Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Học thuyết tam quyền hay là "nhị quyền" phân lập
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
18 t¹p chÝ luËt häc sè 10/2009
PGS.TS. NguyÔn §¨ng Dung *
ọc thuyết phân quyền kể từ khi ra đời
cho đến khi được Montesquieu nâng
cấp lên thành học thuyết phân quyền trong
thời kì Khai sáng những năm đầu tiên của
Cách mạng tư sản Pháp đã trở thành xương
sống của việc tổ chức quyền lực nhà nước
khắp nơi trên thế giới. Phân quyền như là đòi
hỏi của dân chủ, là nội dung chính của hiến
pháp; ở đâu không phân quyền thì ở đó
không có hiến pháp. Trong những năm của
cơ chế tập trung, chúng ta không thừa nhận
sự áp dụng học thuyết phân quyền cho nên
việc triển khai nghiên cứu học thuyết cũng
như những thông tin về sự áp dụng của học
thuyết trong tổ chức cơ cấu của nhà nước tư
sản còn rất hạn chế.
Hiện nay, công cuộc đổi mới, mở cửa
và nhất là công cuộc xây dựng nhà nước
pháp quyền, những hạt nhân hợp lí trong
học thuyết phân quyền đã được chúng ta
nghiên cứu, chọn lọc để tiếp thu và vận
dụng đề ra quan điểm về xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Điều 2 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi
năm 2001 quy định:
“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực
nhà nước là thống nhất, có sự phân công
và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp”.
Sự thừa nhận cho dù chỉ là một trong
những hạt nhân nhỏ bé của học thuyết là cả
một bước chuyển rất lớn trong nhận thức
của chúng ta. Từ đó không ít người, kể cả
các chuyên gia luật học, chính trị học và cả
những chính khách trên các phương tiện
thông tin đại chúng đều có quan điểm cho
rằng lập pháp phải do Quốc hội đảm nhiệm
và hành pháp thì phải do Chính phủ đảm
nhiệm, theo đúng tinh thần quy định của
Hiến pháp. Thậm chí không ít người có ý
kiến cho rằng cần phải chuyển mọi hoạt
động có liên quan đến lập pháp, từ việc
soạn thảo cho đến việc thông qua dự thảo
luật cho Quốc hội, Chính phủ từ nay chỉ tập
trung vào công tác hành pháp, tức là điều
hành đất nước theo quy định của lập pháp
đã được Quốc hội thông qua.
Quan niệm này có phần hơi tả, từ thái
cực này sang thái cực khác. Thực tế phân
H
* Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội