Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Hội chứng nôn trớ.pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nôn trớ trẻ em
HỘI CHỨNG NÔN TRỚ
Mục tiêu
1. Kể được nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ ( theo lứa tuổi và cơ chế sinh bệnh)
2. Chọn lựa một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân và hậu quả của nôn
trớ
3. Xử trí ban đầu nôn trớ ở trẻ em
Nôn trớ là sự bắn tung mạnh mẽ những chất chứa trong dạ dày ra ngoài do co bóp của cơ
hoành, cơ bụng và cơ trơn của dạ dày. Ợ là một hiện tượng mà một lượng nhỏ thức ăn từ dạ
dày được bắn ra ngoài do sự co bóp của thành dạ dày. Đối với người không chuyên môn thật
khó phân biệt giữa 2 trường hợp này.
Đây là một triệu chứng thường gặp ở trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào, là một trong những mối quan
tâm của bố mẹ, và trẻ thường được bố mẹ đem đến thầy thuốc nhi khoa. Nó có thể chỉ là một
triệu chứng đơn giản nhưng cũng có thể là triệu chứng của một bệnh nguy hiểm như viêm
màng não mũ hay là một bệnh lý phức tạp như mối loạn về chuyển hóa.
1.Nguyên nhân
1.1. Theo lứa tuổi
Nguyên nhân rất rộng và thường khác nhau tùy theo tuổi.
Những dị tật bẩm sinh và rối loạn về chuyển hóa thường xảy ra trong thời kỳ bú mẹ. Những
bệnh có tính hệ thống thường xảy ra trong thời kỳ niên thiếu . Thời kỳ thanh niên thường do
những rối loạn về ăn uống , thuốc hay thai nghén.
1.1.1.Thời kỳ bú mẹ
- Bệnh nội khoa:
+ Viêm dạ dày ruột cấp ( thường gặp do Rotavirut )
+ Nuốt máu mẹ hay mucus
+ Ăn nhiều
+ Trào ngược dạ dày thực quản
+ Rối loạn nhu động ở thực quản
+ Nhai lại thức ăn
+ Khóc quá nhiều, ăn thức ăn đặc sớm
+ Trẻ lo lắng, kích thích. Cần chú ý đến hành vi của trẻ và tình trạng bệnh lý
+ Dị ứng thức ăn
+ Rối loạn về chuyển hóa: Phenylketonuria, galactosemia..
+ Tăng sản thượng thận bẩm sinh
+ Nhiễm trùng như viêm tai giữa, nhiễm trùng đường tiểu, hệ thần kinh, và nhiễm trùng huyết
+ Bệnh celiac
+ Vàng da nhân
- Ngoại khoa
+ Teo, hẹp hay có dây chằng ở ống tiêu hóa ( Ruột và thực quản)
+ Nghẻn ruột do nguyên nhân khác: Ruột đôi, tụy vòng, tắt ruột phân su, vòng mạch máu, u
+ Hẹp phì đại môn vị
+ Thoát vị
+ Xoắn tinh hoàn
+ Phình thực quản vô hạch hay không có nhu động thực quản
+ Lồng ruột, xoắn ruột
+ Viêm ruột thừa
+ Nghẻn niệu đạo
1.2.Trẻ nhỏ ( xem thêm phần trẻ bú mẹ và thiếu niên)
21