đáo. Do đó, trang phục nói
chung của từng tộc người nói riêng thật phong phú đa dạng
và đầy tính năng qua từng thời kỳ của lịch sử Việt Nam từ
trước đến ngày nay. Ngay cả trong cộng đồng người Việt thì
dấu ấn về trang phục của từng vùng củng có sự đa dạng và
khác biệt.
Trang phục không chỉ thể hiện quan niệm thẩm mỹ, lối
sống, trình độ của một nhóm người, một cả nhân mà còn thể
hiện đặc trưng văn hóa của một cộng dồng. Đặc trưng trang
phục ở dây chính là tính truyền thống được bảo lưu kết hợp
với sự tiếp thu các yếu tố của thời trang hiện đại. Chính điều
này là tiêu chí để phân biệt tộc người này với tộc người khác.
Trang phục là biểu hiện của một nét vãn hóa của dẫn tộc,
nên điều này cũng dễ hiểu vì dân tộc Việt phải kinh qua bao
cuộc chiến tranh, bao biến động lịch sử, ảnh hưởng nhiều
luồng văn hóa khác nhau là tất yếu. Tuy nhiên trang phục
của người Việt chủ yếu ảnh hưởng các yếu tố văn hóa Trung
5
Hoa trong thời kỳ phong kiến nhất là trong trang phục cung
đình. Đến khi Pháp đô hộ nước ta củng là củng là thời điểm
hắt đầu du nhập những luồng văn hóa Phương Tây dẫn đến
sự cải cách cho mọi lĩnh vực xã hội, mà thay đổi rõ nhất là
trong cách trang phục. Nhưng điều quan trọng là chúng ta
không bị đồng hóa, trang phục của người Việt qua thời kỳ
lịch sử vẫn có nét rất riêng hiệt.
Sau một thời gian bị lóa mắt trước những làn sóng “thời
trang” du nhập từ ngoài vào, trang phục của người Việt giờ
đây đã lắng sâu, thể hiện rõ bản chất dân tộc hơn. Nó vừa
mang tính đa năng, tính thực tiền, hài hòa với thiên nhiên
vừa tiếp thu các yếu tố của thời trang thế giới. Đó là con
đường phát triển hợp lôgic của trang phục Việt từ truyền
thống đến hiện đại trong quả trình hội nhập.
Để bạn đọc có một cải nhìn hệ thống về nét văn hóa của
người Việt, chúng tôi xin trân trọng gửi tới các bạn cuốn sảcli
Hỏi - đ á p về tra n g ph ụ c tru yền thốn g Việt Nam. Hệ
thống kiến thức được trình bày trong cuốn sách giới thiệu
đặc trưng trang phục Việt (bao gồm cả trang phục của một số
dân tộc thiểu số) qua cả cái nhìn lịch dại và đồng đại. Hy
vọng rằng, cuốn sách đem lại cho bạn đọc những thông tin
cần thiết và bổ ích, cho dù ít nhiều không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong bạn đọc lượng thứ và đóng góp ý kiến để
cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhóm biên soạn
6
TỐNG QUAN VÊ TRANG PHỤC
TRU YÊN THỐNG VIỆT NAM
/ iệt Nam bao gồm nhiều dân tộc, trong đó người Việt có
số dân đông n h ất và là một trong những tộc người có gốc
tích lâu đời trên dải đất này. Mỗi dân tộc m ang đậm nét
m ột bản sắc văn hóa độc đáo. Do đó, trang phục nói
chung của từng tộc người nói riêng th ậ t phong phú đa
dạng và đầy tính năng qua từng thời kỳ của lịch sử Việt
Nam từ trước đến ngày nay.
Thông qua cái nhìn lịch đại kết hợp với đồng đại, ta
thấy tran g phục người Việt, từ kiểu đơn sơ, giản dị, đẹp
như tâm hồn người Việt cổ tiếp tục phát triển, hài hòa với
môi trường khắc nghiệt của thiên nhiên nhiệt đới, khỏe
khoắn với bao cuộc chiến tranh chống ngoại xâm liên miên.
Trang phục người Việt là m ột trong những gì th ân th iết
n h ất đối với con người Việt Nam. Sự gắn bó có tâm hồn
này chính là điều xuất p h át từ những trái tim yêu quê
hương đ ất nước.
Trang phục là một nhu cầu vật chất quan trọng trong
đời sống của nhân dân ta. Với tính chất thực dụng, nó là
một sản phẩm ; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại là một tác
phẩm. Chức năng cơ bản n h ất của nó là bảo vệ con người.
Về m ặt này, tran g phục dân tộc Việt đã đ ạt được hiệu quả
cao.
Việc chuyên môn hóa các chức năng của trang phục
người V iệt trong lao động, hội hè, chiến đấu và các m ặt
khác được khai thác rấ t triệ t để. Đối với người Việt, trang
phục còn có chức năng phòng và trị bệnh. Với khí hậu ẩm
thấp của vùng nhiệt đới gió mùa, bệnh phong th ấp rấ t
phổ biến, người ta chọn gỗ đặc biệt để làm guốc cho người
già, vật liệu đặc biệt để làm mũ cho trẻ em. T hắt lưng,
trang sức và m ột vài thứ khác cũng có tác dụng đó. Bên
cạnh xu hướng này, một xu hướng thường thấy ở người
Việt là sử dụng một vật kiêm nhiều chức năng. Chiếc nón
lá đã được nhiều người đề cập đến, khi nó không chỉ che
mưa che nắng mà còn duyên dáng “che nghiêng nụ cười”
của biết bao thiếu nữ. Chiếc khăn trùm đầu còn để quàng
cổ, vắt vai, làm khăn lau và gặp lúc bất ngờ cũng có thể
là vũ khí phòng hộ. Do đó, chúng ta thấy sự ra đời của đôi
dép cao su thời kháng chiến chống Pháp chẳng phải là sự
kiện ngẫu nhiên, mà mọi sự sáng tạo đều dựa trên cái gốc
vững chắc của bản lĩnh dân tộc. Vấn đề đa chức năng của
trang phục người Việt, trong nhiều trường hợp chưa hẳn
đã là vì nghèo. Đi bộ vượt Trường Sơn, dù là người giàu,
với đôi dép lốp vẫn là phương thức tối Ưu nhất.
Thời gian gần đây, nhiều quan điểm đề cập đến chức
năng vệ sinh từ màu đen của chiếc quần phụ nữ. Nếu xét
8
điều này trong hoàn cảnh kinh tế và lao động hiện nay,
vấn đề không dễ dàng thuyết phục đại đa số người dân
Việt. M ặt khác, việc này ngoài việc gắn với thói quen
thầm mỹ, còn liên quan đến phạm trù quan niệm, chứ
chưa hẳn đã là chuyện tiế t kiệm, sợ tốn kém. Nhiều người
chỉ thấy trang phục là đối tượng của thị giác nên đòi hỏi
nó phải biểu hiện được những chuẩn mực. Để đáp ứng yêu
cầu này, trong suốt quá trìn h lịch sử, trang phục người
V iệt đã có sự chọn lọc về hình dáng, kiểu thức, màu sắc,
hoa văn trang trí, chất liệu. Nhưng nhìn qua trang phục
của người Việt từ đầu th ế kỷ XX trở về trước, chúng ta
thấy rõ ngoài việc đáp ứng yêu cầu nhìn, còn có cả nghe,
mùi vị và tấ t nhiên dẫn đến cả xúc cảm nữa. Có thể’ nhắc
đến trang phục của người Việt cổ ở Làng Vạc vào thời
dựng nước với những âm vang của chất liệu đồng thau cho
đến bộ xà tích bạc đầu th ế kỷ này. Phải chăng, tiếng sột
soạt của bộ áo váy mới cũng là sự dụng tâm thích thú của
người mặc? Bên cạnh tầng lớp giàu sang, quý phái biết sử
dụng các loại hương liệu đ ắt tiền để ướp quần áo, nhân
dân thường dùng những thứ phổ biến như: h ạ t mùi để bọc
áo khăn; lá mùi, lá sả... để gội đầu; hoa bưởi, hoa nhài...
để cài tóc. Việc chọn lựa các chất đế nhuộm màu, cũng tạo
cho áo quần những mùi vị n h ất định.
Trang phục người Việt còn được lưu ý dưới góc độ sử
liệu. Một cái nhìn thoáng nhanh qua áo quần cũng có thể
giúp chúng ta khám phá ra được cái mà các nhà sử học
gọi là niên đại tương đối. Việc đoán định niên đại tuyệt
đối của trang phục người Việt là chuyên môn hẹp và sâu
của rấ t ít nhà nghiên cứu. Với những sử liệu này, chúng
9
ta có thế ghi nhận được nhiều dấu ấn của các thời đại lịch
sử. Tính đa dạng của tran g phục người V iệt thể hiện rõ
n h ấ t qua từng địa phương. Có khi tính đa dạng này hoàn
toàn do kỹ thuật. N hân dân lao động với áo quần bằng
vải, thường hay mặc trước rồi mới nhuộm sau. Do thị hiếu
và cũng vì lý do khách quan để cho bền màu, người ta
thường nhuộm lót trước: lót xanh cho màu đen, lót đỏ cho
m àu gụ v.v... Vì th ế tuy chỉ cùng một bộ, nhưng Đông
Xuân, ta gặp nhiều người mặc màu cháo lòng, m àu xanh,
m àu gạch non... đến Hè Thu lại là những áo quần màu
nâu, màu đen, màu gụ v.v...
Từ khi giành lại được quyền độc lập, tự chủ vào th ế kỷ
X, các vương triều phong kiến đã chú trọng m ột sự thống
n h ất trong đa dạng, với những quy chế, thể lệ. Tính thống
n h ấ t này cũng có thể n hận thức được qua tín h giai cấp
trên trang phục, ồ từng mẫu áo, kiểu quần, m àu sắc, hoa
văn, trang điếm. Trang phục thể hiện tôn ti, trậ t tự phong
kiến, ngăn cấm mọi sự vi phạm. Trang phục của Quân đội
n hân dân Việt Nam đã “vượt khung” khỏi phạm vi của
m ột tộc người cụ thể, trở th àn h một sự thống n h ất Việt
Nam, là một m inh chứng cụ thể n h ất của điều này.
Trang phục người Việt còn chỉ sự khác biệt giữa người
V iệt và các dân tộc anh em trên đất nước ta, phân biệt
được một số m ặt như nghề nghiệp, giới tính, thị hiếu thẩm
mỹ... của từng vùng. Một cái nhìn khái quát thông qua sự
tiến triển thăng trầm của lịch sử giúp chúng ta khẳng
định được bản lĩnh vững vàng của phong cách người Việt.
Không ít nhà nghiên cứu đã lưu ý đến tinh th ần đấu tranh
chống đồng hóa của người Việt thông qua tran g phục.
10
Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Đối với kẻ thù xâm lược
từ phương Bắc đem theo chủ trương đồng hóa triệ t để
bằng cách bắt n h ân dân ta thay đổi trang phục, dầu tóc,
thì nhân dân ta ngoan cường đấu tran h chống lại, nhiều
khi rấ t quyết liệt. Thời cận đại, đối với sự xâm lược của
thực dân Tây Phương, những nhà nho yêu nước, như
Nguyễn Đình Chiểu vẫn giữ phong cách: để búi tóc, mặc
áo dài, đội khăn đóng, không dùng xà phòng... Nhưng
đến một thời kỳ khác, nhân dân ta lại có phong trào cắt
tóc ngắn, mặc áo ngắn... Sự thay đổi về m ặt hình thức
này lại là m ột phong trào tiến bộ. Khi đế quốc Mỹ nhảy
vào m iền Nam Việt Nam, chúng khuyến khích nhân dân
ta Mỹ hóa trang phục. Để đấu tran h với bọn thực dân
mới, chống lại cái “mới” lố lăng, cầu kỳ, xa lạ, phô trương...,
nhân dân các đô thị m iền Nam lại tìm cách trở về truyền
thống.
Thời phong kiến, đấu tran h với giai cấp thống trị, bản
lĩnh của nhân dân ta cũng theo xu thế. Ví dụ như chuyện
cấm mặc váy của M inh Mạng. Có thể nói, cái váy thời
Hùng Vương của người Việt cổ đã rấ t đẹp. Cái quần là
một mẫu trang phục ngoại lai, chúng ta tiếp thu được từ
các tộc du mục. Trong việc này, ngoài vấn đề chuyên chế
và dân chủ, còn có chuyện tính bản địa và ngoại lai.Có
một thời kỳ, người ta vận động, hô hào phụ nữ nên mặc
váy. Giới phụ nữ đã không chấp nhận. Nhưng ở nam giới,
ngày nay hầu h ết đều mặc áo quần mà ta vẫn quen gọi là
Âu phục. Đây là m ột dẫn chứng cho thấy ở người Việt
không có sự bài ngoại mù quáng. Chúng ta có thể sẵn
sàng tiếp thu những mẫu mới từ bên ngoài một cách có ý
11
thức và có sáng tạo để tồn tại lâu dài hoặc chỉ với một
thời gian n h ất định, nhưng đều được V iệt hóa nhanh hoặc
dần dần từng bước.
Trang phục cũng là một hiện tượng văn hóa về m ặt vật
chất, hay văn hóa vật chất. Trước kia, bên cạnh nghề
trồng lúa nước, nghề trồng dâu, nuôi tằm là hoạt động
sản xuất cơ bản trong đời sống của xã hội người Việt. Vào
những th ế kỷ đầu Công Nguyên, nhiều người nước ngoài
tiếp xúc với Lạc V iệt đã phải thốt lên rằng: cây bông ở
đây có thể giải quyết được áo chăn cho th iên hạ. Dĩ nhiên
cách nói đó có phần khoa trương nhưng đã lột tả được sự
giàu có về nguyên liệu quan trọng này. v ề hàng tơ, chưa
kể các loại trong cung đình, cho đến th ế kỷ XVIII, chúng
ta thống kê được gần 30 loại m ặt hàng, mỗi loại còn có
nhiều kiểu khác nhau, ví dụ như gấm có gấm the, gấm
láng, gấm mây, gấm hoa...
Đứng ở góc độ văn hóa tinh thần, tran g phục còn có ý
nghĩa về ý thức chính trị, về đạo đức con người, về quan
niệm thẩm mỹ... Sự tự khẳng định m ình thông qua trang
phục, n h ất là đối với thanh niên, là điều cần phải hướng
dẫn, giáo dục hơn là phê phán, chỉ trích. Như vậy, trang
phục là một nhu cầu vật chất nhưng đồng thời còn là một
hiện tượng về văn hóa. Với quan điểm xây dựng nền văn
hóa mới và con người mới là điều cần và có thể thực hiện
từng bước, từng phần ngay từ hôm nay, và “không phải
trìn h độ văn hóa của xã hội phụ thuộc m ột cách máy móc
vào trình độ p h át triển kinh tế”, chúng ta cần xác định dù
xã hội ta còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng không
12
n h ất th iết phải chờ đến khi th ậ t giàu có, sung túc, lúc đó
mới quan tâm đến vấn đề tran g phục.
Dân tộc V iệt có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm ”
vừa là để nh ắc nhở những yêu cầu cụ th ể cho cung cách
ăn mặc, đồng thời còn có mục đích giáo dục m ột phẩm
ch ất th a n h cao, m ột nếp sông đạo đức, dù trong trường
hợp nghèo, đói. Chúng ta không hẹp hòi, bảo thủ trước
sự p h á t triể n , thay đổi các kiểu tran g phục làn h m ạnh,
n h ấ t là trong th an h niên, nhưng không th ể công n h ậ n
những h iện tượng may m ặc đua đòi, chạy theo “m ốt” lô"
lăng, phô trương, xa hoa, lãng phí... xa rời truyền thông
văn hóa tố t đẹp của dân tộc. Đồng thời cũng cần p h ản
đôi h iện tượng cho rằn g nền kinh tế của ta chưa p h á t
triể n cao, n ên có th ể ăn m ặc tùy tiện, cẩu th ả, thiếu
th ẩm mỹ. Từ đó làm giảm giá trị cao đẹp của con người
và còn có th ể nảy sinh những hậu quả xâu về nhiều
m ặt. Vì tran g phục, trong những chừng mực nhâ"t định,
còn là phương tiệ n r ấ t đắc lực của các quan điểm tư
tưởng, các ý đồ chính trị, không chỉ thuộc sở thích hay
th ị hiếu của cá n h ân mà còn là cả m ột vấn đề văn hóa,
m ột vâ"n đề xã hội, có tác dụng góp phần thúc đẩy sự
tiến bộ của xã hội, góp p hần xây dựng con người mới
hoặc ngược lại.
Do đó, tran g phục, là đối tượng của thị giác, một trong
hai giác quan mà Các Mác cho rằng dễ cảm nhận cái đẹp
một cách tin h tế, phải là một biểu hiện bên ngoài của một
nội dung bên trong m ang đầy đủ những chuẩn mực lành
m ạnh, hài hòa, thanh lịch, thực tiễn...
13
Từ việc tìm hiểu trang phục của những người V iệt cổ
đến trang phục dân tộc Việt ngày nay và trang phục của
các tổ chức chung trong xã hội V iệt Nam, chúng ta thấy rõ
sự tiếp nối vững vàng giữa truyền thống và hiện đại,
trong diều kiện giao lưu văn hóa đa dạng và thường xuyên
đã có những sự sáng tạo nhuần nhị và cởi mở giữa tính
dân tộc và tín h quốc tế. Ngày nay, tuy chưa có nhiều cuộc
vận động cụ thể, sá t sao và thường xuyên về trang phục
dân tộc Việt, cũng như nhân dân Việt Nam nói chung,
nhưng từ các nghị quyết lớn về kinh tế và văn hóa của
Đảng, chúng ta có thể nhận thức được nội dung và tính
chất của những điều mà chúng ta đang quan tâm nằm
trong phương hướng chung về sự p h át triển kinh tế - xã
hội của đ ất nước.
14
HỘI - ĐÁẸ VỀ TRANG PHỤC
TRUYỀN THONG CỦA NGƯỚI VIỆT
1. Cách thức trang p h ụ c và tính lỉnh hoạt trong “văn
hóa m ặ c ” của người Việt được th ể hiện n h ư th ế nào?
Theo chủng loại và chức năng, trang phục gồm có đồ
mặc phía trên, đồ mặc phía dưới, đồ đội đầu, dồ đi chân và
đồ tran g sức. Theo mục đích, có trang phục lao động và
trang phục lễ hội. Theo giới tính, thì có sự phân biệt trang
phục nam và trang phục nữ. Cách thức trang phục của
người Việt qua các thời đại bị chi phối bởi hai n h ân tố
chính của môi trường tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ môi
trường tự nhiên, đó là: khí hậu nóng bức của vùng nhiệt
đới và công việc lao động nông nghiệp trồng lúa nước.
2. Trang p h ụ c dùng đ ể m ặc p h ía dưới của p h ụ n ữ Việt
N am qua các thời đ ạ i là gì?
Đồ mặc phía dưới của người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu
hơn cả, Ổn định hơn cả là cái váy.
15