Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

HỘI CHỨNG SUY THẬN CẤP TÍNH docx
MIỄN PHÍ
Số trang
21
Kích thước
285.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1727

HỘI CHỨNG SUY THẬN CẤP TÍNH docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

HỘI CHỨNG SUY THẬN CẤP TÍNH

1. Định nghĩa.

Suy thận cấp tính là tình trạng suy sụp chức năng thận một cách nhanh chóng và

nhất thời. Thận mất khả năng đào thải các chất cặn bã, mất khả năng điều hoà nội môi,

dẫn đến rối loạn chuyển hoá nước và điện giải, rối loạn thăng bằng kiềm-toan. Biểu

hiện lâm sàng chủ yếu của suy thận cấp là thiểu niệu, vô niệu và các triệu chứng của

hội chứng tăng urê máu. Bệnh diễn biến cấp tính và rất trầm trọng, bệnh nhân có thể tử

vong do nhiễm toan chuyển hoá, ngừng tim đột ngột do tăng kali máu, do phù phổi cấp

tính và nhiễm khuẩn. Nếu điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì bệnh nhân có thể hồi

phục hoàn toàn.

Suy thận cấp là một cấp cứu nội khoa. Hiện nay, tuy có nhiều biện pháp tiên tiến

trong điều trị suy thận cấp, nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn cao.

2. Nguyên nhân của suy thận cấp.

2.1. Nguyên nhân suy thận trước thận: giảm lưu lượng tuần hoàn tại thận do tụt

huyết áp, giảm lưu lượng tuần hoàn do mất nước, suy tim.

2.2. Nguyên nhân suy thận cấp tại thận: hoại tử ống thận do thiếu máu, hoại tử

ống thận do nhiễm độc, viêm ống kẽ thận cấp tính.

2.3. Nguyên nhân sau thận: do chèn ép hệ thống dẫn niệu.

3. Bệnh sinh của suy thận cấp.

3.1. Bệnh sinh của suy thận cấp nguyên nhân trước thận:

Tất cả các nguyên nhân gây suy thận cấp trước thận là do giảm lưu lượng tuần hoàn

quá mức, thận mất khả năng tự điều chỉnh áp lực lọc để duy trì chức năng lọc của cầu

thận.Trong trường hợp lưu lượng tuần hoàn giảm, huyết áp tối đa giảm sẽ kích thích bộ

phận nhận cảm áp lực vùng xoang động mạch cảnh, kích thích sự hoạt động thần kinh

giao cảm, hoạt hoá hệ thống RAA (renin angiotensninogene aldosteron) tăng tiết

epinephrin, angiotensine II, AVP (arginine vasopressine), co thắt mạch máu ngoại vi để

dồn máu cho cơ quan quan trọng như não, tim và làm tăng lượng máu đến thận.

Tại thận, khi huyết áp giảm sẽ dẫn đến giảm lượng máu đến thận. Trong trường

hợp lưu lượng máu đến thận giảm, thận có những cơ chế tự điều chỉnh vi tuần hoàn tại

thận nhằm duy trì áp lực lọc ổn định đảm bảo cho chức năng lọc của cầu thận. Phản

ứng của thận trước tình trạng giảm lượng máu: thận tăng cường tổng hợp prostaglandin

I2 (PGI2) và prostaglandin E2 (PGE2), tăng tính nhậy cảm của tế bào của quai Henle đối

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!